Vì sao sữa mẹ có màu vàng

Sữa mẹ màu vàng tốt hay xấu là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm. Chế độ ăn uống hằng ngày có khiến sữa mẹ có màu vàng.

Trong một vài trường hợp khác, sữa mẹ có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, cam, nâu có đáng lo ngại hay không? Để biết đáp án chính xác về màu sắc sữa mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong sữa không, hãy cùng theo dõi chia sẻ đến từ Nutrihome trong bài viết sau.

Màu sắc sữa mẹ liên tục thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của trẻ. Sữa mẹ có màu vàng đậm, vàng đục, cam hoặc vàng nhạt vào cuối thai kỳ và những ngày đầu trẻ chào đời.

Bác sĩ xác định, sữa mẹ có màu vàng là hiện tượng hoàn toàn bình thường và thường gặp ở hầu hết mẹ sau sinh lần đầu cho trẻ bú. Loại sữa màu vàng được gọi là sữa non và có màu vàng khác sữa mẹ thường do chứa nhiều beta – carotene. Sữa non tuy ít nhưng đặc biệt giàu đạm, chứa nhiều kháng thể IgA, IgF, IgG,… giúp bảo vệ và kích thích trẻ phát triển toàn diện.

 

Sữa mẹ có màu vàng hay sữa non thường có trong tuần đầu sau sinh

Bên cạnh những màu sắc phổ biến như màu vàng sữa, vàng đậm, trắng sữa,… sữa mẹ có thể xuất hiện nhiều màu sắc khác. Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể gặp những trường hợp sữa mẹ có màu sắc dưới đây:

  • Màu hồng, cam, nâu hoặc rỉ sét: Sữa mẹ thường xuất hiện màu sắc này do bị lẫn với máu. Ở trường hợp này, bạn có thể đã bị tắc tia sữa hoặc nứt núm vú. Loại sữa này không gây hại đến sức khỏe của trẻ nên bạn vẫn có thể cho trẻ bú bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài từ 7 ngày, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị nếu cần.
  • Màu xanh lam: Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm màu xanh đậm như thảo mộc, rau xanh,… sữa có thể chuyển sang màu sắc này.
  • Màu trắng nước gạo: Trắng đục như nước vo gạo là màu sắc thường thấy khi chuyển thành sữa già. Sữa mẹ có màu sắc này sau khi sinh khoảng hơn một tuần.
  • Màu đen: Mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh minocycline có thể khiến sữa mẹ có màu đen. Lúc này, bạn nên tránh cho trẻ bú và lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh đúng liều trong thời gian cho con bú dựa trên chỉ định của bác sĩ.

Bài viết “Sữa mẹ có màu gì” đã cung cấp chi tiết các thông tin về màu sắc sữa mẹ, đồng thời nhấn mạnh màu sắc sữa mẹ chịu ảnh hưởng chính bởi chế độ ăn uống. Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến phương diện này trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Sữa mẹ loại nào cũng tốt, nhưng nghiên cứu chỉ ra loại sữa non màu vàng đậm là nguồn sữa đặc biệt giàu dinh dưỡng và có lợi cho trẻ sơ sinh nhất. Ngoài hàm lượng đạm cao gấp 10 sữa mẹ thông tường, trong sữa non còn chứa nhiều vitamin A, khoáng chất, các kháng thể và bạch cầu.

Sữa mẹ màu trắng tốt hay màu vàng tốt là vấn đề khiến nhiều mẹ sau sinh băn khoăn. Tuy nhiên, bác sĩ nhận định, chất lượng sữa mẹ tốt hay xấu phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, cơ thể mẹ có thể tự động điều chỉnh việc sản sinh sữa dựa theo nhu cầu của trẻ, đồng thời màu sắc của sữa mẹ cũng sẽ thay đổi theo giai đoạn cho trẻ bú. Bởi vậy, nhìn chung sữa mẹ màu vàng hoặc màu trắng đều có lợi cho quá trình tăng cường đề kháng, loại bỏ những vi khuẩn xấu tấn công cơ thể trẻ.

Độ sánh và màu sắc của sữa mẹ bị ảnh hưởng nhiều bởi thực phẩm trong thực đơn ăn uống hằng ngày của mẹ. Để sữa mẹ có màu vàng, mẹ có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm màu cam, hoặc màu vàng đậm. Một số thực phẩm có màu vàng mẹ sau sinh nên bổ sung gồm có bí đỏ, cà chua, cà rốt, nghệ, đu đủ chín, cam, quýt, bưởi, xoài,…

Sữa mẹ màu vàng hoặc màu trắng phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn, uống của mẹ

Để sữa mẹ đặc thơm, giàu dinh dưỡng, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống, nâng cao sức khỏe, giữ tinh thần thoải mái. Cụ thể, như sau:

Bên cạnh bổ sung đầy đủ và cân bằng thực phẩm trong nhóm chất quan trọng như đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin và chất khoáng, mẹ sau sinh cần chú ý uống đủ nước. Bổ sung dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo cho mẹ có nguồn sữa dồi dào, chất lượng, giúp sữa mẹ có màu vàng. Khi lựa chọn thực đơn hằng ngày, mẹ cần chú ý việc đa dạng các nhóm thực phẩm, nếu ít sữa có thể tăng cường các loại thực phẩm lợi sữa như ngũ cốc, trái cây,… để tăng dinh dưỡng cho sữa mẹ. Mẹ sau sinh có thể tham khảo thêm những thực phẩm có lợi trong bài viết “Ăn gì để nhiều sữa” hoặc “Ăn gì để sữa đặc mát, thơm”.

Bên cạnh đó, mẹ sau sinh cần tránh xa các chất kích thích, đồ uống chứa cồn, thực phẩm cay nóng, đồ dầu mỡ. Những thực phẩm này có thể gây mùi lạ cho sữa mẹ, đồng thời ảnh hưởng xấu để trẻ vì hệ tiêu hóa, gan của trẻ chưa đủ khả năng xử lý, tiêu hóa các loại thực phẩm này. Sử dụng các đồ uống chứa cồn, chất kích thích cũng có thể gây rối loạn hormone từ đó làm hạn chế việc sản sinh sữa mẹ của cơ thể.

Nói chung việc duy trì thói quen ăn uống khoa học đủ dinh dưỡng là cách thức hiệu quả nhất để cơ thể sản sinh sữa mẹ màu vàng giàu dinh dưỡng cho trẻ, vậy nên mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề này trước và sau khi sinh con.

Bổ sung lượng nước tối thiểu từ 2 lít mỗi ngày cũng là yếu tố mấu chốt đảm bảo cơ thể mẹ sản sinh nguồn sữa chất lượng và dồi dào. Nước là thành phần chủ yếu của sữa mẹ, do đó mẹ cần ghi nhớ bí quyết đơn giản này để cơ thể sản sinh sữa liên tục, tạo ra nguồn sữa mẹ màu vàng giàu dinh dưỡng..

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ mất một lượng lớn canxi và sắt. Vì vậy để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, mẹ nên tăng cường bổ sung thông qua các thực phẩm hằng ngày.

Ngoài phương pháp này, bạn có thể tìm hiểu các thực phẩm chức năng an toàn cho mẹ sau sinh và cho con bú. Các loại sản phẩm này có thể hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người mẹ đồng thời giúp tăng thêm dinh dưỡng và số lượng sữa mẹ để sữa mẹ có màu vàng.

Mẹ sau sinh thường xuyên mỏi mệt, không ngủ yên giấc do trẻ quấy khóc, phải chăm sóc và cho trẻ ăn đúng cữ. Để cải thiện vấn đề nghỉ ngơi và chất lượng giấc ngủ, mẹ nên áp dụng phương pháp ngủ ngắn và sâu giấc từ 2 – 3 tiếng. Phương pháp này giúp mẹ tránh được việc mỏi mệt, thiếu ngủ, đồng thời hỗ trợ cho sữa tiết ra bình thường.

Bác sĩ nhấn mạnh, phụ nữ sau sinh không nên nghĩ nhiều, tránh những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng và lo âu. Tinh thần không thoải mái có thể làm màu vàng sữa nhạt đi, mất sữa, gây mất ngủ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Mẹ nên duy trì trạng thái thư giãn và tăng cường bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ sản sinh theo nhu cầu của trẻ, vì vậy bạn nên tăng cữ bú, cho trẻ bú nhiều trong giai đoạn đầu đời. Phương pháp này cũng kích thích cơ thể mẹ sản sinh số lượng sữa nhiều và liên tục cho trẻ. Từ đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều sữa mẹ màu vàng giàu chất béo hơn. Ngoài ra, mẹ cần rèn cho trẻ bú đúng cữ để hình thành thói quen ăn ngủ khoa học ngay từ nhỏ.

Trên đây là những gợi ý từ bác sĩ của Nutrihome giúp mẹ hiểu rõ lý do sữa mẹ màu vàng. Để xác định được sữa mẹ có đủ dinh dưỡng cho trẻ hay không, Nutrihome khuyến khích mẹ sau sinh nên thực hiện xét nghiệm thành phần sữa mẹ, sau đó lắng nghe các tư vấn cùng chuyên gia đầu ngành tại Nutrihome. Bằng phương pháp xét nghiệm tiên tiến, các bác sĩ sẽ đưa ra phân tích chi tiết, đồng thời gợi ý các giải pháp và cách thực hiện chuẩn xác giúp cải thiện hiệu quả chất lượng sữa mẹ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sữa mẹ có mùi vị rất đặc trưng không giống bất cứ loại sữa công thức nào. Đôi khi một số phụ nữ nhận thấy vài dấu hiệu khác lạ liên quan đến mùi vị và màu sắc trong chính nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng cung cấp cho bé. Vậy sữa mẹ có vị gì, màu sắc ra sao và sữa mẹ như thế nào là tốt?

Nhìn chung, sữa mẹ được xem là bình thường khi có mùi thơm đặc trưng, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt. Đặc biệt, khi bé mới chào đời, nguồn sữa mẹ lúc này [sữa non] còn rất đặc và thơm, sau đó sẽ bắt đầu lỏng dần. Sữa mẹ không giống với sữa bò, sữa dê hay bất kỳ loại sữa công thức nào khác. Do đó, không thể so sánh và dựa trên các dạng sữa này mà đánh giá sữa mẹ có bất thường hay không.

Trên thực tế, sữa mẹ có vị gì sẽ rất khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người phụ nữ, cũng như chế độ ăn uống của họ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Loại thực phẩm mà mẹ tiêu thụ có thể ảnh hưởng rất lớn đến mùi vị của sữa. Đôi khi, sữa sẽ có vị quá mặn hoặc quá ngọt so với độ nhạt thường thấy. Nếu sữa mẹ đã vắt ra ngoài và lưu trữ trong môi trường, hương thơm và mùi vị của sữa cũng bị biến đổi, có thể tanh, nồng hoặc chua hơn lúc ban đầu.

Ngũ cốc và các loại trái cây là nguồn dinh dưỡng không chỉ giúp lợi sữa mà còn làm sữa thơm ngon hơn

Sự khác nhau trong thực đơn ăn uống của mỗi người phụ nữ sẽ dẫn tới vị sữa tiết ra cũng sẽ không hề giống nhau. Những loại thực phẩm sau đây sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới đặc tính nguyên bản của sữa mẹ, bao gồm:

  • Gia vị nồng như tiêu, ớt, tỏi: Gây ra mùi vị hôi nồng tương tự làm biến đổi vị sữa mẹ
  • Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn: Hàm lượng natri rất cao trong những loại thức ăn này khiến cho sữa có vị mặn
  • Chuối, ngũ cốc và các loại trái cây: Đây là nguồn dinh dưỡng không chỉ giúp lợi sữa mà còn làm sữa thơm ngon hơn

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì cơ địa cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ có vị khác nhau. Ví dụ như:

  • Enzyme tiêu hóa lipase: Nếu trong cơ thể mẹ chứa nhiều chất này sẽ khiến cho sữa sau khi vắt ra ngoài có vị tương tự như xà phòng
  • Lactose: Đây là một thành phần của đường carbohydrate, có nồng độ cao trong máu khi mẹ được bồi bổ đủ chất và làm cho sữa có vị ngọt.

Thông thường, sữa mẹ sẽ có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng. Thế nhưng, điều này không phải luôn luôn chuẩn xác vì sữa mẹ sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian, thời điểm trong ngày và những thực phẩm mà người mẹ ăn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, sữa mẹ sẽ chuyển biến nhanh chóng về cả thành phần lẫn màu sắc như sau:

  • Sữa non: Sữa ở cuối của thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Bởi vì trong sữa non có chứa rất nhiều beta-carotene, sữa mẹ màu vàng nhạt hoặc cam là phổ biến.
  • Sữa chuyển tiếp: Sữa trong giai đoạn tiếp theo của sữa non. Lúc này, sữa mẹ tăng lên về số lượng cũng như biến chuyển về màu sắc, từ vàng sang trắng.
  • Sữa trưởng thành: Khoảng hai tuần sau sinh là sữa mẹ đã trưởng thành. Lượng sữa đầu trong ngày thường có màu xanh nhạt, xanh non hoặc ngả sang trắng trong. Tuy nhiên trong những lần bú sau đó, sữa mẹ đậm dần và đổi thành màu trắng hoặc vàng đục [sữa cuối].

Như vậy có thể thấy, sữa mẹ màu gì là tốt sẽ còn phụ thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau. Sữa mẹ màu vàng, màu trắng hay xanh non nhạt cũng đều được xem là bình thường nếu khớp với từng thời điểm liệt kê ở trên.

Nếu các mẹ sẽ thấy sữa có màu khác lạ thì nên tìm hiểu nguyên nhân chứ không nên vội lo lắng

Bên cạnh yếu tố thời gian, màu sắc của sữa mẹ cũng bị tác động và ảnh hưởng rất lớn bởi một số loại thực phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc. Đôi khi, các mẹ sẽ thấy sữa có màu khác lạ song cũng không nên quá hoảng hốt. Có thể đối chiếu với chế độ dinh dưỡng gần đây của bản thân để xem màu sắc của sữa mẹ như thế nào là tốt, bình thường hay nguy hiểm. Cụ thể là:

  • Sữa mẹ màu xanh lá cây: Nếu phụ nữ ăn nhiều rau xanh đậm màu hoặc dùng một số loại thảo mộc thì việc sữa có màu xanh lá cây cũng là dễ hiểu, có thể cho bé bú bình thường.
  • Sữa mẹ màu hồng, cam và đỏ: Tương tự như trên, các loại thực phẩm có những màu này như củ dền, cà rốt, gấc hay nước ép trái cây, nước ngọt cũng làm biến đổi màu của sữa. Không cần ngưng cho bé bú trong trường hợp này.
  • Sữa mẹ có màu nâu, màu rỉ sét: Nhiều khả năng một chút máu đã lẫn vào trong sữa mẹ nhưng cũng không gây hại gì cho bé. Phần lớn sữa sẽ tự động trở lại màu sắc bình thường trong vòng vài ngày. Nhưng nếu tình trạng kéo dài hơn một tuần, phụ nữ có thể đến bệnh viện kiểm tra.
  • Sữa phân tách làm hai màu: Hiện tượng này xảy ra khi phụ nữ vắt sữa vào chai/túi và tích trữ sữa mẹ trong tủ lạnh. Đây không phải là dấu hiệu sữa đã bị hỏng nên mẹ có thể trộn đều hoặc lắc nhẹ bình sữa để tiếp tục cho bé sử dụng.
  • Sữa mẹ màu vàng: Ngoài màu vàng tự nhiên thì khi lưu trữ sữa trong tủ đông sữa cũng sẽ có màu vàng.
  • Sữa mẹ có màu đen: Chất kháng sinh Minocin [minocycline] được cho là có liên quan đến màu sắc này trong sữa mẹ.

Các chuyên gia trên thế giới đều không khuyến khích việc sử dụng kháng sinh trong thời gian cho con bú. Chính vì vậy, phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Xung quanh vấn đề sữa mẹ màu gì là tốt hay mùi vị ra sao, các bác sĩ dinh dưỡng cho rằng vị nhạt, mùi thơm mát và màu vàng hoặc trắng của sữa mẹ được xem là tiêu chuẩn. Tuy nhiên, sữa mẹ như thế nào là tốt còn tùy thuộc vào bữa ăn, thời điểm và cơ địa của mỗi người phụ nữ. Phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với thói quen sinh hoạt hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường tiết sữa cho bé. Dù sữa mẹ có vị gì và màu sắc ra sao thì vẫn là nguồn thức ăn tuyệt vời nhất trong những năm tháng đầu đời của bé. Do đó, nên cho bé bú mẹ hoàn toàn, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Nếu cần tìm hiểu chuyên sâu về cách chăm sóc, bảo vệ trẻ sơ sinh, cũng như hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn từ các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Hướng dẫn rã đông sữa mẹ đúng cách

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề