Nữ nhi quốc ở đâu

Sau gần 40 năm ra mắt, các câu chuyện quanh bộ phim chuyển thể tiểu thuyết thần thoại vẫn thu hút quan tâm của nhiều khán giả. Trên Weibo, các fan bình luận: "Hậu trường Tây du ký hay không kém phim".

Đường Kế Toàn, trợ lý quay phim, tiết lộ nhiều câu chuyện trong cuốn sách Đường dưới chân ta [Nhà xuất bản Biên dịch trung ương]. Ông kể tập thầy trò Đường Tăng đến Nữ Nhi Quốc quay từ tháng 10/1985 tới đầu tháng 12 cùng năm tại các danh lam thắng cảnh ở Tô Châu, Hàng Châu. Những địa danh này đều đông người qua lại, vì thế êkíp chủ yếu làm việc ban đêm. Dù vậy, vẫn có nhiều cảnh buộc quay ban ngày. Bấy giờ, mỗi lần ghi hình, khán giả đều tập trung đông nghịt bàn tán về diễn viên.

Ảnh trên: Đạo diễn Dương Khiết [phải] hướng dẫn Chu Lâm, Từ Thiếu Hoa. Ảnh dưới: Khán giả tụ tập xem diễn viên đóng phim. Ảnh: Sina

Đặc điểm của tập phim là nhân vật nữ nhiều. Các cô gái hội tụ làm không gian Sư Tử Lâm [địa danh ở Tô Châu] thêm phong vị. Theo Đường Kế Toàn, diễn viên Chu Lâm, đóng quốc vương Nữ Nhi Quốc, được khen đoan trang quý phái, quốc sắc thiên hương; diễn viên Lý Vân Quyên - đóng Tì Bà Tinh - nhan sắc yêu kiều, diễm lệ...

Đường Kế Toàn cho biết trước khi vào đoàn phim, Chu Lâm gầy, đen. Theo yêu cầu của đạo diễn, cô tăng cân, ngừng tắm nắng để đầy đặn hơn. Ông nhận xét Chu Lâm chất phác và dễ gần, cực kỳ nghiêm túc trên trường quay. Nữ diễn viên nhanh chóng nhập vai quốc vương si tình. Nhiều lúc đóng cảnh đôi với Từ Thiếu Hoa [vai Đường Tăng], đôi mắt đắm đuối, đầy khát khao và say mê của Chu Lâm làm Từ Thiếu Hoa bật cười, không thể tập trung biểu diễn.

Phần phim này, đạo diễn và biên kịch thay đổi nội dung khá nhiều so với nguyên tác, đặc biệt là tâm lý Đường Tăng. Trong tiểu thuyết, nhân vật hoàn toàn như sắt đá trước tình cảm nam nữ còn ở bộ phim, Đường Tăng có lúc rung động trước nữ vương xinh đẹp. Đạo diễn từng nói muốn cho thấy Đường Tăng cũng là người phàm, mấu chốt là ông gạt đi tất cả vì trọng trách thỉnh kinh. Các diễn viên cho rằng lối cải biên này làm nhân vật gần đời thực hơn.

Khi quay cảnh Nữ vương cám dỗ Đường Tăng trong phòng riêng, Chu Lâm mặc bộ đồ cổ rộng. Cô liên tục túm áo vì sợ áo tuột trong khi Từ Thiếu Hoa cũng không thể tập trung biểu đạt tâm lý. Cả hai quay gần 10 lần mới đạt yêu cầu của đạo diễn.

Để làm bối cảnh cung điện, tổ mỹ thuật mua các cuộn rèm, vải lụa mới nhất ở xưởng sản xuất nổi tiếng của Tô Châu. Đoàn phim mời hơn 100 nữ diễn viên chuyên nghiệp ở các đoàn văn nghệ đóng thường dân Nữ Nhi Quốc.

Khi quay đoạn thầy trò Đường Tăng tới vương quốc nữ nhân bằng thuyền gỗ, khán giả đứng dọc hai bờ sông theo dõi. Đứng trên thuyền, Mã Đức Hoa không may sảy chân rơi xuống nước. Đồng nghiệp Diêm Hoài Lễ [vai Sa Tăng] kéo Mã Đức Hoa lên, cũng bị rơi xuống, làm khán giả hai bên bờ cười bò.

Tây du ký khởi quay năm 1982 và chiếu lần đầu năm 1986, do Dương Khiết [1929-2017] đạo diễn, Vương Sùng Thu quay phim cùng dàn diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Trì Trọng Thụy, Từ Thiếu Hoa... Trong bối cảnh giao thông, vận chuyển chưa thuận lợi, đoàn phim ghi hình tại nhiều nơi nơi hiểm trở như Hỏa Diệm Sơn ở Tân Cương, rừng sâu ở Cát Lâm, thác ở Cửu Trại Câu, chùa trên vách núi ở tỉnh Sơn Tây... Dù kỹ xảo thô sơ, Tây du ký thành tác phẩm kinh điển, giữ kỷ lục phim được phát lại nhiều lần nhất ở Trung Quốc.

Như Anh

Tây Du Ký: Nữ nhi quốc trong phim hóa ra có thật ở ngoài đời?

Chia sẻ

Tập phim Nữ nhi quốc trong "Tây du ký" đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả, vì thế việc vùng đất này có thực sự tồn tại hay không luôn là đề tài được nhiều người chú ý.

XEM THÊM CÁC KỲ

Kỳ đầu tiên
1
230 231232 233 234
253
Kỳ mới nhất

Trong tác phẩm Tây Du Ký, trên đường đi đến Tây Thiên thỉnh kinh, bốn thầy trò Đường Tăng đã đi qua một vùng đất có tên "Nữ nhi quốc" [Tây lương nữ quốc] - nơi không hề có đàn ông, từ Quốc vương cho tới thần dân đều chỉ toàn là phụ nữ. Cũng tại đây, Nữ vương của Nữ nhi quốc đã cảm mến Đường Tăng và ngỏ ý muốn kết duyên cùng người.

Nữ vương Nữ nhi quốc [Chu Lâm] và Đường Tăng [Từ Thiếu Hoa]

Mặc dù bộc lộc tình ý, nhưng trái tim Đường Tam Tạng hoàn toàn hướng về Phật nên đã từ chối tấm chân tình của Nữ vương, tiếp tục chuyến hành trình nhiều gian khổ. Khi ở Nữ nhi quốc, Đường Tăng, Trư Bát Giới và Sa Tăng đã vô tình uống nước trên sông Mẹ con, khiến cả 3 đều mang bầu.

Để "cứu" sư phụ và 2 sư đệ, Tôn Ngộ Không phải đến núi Giải dương, đánh bại Thánh Anh Đại Vương [huynh đệ của Ngưu Ma Vương] và lấy nước trong giếng mang về. Uống xong nước giếng, cả ba mới thoát khỏi "cái thai" bất đắc dĩ.

Thầy trò Đường Tăng đi đến Nữ nhi quốc trong phim Tây Du Ký bản 1986

Đoạn phim về vùng đất Nữ nhi quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả, nhiều người tò mò đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của vùng đất này. Trên thực tế, dựa theo ghi chép có thậtcủaHuyền Trang [Đường Tăng], nhà sử học Tiền Văn Trung từng đọc về vùng đất này.

Trong ghi chép"đại Đường Tây Vực" có trích đoạn: Người đứng đầu vương quốc là một nữ nhân, gọi là Nữ vương, ở đây, chồng Nữ vương không được tham gia chính sự, phụ nữ có quyền lực tối cao còn đàn ông không được coi trọng.

Nữ nhi quốc là nơi hầu như chỉ toàn nữ giới

Theo nhà sử học, có thể Nữ nhi quốc nằm ở khu vực Tứ Xuyên ngày nay do hành trình của Huyền Trang đã đi qua khu vực này. Năm 2013, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện tại đây có một thành phố cổ nằm trong rừng, có tường thành bao quanh niên đại lên đến hàng nghìn năm.

Trong những ghi chép lịch sử củatriều đại nhà Tùy và triều đại nhà Đường, Nữ nhi quốc cũng được nhắc đến như sau: Vương quốc nằm ở phía nam, qua nhiều thế hệ nữ nhân đều làm vua, đàn ông chỉ phục vụ như lính. Ở đây, phụ nữ có quyền lực, đàn ông phải phục tùng vô điều kiện. Kinh tế nơi này phát triển, người dân để tóc dài, đi giày da thú.

Thành cổ được cho là nơi tồn tại Nữ nhi quốc

Qua thời gian, ghi chép về vùng đất Nữ nhi quốc dần bị mai một và khó để tìm kiếm di tích. Ngày nay, nhiều người cho rằng truyền nhân của Tây lương nữ quốc tron Tây Du Ký chính là bộ tộc Mosuo, sinh sống ởcao nguyên Minh Châu, phía tây bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Theo truyền thống của bộ tộc, người phụ nữ là trụ cột chính trong gia đình, các con đều theo họ mẹ, người cha ít tham gia vào việc nuôi dạy con cái, thậm chí không có quan hệ xã hội với vợ và con. Trong thế giới nữ quyền của bộ tộc Mosuo, phụ nữ được coi trọng hơn đàn ông, họ có thể có bạn tình nếu muốn mà không bị xã hội phán xét.

Một cô gái Mosuo trong trang phục truyền thống

Đa số phụ nữ Mosuo độc thân và coi đàn ông như "cuộc vui" trong đời. Nếu một người phụ nữ không thể có con, họ được quyền nhận nuôi một đứa trẻ từ gia đình khác.

XEM THÊM CÁC KỲ

Kỳ đầu tiên
1
230 231232 233 234
253
Kỳ mới nhất

Nguồn: //danviet.vn/sao/nu-nhi-quoc-trong-tay-du-ky-vung-dat-xem-dan-ong-la-phu-hoa-ra-co-that-o-t...Nguồn: //danviet.vn/sao/nu-nhi-quoc-trong-tay-du-ky-vung-dat-xem-dan-ong-la-phu-hoa-ra-co-that-o-tq-1006219.html

33 năm phát lại Tây Du Ký, khán giả vẫn không thể thoát khỏi sai lầm

Những chi tiết nhỏ chỉ là fan ruột mới có thể tinh ý nhận ra trong Tây Du Ký 1986.

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề