Vì sao ông quyết bán chui cổ phiếu

Ông Trịnh Văn Quyết không là "vùng cấm"!

[NLĐO] - Ông chủ của Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết trở thành bị can, bị bắt tạm giam diễn biến rất nhanh, dư luận bất ngờ. Qua đó cho thấy pháp luật không có vùng cấm, kể cả với các đại gia.

  • Ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố: Tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán

  • Vụ bắt Trịnh Văn Quyết: Bộ Tài chính cung cấp thông tin các cá nhân thuộc Tập đoàn FLC

  • Ông Trịnh Văn Quyết thao túng giá chứng khoán, bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC thế nào?

  • Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên tiếng về việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giam

Mấy ngày gần đây, có hai đại gia xộ khám làm nóng dư luận xã hội: Bà Phương Hằng - CEO của Công ty CP Đại Nam và ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC.

Bà Hằng trở thành bị can, bị bắt tạm giam có lẽ là chuyện tất yếu, không sớm thì muộn và sẽ còn kéo theo nhiều vấn đề nóng hổi nữa, như đang diễn ra và sẽ diễn ra.

Còn trường hợp ông chủ của Tập đoàn FLC trở thành bị can, bị bắt tạm giam diễn biến rất nhanh, làm dư luận bất ngờ, nhưng xét cho cùng đây là hậu quả tất yếu của một doanh nhân xem thường pháp luật.

HoSE vô can?

Vì sao ông Trịnh Văn Quyết dễ dàng bán chui cổ phiếu như vậy, đặc biệt việc bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC hôm 10-1? Chẳng lẽ HoSE không có trách nhiệm gì?

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn ông Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh một tháng để phục vụ điều tra. Chỉ là "tin đồn" nhưng thị trường chứng khoán lại một phen chao đảo dữ dội.

Trên thực tế, ngày 26-3, cơ quan công an đã có ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh một tháng để phục vụ điều tra đối với Trịnh Văn Quyết. Và ngày 29-3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an, ông Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan bị điều tra về hành vi "thao túng thị trường chứng khoán", "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10-1, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán.

Hành vi trên của ông Trịnh Văn Quyết đã đủ yếu tố cấu thành tội "thao túng thị trường chứng khoán" quy định tại điều 211 Bộ luật hình sự.

Phải nói rằng cơ quan điều tra thực hiện việc bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết rất nhanh, từ việc tạm hoãn xuất cảnh đến bắt tạm giam chỉ trong vài ngày. Nhanh hơn nhiều so với trường hợp của CEO Nguyễn Phương Hằng. Qua đó cho thấy pháp luật không có vùng cấm nào cả, kể cả với các đại gia, nếu vi phạm pháp luật.

Hành vi cấu thành tội "Thao túng thị trường chứng khoán" của ông Trịnh Văn Quyết xảy ra từ 10-1. Khi đó, sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được "đánh lên" với giá rất cao, ngày 10-1, ông chủ Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo quy định. Chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh với giá cao bất thường. Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.

Sau khi ông chủ Tập đoàn FLC "bán chui" cổ phiếu, thị trường chứng khoán chao đảo, nhà đầu tư liên tục bán tháo FLC và các cổ phiếu liên quan.

Giải quyết hậu quả này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM [HoSE] hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10-1 của ông Trịnh Văn Quyết và hoàn tiền lại cho nhiều nhà đầu tư đã mua. Đây cũng là biện pháp chưa có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Trịnh Văn Quyết vi phạm pháp luật trong hoạt động trên sàn chứng khoán.

Trước đó, vào tháng 11-2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường.

Cũng trong năm 2017, Công ty CP xây dựng FLC Faros [ROS] do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT cũng bị phạt với nguyên nhân đã bán chui hơn 13,69 triệu AMD [Công ty CP đầu tư và khoáng sản AMD Group], bị phạt 130 triệu đồng.

Rõ ràng ông Trịnh Văn Quyết đã coi thường pháp luật, làm ăn chụp giựt, thấy chuyện bán chui cổ phiếu quá dễ dàng lại bị phạt quá nhẹ nhàng nên liên tục tái phạm. Kiếm đồng tiền bất minh quá dễ dàng, ông Trịnh Văn Quyết lao theo con đường làm ăn phi pháp và phải trả giá.

Bài học kiếm tiền bất minh, chụp giựt của một đại gia như Trịnh Văn Quyết đang phải trả giá quá đắt. Một lần có thể tha thứ, hai lần cũng có thể bỏ qua nhưng lần thứ 3 thì khó quá.

"Của tin gọi một chút này…", sao ông Quyết không hiểu, không giữ, khi mà ông chủ FLC vẫn đang ôm ấp, chuẩn bị nhiều dự án làm ăn rất lớn khác!

Ông Trịnh Văn Quyết

Lưu Nhi Dũ

Tối 29/3, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã thực hiện khám xét trụ sở Tập đoàn FLC và nhà riêng của ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch HĐQT của FLC. Ông Quyết đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.

Trước đó Bộ Công an thông báo: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an [C01] tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong phiên ngày 11/1/2022, cổ phiếu FLC và các cổ phiếu cùng họ F khác đồng loạt nằm sàn, trắng bên mua sau khi có thông tin ông Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu. Ảnh: Báo LĐ

Hành vi trên của Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC đã đủ yếu tố cấu thành tội"Thao túng thị trường chứng khoán", quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Bước đầu, ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.

Trước đó, tháng 11/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới các giao dịch cổ phiếu đối với ông Trịnh Văn Quyết vì đã có hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bán 57 triệu cổ phiếu FLC trong khoảng thời gian từ 20-24/10/2017.

Theo thống kê giao dịch, ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu thị giá FLC giao dịch thời điểm đó ở mức 7.100-7.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy ông Trịnh Văn Quyết có thể đã thu về không dưới 400 tỷ đồng theo giá thị trường từ đợt bán cổ phiếu không thông báo trước này.

Đây cũng là giai đoạn cổ phiếu FLC có thanh khoản cao vượt trội so với bình quân, lên tới hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên, đỉnh điểm là phiên 23/10/2017 lên đến 48 triệu đơn vị. Cổ phiếu FLC sau đó cũng rơi nhanh về khoảng 5.700 đồng, tức giảm hơn 20% giá trị so với lúc bán.

Điều đáng nói là số tiền mà ông Trịnh Văn Quyết bị xử phạt vì hành vi bán 57 triệu cổ phiếukhông báo cáo chỉ là 65 triệu đồng.

Cùng ngày 11/10/2017, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros [ROS - thời điểm đó do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT] số tiền 130 triệu đồng vì hành vi dự kiến bán hơn 13,6 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản AMD Group [AMD] từ ngày 20 - 24/10 nhưng không báo cáo.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng con số bị xử phạt là quá nhỏ so với lợi nhuận thu được nên không đủ tính răn đe. Muốn làm lành mạnh thị trường chứng khoán thì cần phải xử lý nghiêm minh các vi thao túng thị trường chứng khoán.

Bán "chui" cổ phiếu FLC, ông Trịnh Văn Quyết đã bị SSC xử phạt 2 lần.

Sự việc tương tự xảy ra gần đây nên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước [SSC] cũng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyếtdo bán cổ phiếu FLC không báo cáo. Mức phạt 1,5 tỷ đồng là cao nhất theo Nghị định 128 về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán có hiệu lực đầu năm 2022.

Theo Nghị định này, người nội bộ hoặc cổ đông lớn không báo cáo về giao dịch dự kiến có thể chịu 8 mức phạt, thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 3-5% giá trị giao dịch thực tế nếu giao dịch đó hơn 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguyên tắc phạt tiền là tối đa không quá 1,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đối với ông Quyết là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.

Cụ thể, trong thời điểm này ông Quyết bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào chiều 10/1/2022 nhưng không công bố thông tin trước đó. Tối ngày 10/1, SSC cho biết mới nhận được báo cáo nên ra quyết định phong toả tài khoản của người đứng đầu FLC từ hôm sau. Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM [HoSE] ngày 11/1 ra thông báo huỷ bỏ giao dịch này và đến 12/1, nhiều nhà đầu tư được hoàn lại tiền đã mua.

Sau khi sự việc xảy ra, các phiêu giao dịch tiếp theo nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết như ROS, AMD, KLF, HAI. Các mã này đã có chuỗi giảm sâu 7 phiên liên tiếp và thường xuyên rơi vào tình trạng trắng bên mua. Khối lượng đặt bán giá sàn luôn dao động từ 15-85 triệu cổ phiếu mỗi phiên nhưng khớp lệnh đều chưa đến 1 triệu cổ phiếu.

Suốt những ngày qua, khi có những thông tin liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết, nhóm cổ phiếu liên quan tới tập đoàn FLC là tâm điểm chú ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần này, ngày 28/3, nhóm cổ phiếu FLC từ đầu phiên cho tới cuối phiên đều giữ nguyên trạng thái "trắng bên mua", khối lượng dư bán giá sàn của nhóm này đến cuối phiên xấp xỉ 140 triệu cổ phiếu.

Trong đó, dư bán sàn của FLC và ROS ghi nhận gần 60 triệu đơn vị. Ngày 29/3, nhóm cổ phiếu này bao gồm FLC, ROS, HAI, AMD tiếp tục trạng thái "trắng bên mua", chỉ riêng KLF là cổ phiếu liên quan tới FLC thoát được giá sàn.


  • Ông Trịnh Văn Quyết đối diện khung hình phạt bao nhiêu năm tù?

    29/03/2022 18:57

  • Tội thao túng thị trường chứng khoán có gì đặc biệt?

    29/03/2022 09:58

  • Tiêu chuẩn xe của Phó Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    29/03/2022 10:41

Chia sẻ

Từ khóa:

  • điều tra Bộ Công an
  • tập đoàn flc
  • Cơ quan Cảnh sát
  • Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
  • bán chui cổ phiếu
  • ủy ban chứng khoán nhà nước
  • quyết định xử phạt hành chính
  • giao dịch cổ phiếu

Video liên quan

Chủ Đề