Pct trong công thức máu là gì

PCT [Plateletcrit] là chỉ số thể hiện khối tiểu cầu. Xét nghiệm PCT thường được thể hiện trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Chỉ số này cùng với chỉ số PLT [số lượng tiểu cầu], MPV [thể tích tế bào tiểu cầu], P-LCR [tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn] là căn cứ để chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến tiểu cầu, ung thư, nhiễm độc, nghiện rượu…

Xét nghiệm công thức máu là phương pháp giúp đánh giá số lượng, thành phần máu để xác định các vấn đề sức khoẻ và phát hiện các rối loạn mà cơ thể đang mắc phải. Cụ thể, xét nghiệm công thức máu là gì và ý nghĩa của phương pháp này sẽ được chúng tôi giải thích ngay sau đây.

1. Khái niệm xét nghiệm công thức máu toàn phần và mục đích xét nghiệm

Công thức máu là một phương pháp xét nghiệm mà các giá trị thu được có thể cung cấp thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân/ người xét nghiệm. Xét nghiệm công thức máu trở thành phương pháp xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất đối với huyết học và y khoa bởi công dụng và sự tiện lợi mà nó đem lại.

Công thức máu toàn phần là kết quả xét nghiệm thành phần máu các tế bào có trong máu gồm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu, số lượng và tính chất của các tế bào thành phần có trong máu này sẽ được thể hiện dưới giá trị đo lường riêng, giúp bác sĩ xác định những vấn đề liên quan đến huyết học của sức khoẻ bệnh nhân/ người xét nghiệm, xét nghiệm này có tên viết tắt là CBC.

Xét nghiệm công thức máu toàn phần giúp bác sĩ xác định được tình trạng của cơ thể liên quan đến huyết học

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn phần:

  • Xác định nguyên nhân của các triệu chứng mệt mỏi, sốt, bầm tím, giảm cân.

  • Chẩn đoán nếu người xét nghiệm bị đa hồng cầu.

  • Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hoặc thiếu máu.

  • Xác định lượng máu đã mất nếu bị mất máu.

  • Chẩn đoán các bệnh về máu.

  • Kiểm tra phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc hoặc điều trị bức xạ để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp khi mắc bệnh.

  • Kiểm tra những ảnh hưởng của hiện tượng máu chảy bất thường ảnh hưởng đến các tế bào máu và số lượng.

  • Kiểm tra số lượng các tế bào thành phần máu.

  • Kiểm tra tình trạng thể chất người xét nghiệm.

2. Những thông tin được cung cấp trong xét nghiệm công thức máu là gì

Đối với bạch cầu [WBC]

Kết quả xét nghiệm của thành phần bạch cầu là số lượng các loại bạch cầu bao gồm bạch cầu trung tính [NEU], bạch cầu lympho [LYM], bạch cầu đơn nhân [MONO], bạch cầu ái kiềm [BASO] và bạch cầu ái toan [EOS]. Số lượng của mỗi loại bạch cầu có thể phản ánh nhiều tình trạng, xác định nhiễm trùng và thử phản ứng dị ứng với thuốc, hoá chất của cơ thể.

Xét nghiệm công thức máu là loại xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y học

Hồng cầu [RBC]

Số lượng hồng cầu giúp phản ánh tình trạng cơ thể có bị thiếu máu hay không. Hồng cầu có rất nhiều vai trò như vận chuyển dưỡng chất đi khắp cơ thể hay hình thành các cục máu đông để cầm máu khi cơ thể bị thương tổn. Lượng hồng cầu thấp phản ánh nhiều mặt của cơ thể, xác định dựa vào số lượng cao hay thấp của hồng cầu.

Hematocrit [HCT, HPV] hay còn được gọi là dung tích hồng cầu, là giá trị phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu chiếm trong thể tích máu toàn phần dưới đơn vị phần trăm. HCT/ HPV giúp xác định tình trạng thiếu máu hoặc bị đa hồng cầu của người xét nghiệm.

Huyết sắc tố [Hgb] là xét nghiệm giúp xác định khả năng mang oxy đi khắp cơ thể của máu do hemoglobin đảm nhiệm, là một loại protein trong hồng cầu. Giá trị hgb là một trong ba chỉ số giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu.

Thể tích trung bình tế bào hồng cầu trong máu [MCV] là giá trị biểu hiện kích thước các tế bào hồng cầu, dựa vào kích thước hồng cầu có xác định tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin,...

Huyết sắc tố trung bình [MCH] là giá trị xét nghiệm cho thấy chỉ số trung bình lượng huyết sắc tố tìm thấy trong các tế bào hồng cầu.

Nồng độ huyết sắc tố trung bình [MCHC] là giá trị biểu hiện lượng huyết sắc tố trung bình trên mỗi tế bào hồng cầu tương ứng với kích thước tế bào dưới đơn vị phần trăm.

Thể tích trung bình tế bào hồng cầu, huyết sắc tố trung bình và nồng độ huyết sắc tố trung bình là ba chỉ số giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu và chẩn đoán bệnh lý liên quan.

Tiểu cầu [PLT]

Đối với tiểu cầu, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng tiểu cầu trong máu, thể tích trung bình của tiểu cầu [MPV], thể tích khối tiểu cầu [PCT] và dải phân bố kích thước tiểu cầu [PDW].

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu lúc bị thương, nếu số lượng tiểu cầu ít, có thể gây ra chảy máu không kiểm soát, nếu quá nhiều tiểu cầu có thể dễ hình thành cục máu đông hình thành trong mạch máu. Tiểu cầu cũng có liên quan đến xơ vữa động mạch.

3. Phạm vi bình thường của xét nghiệm công thức máu toàn phần

Các kết quả xét nghiệm có một phạm vi nằm ở mức bình thường được sử dụng để làm phạm vị tham chiếu, và các giá trị này có thể khác nhau giữa mọi người phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và loại máu. Các giá trị trong kết quả xét nghiệm có thể bị thay đổi trong quá trình mang thai.

Lứa tuổi, giới tính, loại máu có thể ảnh hưởng đến các giá trị xét nghiệm công thức máu toàn phần

Dưới đây là phạm vi nằm ở mức bình thường của các giá trị xét nghiệm:

Đối với bạch cầu

Số lượng bạch cầu [WBC] trong phạm vi bình thường của nam giới và phụ nữ không mang thai là 5.000 - 10.000 WBC/ mm3. Trong đó, số lượng bạch cầu trung tính chiếm 50 - 62%, tế bào lympho chiếm 25 - 40%, bạch cầu đơn nhân chiếm 3 - 7%, bạch cầu ái toan chiếm 0 - 3% và bạch cầu ái kiềm chiếm 0 - 1%.

Đối với hồng cầu

Số lượng hồng cầu ở nam giới nằm trong khoảng 4,5 - 5,5 triệu RBC/ mcL, ở nữ giới là 4.0 - 5.0 triệu RBC/ mcL, ở trẻ em là 3.8 - 6.0 triệu RBC/ mcL và trẻ sơ sinh là 4.1 - 6.1 triệu RBC/ mcL.

Giá trị Hematocrit [HCT] bình thường ở nam giới là 42 - 52%, nữ giới là 36 - 48%, trẻ em là 29 - 59% và trẻ sơ sinh là 24 - 64%.

Giá trị Hemoglobin [Hgb] bình thường ở nam giới là 14 - 17.4 g/dL, ở nữ giới là 12 - 16 g/dL, ở trẻ em là 9.5 - 20.5 g/dL và trẻ sơ sinh là 14.5 - 24.5 g/dL.

Đối với các chỉ số hồng cầu, thể tích trung bình [MCV] mức bình thường nằm trong khoảng 84 - 96 femtoliters [fL], giá trị huyết sắc tố trung bình [MCH] bình thường 28 - 34 pg/ mỗi tế bào, nồng độ huyết sắc tố trung bình [MCHC] bình thường là 32 - 36 g/dL và độ rộng phân bố tế bào hồng cầu [RDW] là 11.5 - 14.5%.

Đối với tiểu cầu

Trong phạm vi bình thường, số lượng tiểu cầu ở người lớn là 140.000 - 400.000 tiểu cầu/ mm3 và ở trẻ em: 150.000 - 450.000 tiểu cầu/ mm3.

Khối lượng tiểu cầu trung bình [MPV] ở người lớn là 7.4 - 10.4 mm3 hoặc 7.4 - 10.4 fL, đối với trẻ em là 7.4 - 10.4 mm3 hoặc 7.4 - 10.4 fL.

Những giá trị xét nghiệm công thức máu toàn phần có nhiều yếu tố ảnh hưởng

Câu hỏi xét nghiệm công thức máu là gì cũng như ý nghĩa của việc xét nghiệm đã được giải đáp ở các thông tin trên, độc giả hãy chú ý đến tình trạng sức khoẻ của mình và thường xuyên đi khám định kỳ cũng như xét nghiệm máu. Mọi thắc mắc của độc giả sẽ được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí khi gọi đến hotline 1900565656.

Bệnh nhân nghi ngờ có tình trạng nhiễm khuẩn, việc quyết định có sử dụng kháng sinh hay không có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu lạm dụng kháng sinh hay bỏ sót một bệnh lý nhiễm khuẩn đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu dùng không đúng dễ gây ra tình trạng đa kháng kháng sinh nguy hiểm. Vì vậy rất cần thiết chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn. Theo đánh giá tại hội nghị về Nhiễm khuẩn huyết tại Canada lần thứ 5 [tháng 10 năm 2000], người ta phân loại các marker sinh học được sử dụng trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, trong đó Procalcitonin [PCT] được đánh giá cao nhất, sau đó là các markerInterleukin 6 [IL-6], Endotoxin, C- Reactive Protein [CRP]... trên cả ba tiêu chuẩn về chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi nhiễm khuẩn. Nồng độ IL-6, CRP có thể tăng thoáng qua bởi nhiều kích thích khác hơn là nhiễm khuẩn, còn Endotoxin không cho biết mức độ nặng của quá trình viêm...trong khi PCT có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các marker khác. Đây là một marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết. Nó được sản sinh chuyên biệt bởi nhiễm trùng không do virus, không bị ảnh hưởng bởi nhiễm virus hoặc các đáp ứng tự miễn khác, nồng độ PCT trong máu độc lập với chức năng thận. Nồng độ PCT thấp có giá trị tiên lượng âm tính cao để loại trừ nhiễm khuẩn huyết và ngược lại, nồng độ PCT cao khẳng định chẩn đoán nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn nhất là khi có rối loạn chức năng các cơ quan, hậu quả của quá trình viêm toàn thân, suy đa tạng.

1. Nguồn gốc: Procalcitonin [PCT] là tiền chất của hormon calcitonin, được cấu tạo từ 116 acid amin. PCT thường được sản xuất bởi các tế bào C trong tuyến giáp và hiện diện trong máu với nồng độ thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sản xuất bởi các tế bào khác trong cơ thể như tế bào gan, phổi, monocyte... khi bị kích thích bởi một tổn thương nặng, đặc biệt trong nhiễm khuẩn toàn thân. Nội độc tố vi khuẩn, cytokin tiền viêm, IL-6 và TNF-α là những dẫn chất chính trong cơ chế tăng sinh PCT, nhưng nơi tổng hợp và giải phóng PCT chủ yếu vẫn là tại gan. Trong huyết tương, procalcitonin có thời gian bán hủy từ 19 đến 24 giờ.

So với các marker khác, PCT có tính đặc hiệu cao khi đáp ứng với nhiễm khuẩn toàn thân nặng. Trong nhiễm khuẩn, nồng độ PCT sẽ gia tăng sau khoảng 2 giờ, trong khi đó CRP bắt đầu tăng sau khoảng 6 giờ. Với ưu điểm về động học như vậy nên PCT thích hợp được sử dụng để hướng dẫn điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh. Khi tình trạng nhiễm khuẩn được hồi phục, PCT sẽ quay trở lại giá trị bình thường trong vài ngày. Hiện nay, procalcitonin được định lượng bằng phương pháp Miễn dịch điện hóa phát quang ECLIA [electrochemiluminescence immunoassay] trên các máy phân tích miễn dịch hoàn toàn tự động của Roche.

2. Chỉ định xét nghiệm

Procalcitonin [PCT] là một xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi tình trạng viêm do nhiễm khuẩn được chỉ định: - Chẩn đoán phân biệt viêm do nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn. - Theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn, phát hiện các nhiễm khuẩn ảnh hưởng hệ thống hoặc các biến chứng của nhiễm khuẩn, đặc biệt trong nhiễm khuẩn huyết. - Đánh giá tiên lượng và diễn biến của các bệnh viêm nặng như viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống và hội chứng suy đa tạng. - Chỉ dẫn, đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn.   Giá trị nồng độ PCT được khuyến cáo theo Hiệp hội nhiễm khuẩn Đức năm 2006 [xuất bản các hướng dẫn cho chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn] như sau: 1. Giá trị bình thường: PCT < 0,05 ng/ml 2. PCT < 0,10ng/ml: Không chỉ định dùng kháng sinh 3. PCT < 0,25ng/ml: Không khuyến cáo dùng kháng sinh, nếu trị liệu giảm xuống mức này thì tiếp tục dùng cho hiệu quả. 4. PCT > 0,25ng/ml: Khuyến cáo và cân nhắc sử dụng kháng sinh. 5. PCT > 0,50 ng/ml: Chỉ định kháng sinh là bắt buộc. 6. PCT 0,50 - 2,0 [ng/ml]: Nhiễm khuẩn do đáp ứng viêm hệ thống, nguyên nhân có thể là chấn thương, phẫu thuật sau chấn thương, sốc tim... 7. PCT 2,0 - 10 [ng/ml]: Đáp ứng viêm hệ thống nghiêm trọng [SIRS], nguyên nhân bởi nhiễm trùng hệ thống và nhiễm khuẩn huyết, chưa có suy đa tạng. 8. PCT > 10 ng/ml: Đáp ứng viêm hệ thống sâu do nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng hoặc sốc nhiễm khuẩn.

3. Cách lấy mẫu: Mẫu máu lấy bất kỳ: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA. Thời gian làm xét nghiệm mất 1 giờ. Trước khi làm bệnh nhân không cần chuẩn bị trước, không cần nhịn đói.



BS. Quách Xuân Hinh
Khoa Sinh hóa - Bệnh viện TƯQĐ 108

Video liên quan

Chủ Đề