Vì sao huyết áp lúc tăng lúc giảm

Nếu bạn bị huyết áp cao hay huyết áp thấp thì sẽ dễ dàng để có phương pháp điều trị. Nhưng khi có huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp sẽ rất khó khăn để kiểm soát, không biết dùng loại thuốc nào cho đúng, từ đó sẽ dễ dẫn đến những biến chứng tiêu cực nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy tình trạng huyết áp không ổn định cần phải kiểm soát như nào. Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Tham khảo bài viết chỉ số như nào được gọi là cao huyết áp

Huyết áp không ổn định là như thế nào?

Theo các nhà chuyên môn, huyết áp là áp lực đo được của dòng máu lên thành mạch, ảnh hưởng đến tốc độ truyền máu cũng như hoạt động của cơ thể.

Huyết áp được cho là cao khi chỉ số đo được cao trên 140/90mmHg, trong khi đó chỉ số huyết áp thấp là dưới 90/60mmHg.

Huyết áp của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lực co bóp của tim, thể tích máu trong động mạch và sức bền, độ dẻo dai của mạch máu… Khi có các thay đổi từ các yếu tố trên sẽ khiến cho huyết áp thay đổi.

Sản phẩmGiáLink
1Máy đo huyết áp bắp tay Boso Family 41.399.000₫
2Máy đo huyết áp cao cấp Wellmed FDBP-A4799.000₫
3Máy đo huyết áp cổ tay Boso Medistar +860.000₫

Chỉ số huyết áp không ổn định là biểu hiện của bệnh lý về huyết áp

Huyết áp không ổn định là tình trạng huyết áp khi lên cao, lúc xuống thấp mà không có quy luật gì cả.

Huyết áp không ổn định khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, suy nhược vì xảy ra bất ngờ và không hề có quy luật nào.

Chính vì thế người bệnh thường rất hoang mang khi phải đối phó với bệnh, không biết phải sử dụng loại thuốc nào để điều trị cho hợp lý.

Các chuyên gia chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp dao động liên tục, gây nên tình trạng huyết áp không ổn định.

Tăng huyết áp áo choàng trắng:

Thuật ngữ này mô tả tình trạng huyết áp tăng cao khi đo tại văn phòng của bác sĩ, thường là do bệnh nhân cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Một nghiên cứu công bố vào năm 2013 cho thấy những người bị tăng huyết áp áo choàng trắng nên được theo dõi các yếu tố cơ bệnh tim, đặc biệt là lượng đường trong máu bất thường.

Một số loại thuốc:

Người bệnh dùng các loại thuốc sau có thể làm giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc trợ tim, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị cao huyết áp [liều quá cao], thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc điều trị rối loạn cương dương. Trong đó, cocaine và methamphetamine có thể gây tăng huyết áp đột biến.

Bị stress kéo dài:

Tình trạng căng thẳng [stress] có thể khiến huyết áp tăng đột biến. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với áp lực và sẽ trở lại bình thường khi bình tĩnh lại. Tuy nhiên, stress kéo dài mà không được điều trị có thể tác động lâu dài, gây nguy hại đối với sức khỏe. 

Nhiệt độ:

Ở trong phòng ấm hoặc tắm nước nóng có thể tạm thời làm hạ huyết áp. Điều này thường không phải nguyên nhân đáng lo ngại, miễn là huyết áp không quá thấp.

———————————————————————————————————————————

XEM THÊM:

Huyết Áp Ở Người Trưởng Thành Là Bao Nhiêu?

Huyết Áp Bình Thường Là Bao Nhiêu?

Bệnh Nhân Bị Hạ Huyết Áp Nên Uống Gì?

Tụt Huyết Áp Có Nên Uống Nước Đường Hay Không?

Nguyên nhân tăng huyết áp điển hình

———————————————————————————————————————————

Làm gì khi huyết áp không ổn định?

Nếu bạn bị huyết áp thấp hoặc huyết áp cao sẽ dễ dàng cho việc điều trị. Tuy nhiên, huyết áp của bạn không ổn định lúc cao lúc thấp sẽ rất khó khăn cho việc điều trị.

Cách tốt nhất để kiểm soát được tình trạng bệnh này là khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh sử dụng máy đo huyết áp để đo huyết áp, xác định tình trạng bệnh như thế nào, để có hướng giải quyết đúng. Bên cạnh đó để kiểm soát tốt, bệnh nhân phải kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện, uống thuốc.

Lối sống tích cực tốt sức khỏe tim mạch

  • Bệnh nhân cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn đủ bữa, đúng giờ, đủ chất. Hạn chế ăn quá nhiều muối, quá nhiều đường, các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo… Tích cực ăn thực phẩm tốt cho máu huyết, đồ ăn nhiều chất xơ, rau củ quả.
  • Tích cực tập luyện thể chất, duy trì cân nặng lý tưởng. Bệnh nhân nên dành thời gian mỗi ngày để luyện tập một số môn thể thao phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, cầu lông…
  • Ngủ nghỉ đủ giấc, thoải mái tư tưởng, kiểm soát nóng giận, căng thẳng và mệt mỏi.
  • Sử dụng thuốc đúng giờ, theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà.

Tham khảo bài viết Có nên dùng nhân sâm cho người huyết áp cao không?

Bên trên là một số thông tin chia sẻ về tình trạng huyết áp không ổn định lúc lên lúc xuống và một số biện pháp đối phó. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.

Thuốc chẹn beta là nhóm thuốc thông dụng trong việc điều trị các loại tăng huyết áp khác. Loại thuốc này cũng có thể hữu ích trong liệu pháp điều trị của cả huyết áp không ổn định và tăng huyết áp kịch phát nhờ tương tác tốt với hệ thống thần kinh giao cảm.

Trong trường hợp này, thuốc chẹn beta không được sử dụng để hạ huyết áp mà để giảm các triệu chứng như đỏ bừng mặt, tim đập nhanh hoặc đau đầu. Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng chúng kết hợp với các loại thuốc chống căng thẳng. Một số tên thuốc chẹn beta phổ biến gồm:

  • Atenolol
  • Bisoprolol
  • Nadolol
  • Betaxolol

Nếu huyết áp tăng trước khi tham gia phẫu thuật hay xét nghiệm, bạn cũng sẽ được yêu cầu dùng các thuốc trên.

Bạn có thể cần mua máy đo huyết áp để kiểm tra chính xác huyết áp định kỳ tại nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích bạn kiểm tra huyết áp mỗi ngày vì làm như vậy có thể khiến bạn lo lắng nhiều hơn, từ đó sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Các biện pháp phòng ngừa


Để ngăn ngừa huyết áp lên xuống thất thường, bạn có thể thử một hoặc nhiều cách sau:

Bỏ hút thuốc

  • Hạn chế ăn những món ăn có nhiều muối
  • Hạn chế caffeine cũng như cồn
  • Kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn bằng cách tập thể dục, thiền, thở sâu, yoga hoặc massage. Đây đều là những kỹ thuật giúp giảm căng thẳng đã được các chuyên gia công nhận hiệu quả
  • Sử dụng thuốc chống lo âu hoặc các loại thuốc hay phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ.
  • Biến chứng

    Tăng huyết áp tạm thời có thể tạo áp lực trực tiếp cho tim và các cơ quan khác. Nếu tình trạng huyết áp huyết áp lúc cao lúc thấp xảy ra thường xuyên, nó không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn gây tổn thương cho thận, mạch máu và mắt.

    Huyết áp dao động liên tục có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh lý về tim hoặc máu từ trước, chẳng hạn như đau thắt ngực, phình động mạch não hoặc phình động mạch chủ.

    Trước đây, các chuyên gia tin rằng huyết áp không ổn định không gây ra nhiều biến chứng phức tạp và nghiêm trọng như các loại cao huyết áp khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nếu không điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn so với những người tiếp nhận liệu trình điều trị.

    Cùng với bệnh tim, các nghiên cứu khác đã phát hiện ra những người không điều trị huyết áp không ổn định có nguy cơ cao gặp phải:

    • Tổn thương thận
    • Cơn thiếu máu não thoáng qua [TIA]
    • Đột quỵ

    Tổng kết

    Tình trạng huyết áp tăng giảm thất thường thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng ngay lập tức. Huyết áp sẽ trở lại mức bình thường sau một khoảng thời gian ngắn căng thẳng.

    Các nhà nghiên cứu cho rằng huyết áp bất thường không được điều trị có thể gây ra vấn đề lâu dài về sau. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nó có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, các vấn đề về tim mạch và tổn thương nội tạng theo thời gian.

    Vì huyết áp không ổn định thường xảy ra do lo lắng quá mức, cho nên điều quan trọng là bạn phải kiểm soát sự lo lắng của mình bằng thuốc hoặc các kỹ thuật thư giãn để ngăn ngừa tình trạng này.

    Video liên quan

    Chủ Đề