Vì sao phải quy định mức lương theo vùng

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều ý kiến cho rằng việc không còn quy định này khiến người lao động và công đoàn có thể gặp khó khăn, trong các kỳ thương lượng với doanh nghiệp để điều chỉnh tăng lương hằng năm.

Áp lực dồn lên công đoàn

Ông Lưu Kim Hồng - chủ tịch công đoàn một công ty tại Khu Công nghệ cao, TP Thủ Đức - cho biết thực tế thì tất cả công nhân công ty đều là lao động đã qua đào tạo và nhiều năm nay việc điều chỉnh lương cho công nhân công ty đều bám sát mức tăng 7% so với lương tối thiểu vùng.

Điển hình với mức lương tối thiểu vùng được quy định cho giai đoạn 2019-2021 là 4,42 triệu đồng đối với vùng I, hiện tại lương tối thiểu của công nhân tại công ty là 4,73 triệu đồng. Nghĩa là doanh nghiệp "trả sát rạt" mức chênh 7% cho công nhân qua đào tạo so với mức lương tối thiểu vùng hiện hành.

"Với nghị định mới, công đoàn chỉ có thể yêu cầu phần tăng lương cho các vị trí công việc khác trong thang bảng lương theo chức danh và theo công việc. Còn đa số công nhân đã qua học nghề, đào tạo sẽ rất khó để có mức tăng xác đáng.

Không phải chúng tôi không dám đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nhưng với quy định mới, chúng tôi ở thế yếu khi thương lượng với doanh nghiệp vì không có cơ sở để thương lượng khi không có hành lang pháp lý", ông Hồng nêu vấn đề.

Đây cũng là câu chuyện chung của rất nhiều doanh nghiệp sản xuất đang có hàng ngàn lao động mà trước nay, mức lương của họ thường được doanh nghiệp áp dụng quy định mức cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Ông Trần Thanh An - chủ tịch công đoàn một công ty với khoảng 10.000 lao động tại Củ Chi [TP.HCM] - cho biết gần như 100% công nhân công ty nằm trong nhóm lao động đã qua đào tạo nghề áp dụng quy định này.

"Nếu không có quy định này thì áp lực sẽ dồn lên công đoàn trong việc thương lượng mức lương mới cho công nhân.

Hiện nay mức lương thấp nhất của công nhân công ty là 4,73 triệu đồng", ông An nêu. Theo ông, sắp tới Bộ Lao động - thương binh và xã hội cần lắng nghe ý kiến này từ công đoàn cơ sở, người lao động để biết họ đang cần điều gì và gặp khó khăn gì.

Ông L.P.Đ., chủ tịch công đoàn một công ty có vốn nước ngoài thuộc Khu chế xuất Tân Thuận [quận 7], thẳng thắn nhìn nhận công đoàn chưa thực sự giữ được vị trí độc lập để có thể thương lượng lương với chủ doanh nghiệp khi hầu như vẫn đang được trả lương từ chính doanh nghiệp.

"14 năm nay, quy định nhà nước như thế nào công ty thực hiện đúng như vậy. Hầu như 100% công nhân khi vào làm đều qua đào tạo và áp quy định mức lương cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng, nên giờ không còn quy định cứng cũng sẽ khó khăn cho công đoàn", ông cho biết.

Tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp lao động

Ông Phạm Anh Thắng - phó chánh văn phòng Bộ Lao động - thương binh và xã hội, trưởng đại diện Bộ Lao động - thương binh và xã hội tại TP.HCM - cho biết nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương và Bộ luật lao động năm 2019 không còn nội dung "Chính phủ ban hành các nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương", mà sắp tới doanh nghiệp và người lao động sẽ thương lượng, quyết định dựa vào năng suất và kết quả lao động.

Việc không còn quy định "khoản 7%" chính là tạo cơ chế để các bên thỏa thuận mức lương theo thị trường. Đồng thời ông cho biết hiện nay Bộ Lao động - thương binh và xã hội đang xem xét, rà soát để sớm có văn bản chính thức hướng dẫn triển khai thực hiện nghị định này, ông Thắng thông tin thêm.

Ông Mai Đức Chính - nguyên phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết nghị định 38 không còn quy định lương tối thiểu cho lao động qua đào tạo nhưng có hướng mở với khoản 3, điều 5, trong đó yêu cầu người sử dụng lao động không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng...

Đồng thời tiếp tục thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại nghị định 38.

"Việc điều chỉnh mức lương của công nhân qua đào tạo cao hơn 7% cũng có thể coi là một nội dung có lợi hơn mà doanh nghiệp phải giữ nguyên hoặc cải thiện tốt hơn", ông Mai Đức Chính lý giải.

Theo ông Chính, tới đây Bộ Lao động - thương binh và xã hội và Tổng liên đoàn Lao động cần phải hướng dẫn thực hiện khoản 3, điều 5 một cách chặt chẽ, cụ thể để tránh nguy cơ người lao động hiểu sai rằng quy định không còn thì sẽ thiệt thòi cho họ.

Thậm chí việc hiểu sai này có thể dẫn đến nguy cơ đình công. Đồng thời ông cho rằng nghị định mới hướng tới việc doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương với sự tham gia thương lượng của công đoàn và phải được sự đồng thuận của người lao động cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về năng lực của tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

"Thực tế có đến 70-80% cán bộ công đoàn là cán bộ nhân sự, giám đốc nhân sự, phó giám đốc hành chính do doanh nghiệp trả lương, nên việc đứng ra thương lượng để bảo vệ quyền lợi cho công nhân cũng rất hạn chế.

Việc nâng cao năng lực của cán bộ công đoàn, tổ chức công đoàn để tham gia vào việc xây dựng thỏa ước lao động tập thể, thương lượng về lương với chủ doanh nghiệp... sẽ cần phải có thêm nhiều biện pháp, mô hình trong thời gian tới", ông Chính nêu.

Lương của lao động qua đào tạo cao hơn ít nhất 7%

Hôm 17-6, Bộ LĐ-TB&XH và Tổng liên đoàn Lao động VN đã có công văn chỉ đạo về việc thực hiện nghị định 38 về lương tối thiểu, trong đó có nêu rõ trách nhiệm thi hành khoản 3 điều 5 của chủ sử dụng lao động.

Cụ thể doanh nghiệp phải rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Đồng thời, đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó các nội dung thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề cao ít nhất 7% so với tiền lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7

VŨ THỦY

Ông Bùi Sỹ Lợi: Nghị định tăng lương tối thiểu vùng thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ

Đây là quan điểm của ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội khi chia sẻ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022.

Xin ông chia sẻ về ý nghĩa nhân văn của việc tăng lương lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7/2022. Ông nhận định như thế nào về nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa DN và người lao động?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Có thể nói, trong 2 năm vừa qua, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới đời sống, các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh kế người dân. Nhiều thời điểm người lao động phải nghỉ việc, giãn việc, thu nhập bị giảm sút. Vì vậy, họ rất mong mỏi được sớm tăng lương tối thiểu.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 2 năm nay Chính phủ chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nên các DN tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, không điều chỉnh tiền lương cho người lao động. Chính vì vậy, thời điểm tăng lương này vừa để hỗ trợ giúp cho người lao động vượt qua khó khăn, đồng thời cũng chính là động lực để tăng năng suất lao động, giúp cho DN phục hồi nhanh, phát triển mạnh sau đại dịch COVID-19.

Tôi cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vào thời điểm này thay vì 1/1/2023 thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Chính phủ. Cốt lõi của việc tăng lương là tạo thu nhập cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất một cách bền vững, vì vậy mà việc tăng lương cũng làm tăng niềm tin, tạo cơ hội cho người lao động gắn bó với DN.

Chính phủ, mà cụ thể là Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc thuyết phục các bên đại diện DN và đại diện người lao động đồng tình, thống nhất mức tăng 6%. Tôi đã khá bất ngờ khi Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất được mức và thời gian thực hiện việc điều chỉnh lương ngay trong phiên đàm phán lần thứ hai. Đây là điều rất đáng vui mừng, qua đó thể hiện các bên đều rất quan tâm đến người lao động và thể hiện tinh thần quyết tâm khôi phục cũng như phát triển thị trường lao động của Chính phủ, DN và người lao động.

Có thể khẳng định, mức tăng lương tối thiểu vùng 6% tương đối phù hợp với khả năng đầu tư của từng loại hình DN, vừa để bù trượt giá, vừa để bảo đảm mức sống cơ bản cho người lao động. Quan trọng hơn là thu hút người lao động trở lại các DN, nhà máy sản xuất để tiếp tục làm việc sau thời gian phải trở về quê tránh dịch.

'Lợi ích kép' khi điều chính lương tối thiểu

Việc điều chỉnh lương tối thiểu sẽ tác động đến DN ra sao và những chính sách hỗ trợ DN, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vừa qua của Chính phủ đã có tác động tích cực như thế nào, thưa ông?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Việc điều chỉnh lương tối thiểu chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến DN. Khi tiền lương tăng thêm, giá thành sản phẩm tăng, chi phí sản xuất sẽ tăng theo. Vì vậy, nếu điều chỉnh lương tối thiểu không hợp lý, sẽ tác động xấu đến DN cũng như nền kinh tế. Vì vậy, mức tăng 6% và giãn thời gian tăng thành 18 tháng, thay vì 12 tháng như trước, thể hiện sự điều tiết hài hòa của Chính phủ trong việc vừa hỗ trợ người lao động vừa tạo cơ hội cho DN chuẩn bị, có kế hoạch trong sản xuất kinh doanh.

Theo quan điểm của tôi, các DN muốn giữ chân người lao động, vấn đề quan trọng nhất là thu nhập và tiền lương. Vì vậy, điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng lên hợp lý là có "lợi ích kép", có lợi cho người lao động và cũng có lợi cho DN trong việc tạo động lực cho người lao động tăng năng suất, gắn bó với DN. Có thể DN sẽ phải giảm lợi nhuận, nhưng bù lại họ giải quyết được hài hòa mối quan hệ lao động trong DN, về lâu dài sẽ có lợi cho quá trình sản xuất, hạn chế tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiết hụt lao động.

Vừa qua, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ DN ổn định sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19 như: Chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí hỗ trợ DN theo Nghị quyết 11, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giái trị gia tăng cho DN khó khăn theo Nghị quyết 116/NQ-CP; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp… Những chính sách này thể hiện sự chia sẻ, động viên, hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh của Chính phủ. Nhờ vậy, đã tạo động lực cho DN đồng thuận với mức tăng lương tối thiểu, san sẻ bớt khó khăn với người lao động.

Theo Nghị định, lần đầu tiên Việt Nam áp dụng tiền lương tối thiểu theo giờ, tuy nhiên nhiều ý kiến còn băn khoăn rằng mức lương này đang thấp so mặt bằng giá cả. Ông nhận định như thế nào về ý kiến này, thưa ông?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Thực chất, tiền lương tối thiểu giờ không phải là đề xuất mới, mà nó là quy định có sẵn trong Bộ luật Lao động, nhưng vì nhiều lý do mà bây giờ mới được áp dụng.

Lương tối thiểu theo giờ áp dụng là để bảo vệ quyền lợi cho mọi lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trong khu vực phi chính thức, không có quan hệ lao động, dễ bị người sử dụng lao động hoặc chủ hộ gia đình trả lương thấp.

Về những ý kiến còn băn khoăn rằng mức lương tối thiểu theo giờ chưa hợp lý, thấp so với mặt bằng giá cả, tôi cho rằng cách tính lương tối thiểu sẽ được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Tức là mức lương tối thiểu giờ sẽ được tính bằng cách lấy lương tối thiểu tháng chia cho số ngày làm việc/tháng và số giờ làm việc/ngày để ra kết quả.

Vì vậy, không thể nói mức lương tối thiểu giờ là hợp lý hay không hợp lý, cao hay thấp, vì đây là mức lương thấp nhất mà Nhà nước quy định để người sử dụng lao động trả cho người lao động, không được thấp hơn quy định này.

Mức lương tối thiểu giờ là theo quy định, còn các DN sẽ tính toán để có mức lương phù hợp, xứng đáng với công sức của người lao động. DN cũng tự nhận thức được rằng nâng mức lương theo giờ lên cao hơn sẽ khuyến khích được người lao động, từ đó giữ chân được lao động cũ, thu hút được lao động mới. Đây cũng chính là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Cúc


Video liên quan

Chủ Đề