Vì sao gọi là bệnh đóng dấu lợn

BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN
[Swine Erysipelas]

A. Da xuất hiện nốt ban xuất huyết; B. Khớp viêm không hoá mủ

CĂN NGUYÊN

Erysipelothrix rhusiopathiae là một trực khuẩn bắt mầu Gram [+], nó có xu hướng hình thành sợi mảnh dài. Trên tiêu bản kính phết làm trực tiếp từ mô bệnh phẩm của con vật mắc bệnh cấp tính vi khuẩn có hình que mảnh, thẳng hoặc hơi cong. Kích thước vi khuẩn: 0,2-0,4×0,8-2,5 µm, vi khuẩn nằm tách rời từng con một hoặc sắp xếp thành chuỗi ngắn. Đôi khi thấy chúng có dạng hình cầu hoặc hình dùi cui. Vi khuẩn không có lông, không di động, không sinh nha bào, không bắt mầu khi nhuộm Acid-fast.

Vi khuẩn Đóng dấu mẫn cảm với Penicillin và Tetracycline; kháng lại với Polymyxin B, Neomycin, Kanamycin, Streptomycin và Sulfonamide. Nó dễ dàng bị bất hoạt bởi các chất tẩy uế thông thường, nhiệt độ 600C/15 phút và các loại tia gamma.
 

TRIỆU CHỨNG

Thể cấp tính:

+ Sốt đột ngột 40-420C.

+ Chậm chạp, thẫn thờ.

+ Biếng ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn.

+ Dáng đi khó nhọc, khập khiễng.

+ Có thể có ỉa chảy [ở những lợn choai].

+ Sảy thai ở những nái đang mang thai hoặc đẻ thai gỗ.

+ Trên da xuất hiện những nốt ban màu đỏ, hình thù đặc trưng: hình vuông, hình thang. Trường hợp nốt ban màu đỏ tía báo hiệu trước con vật đang ở thể cấp tính tử vong. Sau vài ngày tại ví trí ban xuất huyết lớp da sẽ bị hoại tử, khô và bong đi.


Thể á cấp tính:

Các dấu hiệu nêu trên xuất hiện ở mức độ ít nghiêm trọng hơn. Vật ăn uống bình thường, thân nhiệt tăng nhẹ. Tổn thương trên da xuất hiện ít, khó phát hiện.


Thể mãn tính:

Sau ba tuần mắc bệnh, nếu vật qua khỏi, bệnh sẽ chuyển sang thể mãn. Giai đoạn này dấu hiệu điển hình là con vật bị què, đi lại khập khiễng, khớp bị sưng và cứng. Hậu quả do viêm khớp mãn tính gây ra.


BỆNH TÍCH

+ Trên da xuất hiện các nốt ban màu đỏ hoặc đỏ tía, có dạng hình vuông hoặc hình thang.

+ Cơ tâm nhĩ xuất huyết điểm và bần huyết đặc biệt là ở cơ tâm nhĩ trái. Thể mãn tính viêm nội tâm mạc.

+ Dạ dày viêm cata, có thể xuất huyết màng thanh dịch.

+ Lách sung huyết, giãn rộng.

+ Niêm mạc bàng quang sung huyết.

+ Hạch lympho sung huyết, xuất huyết.

+ Đôi khi trên bề mặt thận có các điểm xuất huyết.

+ Trong thể mãn tính các khớp khuỷu, khớp cổ chân viêm không hoá mủ: khớp to ra, bao khớp mỏng, xoang khớp chứa đầy hoạt dịch có màu hơi vẩn đục, mặt khớp bị mô liên kết xâm lấn phủ lên bề mặt. Trường hợp nặng sụn bị xơ hoá và gây cứng khớp.
 

ĐIỀU TRỊ

Khi bệnh xuất hiện cần tiến hành điều trị nhanh chóng bằng Penicillin. Tiêm Penicillin 1 ml/10 kg [300.000 UI/ml] nội cơ với liệu trình 2 lần/ngày, điều trị liên tục trong 3 ngày. Có thể dùng Phenoxymethyl penicillin trộn vào thức ăn 200 g/tấn, cho ăn trong 10-14 ngày; đây là một phương pháp điều trị hiệu quả khi có dịch xảy ra.
 

PHÒNG BỆNH

Bệnh được phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vacxin Đóng dấu cho lợn. Nên dùng vacxin Tụ Dấu do Công ty cổ phần Thuốc thú y trung ương Vetvaco sản xuất tiêm phòng cho lợn để đồng thời tạo miễn dịch với bệnh Tụ huyết trùng và Đóng dấu lợn.

Đối với vacxin Tụ Dấu lợn [nhược độc] tiến hành tiêm phòng như sau:

Vacxin được tiêm cho lợn để đồng thời phòng hai bệnh Tụ huyết trùng lợn và bệnh Đóng dấu lợn. Vacxin tiêm cho lợn từ hai tháng tuổi trở lên, sau khi tiêm 14 ngày lợn có miễn dịch với cả hai bệnh. Miễn dịch bảo hộ kéo dài 6 tháng.
 

Vacxin dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều:

- Lợn ≤ 25 kg Tiêm 2 ml/con

- Lợn > 25 kg Tiêm 3 ml/con
 

Đối với vacxin Đóng dấu lợn [nhược độc] tiến hành tiêm phòng như sau:

Vacxin được tiêm cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên để phòng bệnh Đóng dấu lợn. Miễn dịch bảo hộ xuất hiện sau khi tiêm 9 ngày. Thời gian miễn dịch kéo dài 7-9 tháng. Có thể tiêm vacxin Đóng dấu lợn cùng lúc với vacxin Tụ huyết trùng lợn, vacxin Dịch tả lợn. Không nên tiêm cho lợn đang ốm, lợn sắp đẻ hay vừa mới đẻ.

                                                                      

Lợn bị bệnh đóng dấu

Triệu chứng
Thòi gian ủ bệnh kéo dài 1 - 8 ngày. Bệnh có thể xảy, ra với thể quá cấp, cấp tính, thể da và mãn tính.

Thể quá cấp tính: Thể này còn gọi đóng dấu trắng rất ít gặp vì da lợn bệnh không bị xuất huyết. Bệnh thường xảy ra ở lợn 7 -10 tháng tuổi khi chuồng nuôi ngột ngạt, thông thoáng kém hoặc trong thời gian vận chuyển trời oi bức. Lợn bệnh


sốt cao, bỏ ăn đột ngột, yếu, đôi khi gặp triệu chứng thẫn kinh, truỵ tim dẫn đến chết.
Thể cấp tính: Lợn bệnh sốt cao [41 - 43°C], viêm kết mạc, rùng mình, bỏ ăn, táo bón, có khi đi loạng choạng do yếu 2 chân sau, đôi khi bị nôn. Vào giai đoạn cuối lợn bệnh tiêu chảy, khó thở. Da vùng hầu, cổ, bụng và đùi bị tím. Trong một vài trường hợp da vùng cổ, lưng sườn, đầu và một số vị trí khác nổi phát ban đỏ với hình dạng và kích thước khác nhau, về cuối chuyển sang màu đỏ thẫm nổi lên
trên bề mặt da, ấn tay vào và bỏ tay đám đỏ không mất đi. Bệnh kéo dài 2 - 4 ngày và nếu không điều trị, chăm sóc kịp thời lợn sẽ chết. Nai chửa dễ bị sẩy thai.
Thể da: Hay còn gọi là thể mày đay, xảy ra tương đối nhẹ hơn. Bệnh thường kéo dài 7 - 12 ngày và lợn thường khoẻ lại bình thường. Lúc đầu bệnh phát ra như bị thể cấp tính. Sau 1 - 2 ngày da vùng lưng, hông, cổ xuất hiện các đám viêm lúc đầu không màu, mờ, về sau càng ngày càng rõ có màu đỏ xám. Đám sưng có thể có hình vuông, tam giác, lục giác, hình thoi, ít khi có hình tròn hoặc hình lưỡi liềm, dọc theo mép các hình nhiều điểm sưng nổi lên trên bề mặt da như bờ hắc lào [bởi thế gọi là lợn bị đóng dấu]. Kích thước các dấu trong khoảng 1 x 2 đêh 3 x 4 cm. Đôi khi các đấm phát ban dính liền thành đám to hơn. Sau khi xuất hiện các đám phát ban lợn bệnh khoẻ lên. Nếu bệnh tiến triển bình thường, các điểm phát ban dần dần mất màu và thay vào đó các tế bào biểu bì da chết tạo thành vẩy. Nếu bị nặng vùng da chết bong ra tạo thành sẹo. Thể da ít khi gây chết lợn.
Thể mãn tính: Là dạng kế tiếp của thể cấp tính hoặc do bội nhiễm. Trong thể này lợn bị viêm màng trong bao tim, viêm đa khớp có mủ nên lợn bệnh hay bị què không đi được, phải nam liệt một chỗ. Do van tim bị viêm nên hoạt động của tim rối loạn, lợn yếu, phù nề da, gầy, thiếu máu, lợn bệnh có thể đột tử do truy tim.
Bệnh tích
Chảy dịch mũi lẫn bọt màu hơi đỏ. Tưn da vùng hầu, cổ, bụng, tai và chân. Khi chết do thể cấp tính, thể da mổ khám thấy hiện tượng nhiễm trùng huyết. Biểu hiện phù nhiều nơi làm cho các cơ quan nội tạng tím đen, hạch lâm ba hầu, ức,

cổ, bẹn sung huyết, phù. Tim, gan hoại tử nhiều điểm. Thận sưng, tụ huyết màu tím đen hoi ánh xanh. Lách sung, tụ máu, bề mặt nổi gồ ghề từng chỗ. Niêm mạc đáy dạ dày và ruột non sưng, hơi đỏ, viêm cata xuất huyết nhiều điểm và phủ
lóp nhầy. Ruột già bị sung huyết toả lan. Trong trường hợp mãn tính, trên bề mặt van tim xuất hiện các đám tăng sinh màu đỏ thẫm giống hình xúp lơ. Khóp sưng to, trong bao khớp có nhiều dịch màng giả hoặc tăng sinh fibrin.
Chẩn đoán
Dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ, bệnh tích giải phẩu và nghiên cứu vi trùng. Cần phân biệt bệnh Đóng dấu lợn vói các bệnh Dịch tả, Tụ huyết trùng, Listeriosis, Nhiệt thán, Toxoplasmosis, bệnh nhiễm Streptococcus và Nhiễm

trùng máu do salmonella. Các bệnh Dịch tả, Tụ huyết trùng và Nhiễm trùng máu do salmonella được mô tả cụ thể trong từng mục tương ứng ở trong sách này. Bệnh Nhiễm Streptococcus và Toxoplasma được mô tả trong phần chẩn đoán phân biệt của bệnh Dịch tả lợn. Bệnh do Listeria xảy ra trong phạm vi nhất định ở lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa. Lợn bệnh sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú, yếu, thở nhanh hoặc có thể viêm màng não [thể thần kinh]. Lợn trưởng thành bị bệnh vói triệu chứng lâm sàng không điển hình. Nái chửa có thể sẩy thai hoặc đẻ con chết yểu.
Bệnh Nhiệt thán ít gặp ở lợn. Lợn bệnh thường có triệu chứng viêm họng, phù hầu và phần trước của đầu, máu đen không đông chảy rà từ các lỗ tự nhiên của lợn chết.
Phòng bệnh
Đẩy mạnh công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giữ chuồng thoáng về mùa hè, ẵm về mùa đông. Đảm bảo mật độ nuôi, tránh gây stress cho đàn lợn. Tiêm phòng đầy đủ vacxin

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 [ Mr Quang ]

Nhận biết và phòng trị bệnh đóng dấu lợn [Erysipelas suis]

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian gần đây, do giá heo giảm thấp, người chăn nuôi không chú trọng tiêm vắcxin phòng bệnh đầy đủ nên phát sinh nhiều bệnh mà trước đây ít xảy ra như đóng dấu lợn, bệnh thường xảy ra kết hợp với tai xanh, dịch tả gây ra những thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Bệnh đóng dấu hay còn gọi là bệnh dấu son. Đây là một bệnh truyền nhiễm xảy ra nhiều ở lợn 3 – 4 tháng tuổi, với những biểu hiện bệnh tích đặc trưng nổi cộm dưới da: những mảng xung huyết màu đỏ, hình vuông, tròn hay hình có nhiều dạng hình thù khác nhau.

Nguyên nhân

Do Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra, là trực khuẩn nhỏ, thẳng có khi hơi cong, không di động, không hình thành nha bào, giáp mô, bắt màu Gram dương.

Trực khuẩn đóng dấu lợn có sức đề kháng khá cao, trong phủ tạng xác chết có thể sống 4 tháng, trong điều kiện ẩm và tối ở 37°C sống không quá 1 tháng còn khi ở môi trường bên ngoài có ánh sáng mặt trời sống được 12 ngày. Trong canh trùng ở 70°C sống được 5 phút, môi trường NaOH 5%, axit phenic 1% vi khuẩn bị diệt nhanh chóng.

Lợn bị tụ huyết dưới da

Triệu chứng

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 1 – 8 ngày, trung bình 3 – 5 ngày ở thể cấp tính. Thời gian ủ bệnh dài ngắn của từng thể bệnh là khác nhau.

a. Thể quá cấp tính

Thân nhiệt đột ngột lên cao 41 – 420C, mắt đỏ, vật bỏ ăn, điên cuồng lồng lộn.

Con vật thường chết nhanh chóng trong vòng 2 – 3 giờ hoặc 12 – 24 giờ sau khi thân nhiệt hạ, do chết nhanh nên các dấu vết đỏ ngoài da chưa kịp xuất hiện, triệu chứng lâm sàng biểu hiện không rõ.

b. Thể cấp tính

Thể này thường hay mắc, gây chết nhiều. Con vật ủ rũ, mệt mỏi, lờ đờ, ăn kém hoặc không ăn, tai, đuôi không cử động và con vật có thể hôn mê.

Con vật sốt cao, thân nhiệt lên tới 42 – 430C trong 2 – 3 ngày, mình nóng, da khô, run rẩy 4 chân.

Có triệu chứng đi táo, phân đóng cục, có màng bọc lầy nhầy, về sau lợn đi tháo dạ, ỉa lỏng.

Kết mạc mắt viêm, mắt đỏ, chảy nước mắt, vật khó thở nhịp thở tăng. Hai ba ngày sau trên da xuất hiện những vết đỏ nhất là ở tai, lưng, ngực, bụng, mặt trong chân, đùi.

Những vết đỏ dần tập trung lại thành mảng hình vuông, hình quả trám, bầu dục, hình thoi, lúc đầu màu đỏ tươi sau biến thành đỏ thẫm hay tím bầm.

Bệnh tiến triển từ 3 – 5 ngày, con vật yếu dần, thở khó, thân nhiệt hạ thấp nhanh.

Tỷ lệ chết thường từ 50 – 60%. Nếu bệnh kéo dài hơn 1 tuần lễ thì bệnh chuyển sang thể thứ cấp hay thể mãn tính.

Trên da nổi những vết đỏ hình vuông, tròn, hình quả trám

c. Thể mãn tính:

Thể này thường tiếp theo thể cấp hay thứ cấp khi bệnh có khuynh hướng kéo dài. Con vật ăn uống kém, gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ.

Con vật bị viêm các khớp chân, đi lại khó khăn, triệu chứng hoại tử thấy ở nhiều nơi trên cơ thể: da sưng đỏ, lan rộng, khô dần và bong ra từng mảng. Ngoài ra còn thấy triệu chứng ỉa chảy kéo dài, rụng lông, niêm mạc lợi bị loét.

Bệnh có thể kéo dài 3 – 4 tháng, con vật có thể khỏi hoặc chết do gầy mòn, kiệt sức. Có con chết bất thình lình do viêm nội tâm mạc, tim ngừng đập hoặc do xuất hiện thể bại huyết.

Bệnh tích 

a. Thể quá cấp: 

Con vật chết nhanh đột ngột, bệnh tích không rõ, chỉ thấy thận viêm, sưng, có những đám tụ máu xuất huyết. 

b. Thể cấp tính: 

  • Bệnh tích bại huyết, xuất huyết.
  • Da và mô kiên kết dưới da tụ máu đỏ hồng, các niêm mạc, tương mạc tụ máu, xuất huyết. Trên da có những dấu đỏ thẫm hoặc tím bầm do tụ máu. 
  • Thận sưng to, trên mô có mảng tròn đỏ hoặc vuông, tụ máu, có khi có chấm xuất huyết.
  • Lá lách sưng to, tụ máu màu đỏ nâu, bề mặt sần sùi, nổi phồng từng chỗ.
  • Hạch lâm ba sưng to, ứ máu, thấm nước, có lấm chấm xuất huyết.
  • Ruột viêm đỏ, nhiều ở tá tràng và hồi tràng, dạ dày viêm đỏ nhất là vùng hạ vị.
  • Phúc mạc viêm, có nước ở màng bụng, xoang bụng.
  • Tim, phổi tụ máu, có xuất huyết ở nội và ngoại tâm mạc.
  • Lách sung to, tụ máu màu nâu đổ, bề mặt sần sùi
  • Viêm và hoại tử đầu khớp xương
  • Viêm loét sùi van tim

Phòng tri bệnh

a. Phòng bệnhTiêm vắcxin:

Dùng vắcxin định kỳ tiêm phòng cho lợn cũng là biện pháp rất có hiệu quả. Đối với lợn 2 tháng tuổi bắt đầu dùng vaccin Tụ dấu để tiêm phòng [tiêm dưới da 2 – 3 ml/con] sau đó 3 tháng tiêm nhắc lại một lần, như vậy sẽ cơ bản phòng được bệnh đóng dấu lợn.Vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Sử dụng thức ăn và nước uống hợp vệ sinh. Mật độ nuôi thích hợp.

b. Điều trị

Dùng kháng huyết thanh đóng dấu lợn, tiêm dưới da sau tai hoặc da bẹn. Lợn dưới 50 kg tiêm 40 – 50 ml; lợn trên 50 kg tiêm 60 – 75 ml. Nếu cần 6 – 8 giờ sau tiêm lại 1 lần nữa. Dùng một số kháng sinh đặc hiệu là Pencilin, Streptomycin, Ampicilin, Kanamyxin, Ampi – kana… cho hiệu quả điều trị cao.

Trong khi dùng kháng sinh chú ý kết hợp với các loại thuốc bổ trợ như Vitamin B1, Vitamin C, Bcomlex, Caphein… để nâng cao hiệu quả điều trị.

Nguyễn Văn Minh

Cố vấn kỹ thuật Trung tâm Vet24h

  • dịch bệnh trong chăn nuôi
  • bệnh ở lợn
  • bệnh đóng dấu son trên heo

Video liên quan

Chủ Đề