Đóng bảo hiểm trong bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản

Chế độ thai sản là một trong những chế độ có ý nghĩa rất lớn đối với lao động nữ, chính vì thế xoay quanh vấn đề này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và cần lời giải đáp bằng những căn cứ quy định của pháp luật hiện hành.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề: Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản có được không?

Căn cứ quy định tại Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, lao động nữ mang thai cũng sẽ được tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên.

Để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sinh con phải đảm bảo điều kiện tại Điều 31 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

“ 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

[…] b] Lao động nữ sinh con;

[…] 2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Vì thế, thông thường, lao động nữ mang bầu chỉ cần tham gia Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh, thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Do đó, có thai rồi bạn vẫn có thể tham gia bảo hiểm nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu trên bạn hoàn toàn có được hưởng chế độ thai sản.

Đóng bảo hiểm 6 tháng có được hưởng thai sản không?

Chế độ thai sản là chế độ mà người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi sinh con, nhận con nuôi, mang thai hộ… sẽ được hưởng, đây là một trong những quy định thể hiện tính nhân văn của pháp luật.

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

– Là lao động nữ mang thai.

– Là lao động nữ sinh con.

– Là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

– Là người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

– Là lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

– Là lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Bên cạnh đó, điều kiện được hưởng chế độ thai sản bao gồm:

– Phải là người đã tham gia Bảo hiểm xã hội.

– Phải đóng bảo hiểm xã hội đủ số thời gian theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

+ Đối với trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì điều kiện được hưởng là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

+ Đối với trường hợp sinh con mà đã đóng đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì điều kiện được hưởng chế độ thai sản là phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

+ Khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc kể cả trường hợp thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Thời gian đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 – Điều 31 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con, cụ thể:

– Phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội là tiền lưng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề nghiệp [nếu có].

Do đó, Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Thì câu trả lời là: đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Về thời hạn giải quyết quy định tại Điều 102 – Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khảo 2 – Điều 14 – Thông tư số 59/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cụ thể:

– Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp cơ quan bảo hiểm không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng làm rõ một số câu hỏi liên quan đến chế độ thai sản hiện nay.

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi đặc biệt quan trọng dành cho lao động nữ khi tham gia BHXH và gần đây chế độ này đã mở rộng cho lao động nam có vợ.

Nhiều bạn thắc mắc rằng:

  • Nếu mới đi làm, mới đóng BHXH mà mang thai thì có được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con không?
  • Đóng BHXH không liên tục thì có được hưởng chế độ thai sản không?
  • Đã sinh con lâu rồi giờ mới làm hồ sơ xin lãnh trợ cấp thai sản thì có được không?
  • Tự sinh con tại nhà thì có được hưởng trợ cấp thai sản?

Mời các bạn xem bài viết sau đây để biết câu trả lời.

1. Đóng BHXH bao lâu mới được lãnh trợ cấp thai sản?

Theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH hiện hành, để được lãnh trợ cấp thai sản, bạn phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Quy định về cách tính thời gian “12 tháng trước khi sinh” được nêu tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015, cụ thể như sau:

Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a] Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b] Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ: bạn được bác sĩ dự sinh trong tháng 01/2022 thì:

+ Nếu thời điểm sinh con thực tế là trước ngày 15/01/2022 thì “12 tháng trước sinh” được tính là từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021;

+ Nếu thời điểm sinh con thực tế là sau ngày 15/01/2022 thì “12 tháng trước sinh” được tính là từ tháng 02/2021 đến tháng 01/2022.

Theo đó, để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian “12 tháng trước sinh” này.

Ngoài ra, nếu trước đây bạn đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà bây giờ nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ / cơ sở y tế có thẩm quyền, nếu muốn xin lãnh trợ cấp thải sản thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, bạn phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên.

2. Đóng BHXH không liên tục thì có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Trong thời gian dịch Covid-19, rất nhiều trường hợp người lao động bị thất nghiệp, bị ngắt quãng thời gian đóng BHXH, vậy nếu khi đi làm trở lại mà mang thai sinh con thì có được lãnh trợ cấp thai sản hay không?

Câu trả lời là: Hiện nay Luật bảo hiểm xã hội không có quy định yêu cầu người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục mới được hưởng chế độ thai sản, mà có thể đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng. Như đã nêu ở Mục 1, trong các trường hợp thông thường, nếu bạn tham gia BHXH đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

3. Sinh con đã lâu giờ mới làm hồ sơ xin lãnh trợ cấp thai sản có được không?

Theo quy định, trong thời gian 45 ngày kể từ ngày đi làm trở lại, bạn có trách nhiệm nộp hồ sơ xin lãnh trợ cấp thai sản cho Công ty. Sau đó, Công ty phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ bạn.

Nếu thôi việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan BHXH để được xét hưởng chế độ thai sản.

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản [Luật Bảo hiểm xã hội 2014]

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, nếu quá thời gian nêu trên mà bạn mới làm hồ sơ xin lãnh thì phải làm văn bản giải trình với cơ quan BHXH để xem xét trường hợp của bạn. Trường hợp này được quy định tại Khoản 1 Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:

Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định

1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.

4. Sinh con tại nhà có được lãnh trợ cấp thai sản?

Hiện nay không có quy định sinh con tại nhà hay ở bệnh viện là điều kiện để được lãnh trợ cấp thai sản, mà chỉ cần bạn đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh là được.

Nếu bạn muốn biết chi tiết về thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục, mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thai sản thì bạn có thể xem lại video Công ty Luật đã đăng tải trước đó tại đây:

Nếu trong quá trình làm hồ sơ gặp vướng mắc, bạn có thể gọi số tổng đài 1900 90 68 của BHXH Việt Nam hoặc liên hệ cơ quan BHXH nơi bạn đóng BHXH để được hướng dẫn chi tiết.

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CÔNG TY LUẬT CIS

109 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
028 38257196 – 0938 548 101
Email: 

Video liên quan

Chủ Đề