Bảo hiểm nhân thọ fudenso có từ bao lâu

Chính sách tăng thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm của Prudential nhằm chia sẻ gánh nặng tài chính, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam [Prudential] vừa được Bộ Tài chính chấp thuận điều chỉnh thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm từ 60 ngày lên 120 ngày. Chương trình áp dụng cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực có ngày đến hạn đóng phí định kỳ kể từ ngày 30/8/2021 đến ngày 31/12/2021.

Cụ thể, đối với các tất cả sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ của các hợp đồng bảo hiểm có thời gian đến hạn đóng phí trong thời gian nêu trên sẽ được gia hạn đóng phí lên đến 120 ngày. Trong thời gian gia hạn 120 ngày, hợp đồng của khách hàng vẫn được duy trì hiệu lực và đảm bảo đầy đủ quyền lợi bảo hiểm. Nếu không may mắn xảy ra rủi ro, khách hàng vẫn được Prudential xem xét thẩm định giải quyết quyền lợi bảo hiểm trong thời gian này.

Prudential khuyến khích khách hàng sử dụng các giao dịch từ xa trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Ảnh: Prudential

Ông Phương Tiến Minh, Tổng giám đốc Prudential Việt Nam cho biết, Covid-19 khiến nhiều khách hàng gặp khó khăn, áp lực về tài chính. "Tiếp nối các chương trình hỗ trợ trực tiếp đến khách hàng không may dương tính với Covid-19 trong thời gian qua, chính sách gia hạn thời gian ân hạn đóng phí lần này là nỗ lực của Prudential nhằm chia sẻ khó khăn, giúp khách hàng an tâm về quyền lợi bảo hiểm của mình", ông Minh nói.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, Prudential khuyến khích khách hàng sử dụng các phương thức giao dịch từ xa nhằm hạn chế tiếp xúc, di chuyển, đảm bảo tuân thủ các quy định của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.

Thông tin về các phương thức giao dịch từ xa, xem chi tiết xem tại đây.

Phúc An

Người mua bảo hiểm thường chỉ quan tâm tới quyền lợi bảo hiểm, mà đôi khi không để ý tìm hiểu những điều khoản, điều kiện ràng buộc tới quyền lợi đó. Thực tế, những điều khoản này sẽ quyết định việc người mua có được nhận quyền lợi hay không khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

21 ngày cân nhắc - quyền "dùng thử" cho khách hàng mới

Thời gian cân nhắc của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là 21 ngày kể từ ngày khách hàng nhận được bộ hợp đồng. Đây có thể được xem là "quyền lợi dùng thử" bảo hiểm của khách hàng. 

Trong thời gian này, khách hàng có quyền cân nhắc, thay đổi, điều chỉnh một số thông tin hoặc thậm chí từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Nếu khách hàng đổi ý không tiếp tục tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại cho khách hàng tổng phí đã đóng, không có lãi sau khi trừ đi một số chi phí xét nghiệm, y khoa [nếu có]. Sang ngày thứ 22, yêu cầu hủy hợp đồng và nhận lại phí bảo hiểm sẽ không thực hiện được. 

Vì vậy, người mua hãy tận dụng khoảng thời gian cân nhắc để xem lại các thông tin mà mình đã cung cấp cho đơn vị bảo hiểm; tìm đọc quy tắc, điều khoản của hợp đồng, cũng như các tài liệu khác trong bộ hợp đồng. Nếu phát hiện ra sai sót hoặc có bất kì thắc mắc nào, người mua nên lập tức liên hệ với tư vấn viên hoặc công ty bảo hiểm để được hỗ trợ, giải đáp. 

Khách hàng chỉ nhận được quyền lợi sau "thời gian chờ"

Chị Mai Hoa [34 tuổi, Cần Thơ] bị cúm A kèm triệu chứng viêm phổi cấp và phải nhập viện 4 ngày. Chi phí điều trị lên tới gần 7 triệu đồng. Rời bệnh viện, chị sốt sắng liên hệ với công ty bảo hiểm để yêu cầu thanh toán chi phí nằm viện này, nhưng câu trả lời nhận được là quyền lợi nằm viện của chị đang trong thời gian chờ và công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường chi phí này. Bức xúc, chị gọi điện cho tư vấn viên và được người này giải thích, hướng dẫn xem lại bộ hợp đồng. Thời gian chờ của quyền lợi nằm viện theo hợp đồng là 30 ngày, tính ra chị mới tham gia bảo hiểm hơn 20 ngày.

Chị Hoa không phải là trường hợp hiếm gặp. Thực tế, rất nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm nhưng chưa hiểu hết, hoặc ngại đọc hợp đồng, chỉ khi có sự việc xảy ra mới tìm hiểu và vỡ lẽ. Việc giúp người mua hiểu rõ về hợp đồng bảo hiểm là trách nhiệm của người tư vấn và cả của công ty bảo hiểm, nhưng người mua cũng nên thấy một phần nghĩa vụ của mình trong đó.

Vậy thời gian chờ là gì và được hiểu như thế nào cho đúng?

Thời gian chờ là khoảng thời gian tính từ lúc hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực cho đến khi người được bảo hiểm được quyền nhận quyền lợi bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian chờ, quyền lợi bảo hiểm sẽ không được công ty bảo hiểm chi trả.

Không phải mọi sản phẩm bảo hiểm đều quy định thời gian chờ, chúng xuất hiện chủ yếu ở các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm thai sản. Thông thường, thời gian chờ của các quyền lợi này được quy định: nằm viện là 30 ngày, bệnh hiểm nghèo là 90 ngày, thai sản là 270 ngày. Riêng đối với bảo hiểm tai nạn, thời gian chờ không áp dụng.

Như vậy, người mua cần lưu ý rằng không phải mọi quyền lợi bảo hiểm đều có hiệu lực ngay tại thời điểm hợp đồng phát hành, nếu chúng bị ràng buộc về thời gian chờ.

Trên thực tế đã xảy ra không ít trường hợp khách hàng dù biết mình có bệnh sẵn, tham gia bảo hiểm là nhằm chủ đích lấy tiền bồi thường từ phía công ty bảo hiểm. Đây là vấn đề pháp luật nghiêm cấm. Vì thế, thời gian chờ là quy định mà Luật kinh doanh bảo hiểm và luật pháp cho phép nhằm đảm bảo tính công bằng, cũng như cân đối lợi ích của cả hai phía khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Sự công bằng này còn được hiểu là giữa cả các khách hàng với nhau.

Sản phẩm Pru-Hành trang vui khỏe có hệ thống bảo lãnh viện tại khắp 63 tỉnh/thành Việt Nam.

Đơn cử một sản phẩm chăm sóc sức khỏe khá phổ biến trên thị trường hiện nay là PRU-Hành Trang Vui Khỏe của Prudential. Sản phẩm cung cấp đa dạng quyền lợi chăm sóc sức khỏe cho người được bảo hiểm. Ở mỗi quyền lợi thì thời gian chờ cũng khác nhau, ví dụ: quyền lợi rủi ro biến chứng thai sản thời gian chờ là 270 ngày; chi trả chi phí điều trị bệnh ung thư thời gian chờ là 90 ngày….Có thể thấy, ngay trong một sản phẩm bảo hiểm thời gian chờ cho mỗi loại quyền lợi cũng khác nhau.

Giống như bất kì sản phẩm dịch vụ nào, người dùng sẽ chỉ an tâm sử dụng khi hiểu tính năng, lợi ích của sản phẩm đó. Vì thế, trước khi đặt bút kí tham gia bảo hiểm người mua nên tìm hiểu các quy định như loại trừ bảo hiểm, thời gian chờ…. cũng như tìm đọc kĩ hơn về sản phẩm bảo hiểm mình đã tham gia. Làm được điều này, bảo hiểm sẽ thực sự trở thành giải pháp tài chính mang đến sự an tâm lâu dài cho người tham gia bảo hiểm. 

[Nguồn: Prudential Việt Nam]

Đứng trước đại dịch Covid 19 đang bùng phát phức tạp, nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm có chung thắc mắc "Liệu khách hàng gặp rủi ro do Covid-19 có được bảo hiểm chi trả?"

Điều khoản loại trừ bảo hiểm không áp dụng trong đại dịch Covid-19

Chị Hồng Nhung [35 tuổi, Hà Nội] đi công tác và phải ở lại TP. Hồ Chí Minh vào đúng đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Tham gia bảo hiểm đã lâu, nên chị Nhung biết rằng luật Kinh doanh bảo hiểm có điều khoản cho phép loại trừ trách nhiệm của đơn vị bảo hiểm trong một số tình huống, sự kiện mang tính thảm họa như sóng thần, chiến tranh, dịch bệnh... Vì thế, chị gọi điện lên đường dây nóng của công ty bảo hiểm để có thông tin, và mong giải tỏa lo lắng của mình.    

Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2020, bởi những tác động nghiêm trọng của nó tới sức khỏe của con người trên phạm vi toàn cầu. Vì thế, giống như chị Hồng Nhung, nhiều khách hàng cũng đặt ra câu hỏi tương tự. Nếu không may bị mắc Covid -19, khách hàng có được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm hay không, trách nhiệm và phạm vi bảo hiểm có loại trừ dịch bệnh Covid-19.

Giải đáp thắc mắc này, một chuyên gia của Công ty Bảo hiểm Prudential cho biết việc chi trả quyền lợi bảo hiểm trong tình huống này hoàn toàn phụ thuộc vào sản phẩm bảo hiểm của mỗi công ty bảo hiểm. Vì thế để biết chi tiết, khách hàng cần tìm hiểu, đọc lại điều khoản loại trừ trong quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm mình tham gia.

Trong điều khoản của tất cả các sản phẩm bảo hiểm của Công ty Prudential Việt Nam đều không có quy định loại trừ rủi ro do mắc Covid-19, kể cả các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, các quyền lợi tử vong, hay chi phí chăm sóc y tế phát sinh khi khách hàng phải điều trị do mắc bệnh hoặc nhiễm virus nCoV sẽ được Prudential đảm bảo chi trả. Vị chuyên gia cho biết thêm.

Trên thực tế, kể từ thời điểm dịch bệnh khởi phát cho tới cuối tháng 7/2021, Prudential đã hỗ trợ và chi trả gần 10,2 tỷ đồng cho các trường hợp thuộc chương trình hỗ trợ y tế đặc biệt và chi trả quyền lợi bảo hiểm có liên quan đến Covid-19. 

Vì sao điều khoản loại trừ có mặt trong mọi sản phẩm bảo hiểm 

Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tài chính dự phòng cho các rủi ro về tính mạng, sức khỏe, tai nạn có thể bất ngờ xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra hiểu lầm là mọi loại rủi ro đều sẽ được công ty bảo hiểm chi trả. 

Trên thực tế, không phải mọi rủi ro đều được công ty bảo hiểm chi trả. Cụ thể, nếu rủi ro nằm trong điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thì sẽ không thuộc trách nhiệm chi trả của công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm sẽ không nhận được quyền lợi bồi thường cho các sự cố này.

Có thể thấy điều khoản loại trừ có mặt trong mọi sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng việc đưa điều khoản loại trừ vào hợp đồng bảo hiểm là hình thức gây bất lợi cho người mua bởi hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu cố định, người mua không có cơ hội đàm phán hay thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm trên những điều khoản sẵn có. 

Về vấn đề này, vị chuyên gia cho biết, khi các doanh nghiệp bảo hiểm muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường, thì luôn phải có sự chấp thuận, phê duyệt của Bộ Tài chính về mọi chi tiết của sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng không có cơ hội thảo luận trực tiếp với doanh nghiệp bảo hiểm về điều khoản, nội dung của hợp đồng, nhưng Bộ Tài chính là đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng thực hiện việc này. Do vậy, điều khoản loại trừ phải được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, cân đối giữa mức phí đóng và quyền lợi khách hàng được nhận. Nhờ đó, sản phẩm bảo hiểm có mức giá [phí bảo hiểm] không quá cao, hợp lý cho số đông và tạo cơ hội cho nhiều người có thể tham gia. Điều này tạo ra sự cân bằng lợi ích cho cả hai phía khách hàng và doanh nghiệp. 

Các điều khoản loại trừ rất đa dạng tùy vào đặc tính của mỗi sản phẩm bảo hiểm. Chúng được liệt kê rõ ràng thành một mục riêng trong mỗi sản phẩm bảo hiểm để người xem có thể dễ dàng tìm đọc.

Giống như việc mua bất kì sản phẩm, dịch vụ nào, người mua nên tìm hiểu kĩ công dụng, chức năng, cách sử dụng của sản phẩm đó trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm đó. Bảo hiểm nhân thọ không phải là sản phẩm, dịch vụ hữu hình để có thể nhìn, cầm nắm trực tiếp. Vì vậy, việc tìm hiểu kĩ các quyền lợi, nghĩa vụ trước khi giao kết hợp đồng, hay ngay cả khi đang sử dụng dịch vụ là điều rất cần thiết. Trong trường hợp có khúc mắc, khách hàng nên trực tiếp liên hệ với tư vấn viên hoặc công ty bảo hiểm để được giải đáp. 

Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về hợp đồng bảo hiểm cũng luôn là mục tiêu của các công ty bảo hiểm để giải pháp tài chính này trở nên gần gũi, dễ hiểu và thực sự trở thành "người bạn đồng hành" đáp ứng được kỳ vọng và mang đến sự an tâm lâu dài cho người tham gia bảo hiểm.

Nguồn: Prudential Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề