Ngã ba đồng lộc nằm ở đâu

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.

Ngã ba Đồng Lộc [xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh] nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, giao điểm của Quốc lộ 15 và Quốc lộ 15B thuộc địa phận xã Đồng Lộc; là tượng đài về ý chí sắt đá và sự hi sinh cao cả của Lực lượng TNXP trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Từ cuối tháng 4/1965, quốc lộ 1A bị chia cắt hoàn toàn, hàng hóa vận tải bằng đường bộ chi viện cho chiến trường miền Nam đều phải đi qua Ngã ba Đồng Lộc. Từ đây, Ngã ba Đồng Lộc trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ.

Trong suốt 7 tháng “ném bom hạn chế” trong năm 1968, địch đã tập trung đánh phá vào Ngã ba Đồng Lộc với một khối lượng bom đạn rất lớn, song các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ làm nhiệm vụ chiến đấu ở đây vẫn kiên cường bám trụ trận địa, tổ chức đánh địch hiệu quả. Lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người, chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường. Nhờ hỏa lực mạnh của Trung đoàn pháo cao xạ 210 kết hợp với các cụm hỏa lực 12,7 ly của dân quân tự vệ trong khu vực đã tạo thành lưới lửa dày đặc trên vùng trời Ngã ba Đồng Lộc, đảm bảo an toàn cho việc thông xe, thông đường chi viện từ miền Bắc vào miền Nam.

Với tinh thần đảm bảo thông suốt cho con đường vận tải chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam, quân và dân Đồng Lộc đã đoàn kết một lòng chiến đấu, hy sinh…để từ đó làm thất bại hoàn toàn âm mưu cắt đứt con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam qua Đồng Lộc của đế quốc Mỹ. Nơi đây đã trở thành huyền thoại trong những năm chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh.

Trong những ngày đọ sức quyết liệt với bom đạn kẻ thù, tại Ngã ba Đồng Lộc đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, kiên cường. Trong đó điển hình là 10 cô gái thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55. Mười cô gái Đồng Lộc kiên cường, dũng cảm đó là: Võ Thị Tần [24 tuổi, Tiểu đội trưởng], Hồ Thị Cúc [24 tuổi, Tiểu đội phó], Nguyễn Thị Nhỏ [24 tuổi], Dương Thị Xuân [21 tuổi], Võ Thị Hợi [20 tuổi], Nguyễn Thị Xuân [20 tuổi], Hà Thị Xanh [19 tuổi], Trần Thị Hường [19 tuổi], Trần Thị Rạng [18 tuổi], Võ Thị Hà [17 tuổi],

Các chị đã anh dũng  hy sinh ở độ tuổi mười tám, đôi mươi, độ tuổi đẹp nhất của đời người, để hóa thân vào hồn thiêng sông núi, minh chứng cho khát vọng hòa bình, lòng quả cảm của tuổi trẻ Việt Nam. Các chị là những đóa hoa bất tử bên dòng sông La, hình bóng các chị đã hóa vào đất đá, tạo thành hoa lá dệt nên màu xanh hòa bình của dân tộc. Tên của các chị đã hóa thành tên chung: 10 Cô gái Ngã Ba Đồng Lộc, đại diện cho hàng trăm, hàng nghìn người từ mọi miền Tổ quốc đã hy sinh trên vùng đất này.

Các chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để dệt nên gấm vóc Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Những giọt máu trong trắng của các chị đã thấm sâu vào đất mẹ, góp phần dựng lên biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang, là những bông hoa đẹp nhất trong các loài hoa…Các chị mãi mãi là những Đóa hoa bất tử. 

 Sự hy sinh của 10 co gái TNXP đã viết lên khúc tráng ca bất tử của một thế hệ thanh niên sẳn sàng hiến dâng mình cho tổ quốc. Địa danh Ngã ba Đồng Lộc cũng gắn liền với tên tuổi của hàng loạt các anh hùng, liệt sỹ với những chiến công vang dội như: Nguyễn Xuân Lữ, Nguyễn Tri Ân, Nguyễn Tiến Tuẩn, Vương Đình Nhỏ, Uông Xuân Lý, La Thị Tám…

 Đến Ngã ba Đồng Lộc hôm nay, chúng ta không chỉ cảm nhận được sự thay da đổi thịt của một vùng đất được mệnh danh là “vùng đất chết”, mà còn được tham quan quần thể di tích với nhiều hạng mục công trình ý nghĩa, tiêu biểu như:Tượng đài Chiến thắng [1998]; Cột biểu tượng lưu niệm của ngành Giao thông vận tải [1992]; Nhà bia tưởng niệm thanh niên xung phong toàn quốc; Khu mộ 10 nữ Anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong hi sinh tại Ngã ba Đồng Lộc [1990]; Nhà truyền thống thanh niên xung phong toàn quốc; Phòng trưng bày truyền thống Ngã ba Đồng Lộc; Tháp chuông Đồng Lộc[2011] và Cụm tượng 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong; Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc; Vườn hoa và Đài tưởng niệm Nhân dân hy sinh tại chiến trường Đồng Lộc và nơi đặc biệt mà du khách ít để ý tới là Đồi La Thị Tám: Từ đỉnh núi Mòi, nằm ở phía trái của Ngã ba Đồng Lộc, giữa trọng điểm đánh phá của địch, với chiếc ống nhòm nhỏ, sau mỗi lần máy bay Mỹ ném bom, La Thị Tám lại như con thoi chạy lên đồi căng mắt theo dõi quả nào phát nổ, quả nào chưa nổ để chạy xuống ngã ba Đồng Lộc cắm cờ tiêu báo cho công binh xử lý. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, bàn chân bỏng rát và in thành vệt mòn qua những bãi bom nổ chậm, La Thị Tám đã đếm và cắm tiêu được 1.205 quả. Giờ đây quả đồi đó được đặt tên Đồi La Thị Tám - Nơi ghi dấu hành động anh hùng của “Người con gái Sông La”.

Ngày 9/12/2013, Khu di tích thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc được Nhà nước công nhận là Khu Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt trên hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại, trở thành cái nôi nuôi dưỡng lòng yêu nước và giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân ta, đặc biệt là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Tiến tới kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4/1975 - 30/4/2021], tiếp nối những trang sử chói lọi, khát vọng hùng cường của dân tộc, Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc đã khánh thành 3 cổng vào khu di tích được xây dựng bằng đã nguyên khối với tổng kinh phí đầu tư 15 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa. Việc đầu tư xây dựng 3 cổng bằng đá khối này góp phần bảo đảm giữ sự tôn nghiêm trong khu di tích lịch sử, hạn chế ô nhiễm khói bụi, đồng thời để đảm bảo an toàn giao thông và hiện nay, được sự tài trợ của 2 doanh nghiệp, khu di tích vừa đưa 11 xe điện vào hoạt động thí điểm để phục vụ nhu cầu của du khách khi đến tham quan.

Trong những ngày cuối tháng tư này, cả dân tộc cùng rộn rã trong niềm hân hoan, trong cảm xúc thiêng liêng và hào hùng của ngày vui đại thắng, cũng là thời khắc cúi đầu, nhớ ghi những công lao tưởng chừng không gì bù đắp được của các anh hùng đã hy sinh cho non sông, Tổ quốc. Và cũng như mọi năm, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức lao động ngành GTVT, Thanh tra Sở đã tổ chức lễ viếng trang nghiêm, thành kính trước vong linh các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc, những người không tiếc máu xương của mình để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Những nén hương thơm đã được thắp lên, những vòng hoa đã được kính dâng cùng lời tri ân sâu sắc đối với các anh hùng liệt sĩ như một lời nhắc nhở thế hệ tương lai hãy sống và làm việc cho xứng đáng với sự hi sinh cao cả của thế hệ cha, anh.

Sơn Hải

NDĐT - Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh. Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24.

Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc. Lúc cao điểm nơi này có tới 16.000 người, chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường.

Trưa 24-7-1968, Tiểu đội 4 TNXP [thuộc Đại đội 2, Tổng đội TNXP 55 của tỉnh Hà Tĩnh] gồm 10 cô gái được giao nhiệm vụ san lấp hố bom và sửa đường thông xe sau các đợt ném bom của máy bay địch. Khoảng 17 giờ cùng ngày, trận bom thứ 15 dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi trúng cửa hầm nơi các cô trú ẩn. Tất cả tiểu đội nữ TNXP hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Sau khi đất nước thống nhất, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chọn di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc để xây dựng Tượng đài chiến thắng. Công trình nằm dưới thung lũng trong Công viên Tuổi trẻ nơi trước đây chi chít những hố bom.

Tháp chuông Đồng Lộc được xây dựng trên đồi, với diện tích gần 7.000 m2, chiều cao 7 tầng, hình bát giác đều, kết hợp hình thức đài tháp và lầu vọng cảnh truyền thống, được cách tân ở phần thân tháp. Hiện vật này thể hiện sự tri ân của nhân dân, của thế hệ trẻ đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Cụm tượng 10 nữ TNXP được đặt ở vị trí gần trung tâm khu đất, trên triền núi Mũi Mác.

Hàng nghìn hiện vật chiến tranh được lưu giữ tại Bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc [huyện Can Lộc, Hà Tĩnh], mỗi hiện vật là một câu chuyện xúc động gắn liền với cuộc đời của các chị. Có những thứ được tìm thấy ngay tại hố bom nơi các chị nằm lại, cũng có một số kỷ vật được gia đình cất giữ nhiều năm trước khi giao lại cho bảo tàng.

Những quả bom còn sót lại ở chiến trường Đồng Lộc được gắn lại thành hình một chiếc máy bay lao từ trên bầu trời xuống. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm [tháng 3 đến tháng 10-1968], không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại. Dẫu vậy, hàng vạn chiến sĩ, bộ đội, công nhân giao thông, thanh niên xung phong và nhân dân vẫn bám trụ ngoan cường, đội mưa bom để đánh địch, nối đường, bảo đảm thông đường cho những chuyến xe chở hàng ra tiền tuyến.

Vào dịp kỷ niệm 47 năm chiến thắng và nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhiều khách từ mọi miền đất nước đổ về đây thăm viếng.

Đoàn các chiến sĩ Công an nhân dân thắp hương tại khu mộ 10 nữ anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong.

ĐĂNG ANH - MẠNH THẮNG

Video liên quan

Chủ Đề