Vì sao cần xây dựng môi trường đón trẻ

Khấp khởi chờ đợi

Chiều 8/4, UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc cho học sinh mầm non trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã đến trường học trực tiếp từ thứ Tư [13/4]. Thông tin trên mang đến niềm hạnh phúc đặc biệt cho hệ thống mầm non bởi gần hai năm nay, cấp học này triền miên phải nghỉ tại nhà do dịch bệnh Covid-19.

Giáo viên trường Mầm non Ánh Sao, quận Cầu Giấy vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón trẻ trở lại. Ảnh: Công Trình

Nói về công tác chuẩn bị đón học sinh, hiệu trưởng các trường mầm non và chủ cơ sở, nhóm lớp độc lập cho hay, ngay từ khi Hà Nội cho cấp tiểu học, lớp 6 đến trường, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu bậc mầm non sẵn sàng tinh thần kích hoạt trở lại. Trên cơ sở đó, các trường mầm non ngay lập tức chuẩn bị phương án, kịch bản để sẵn sàng mở cửa đón học sinh khi được phép.

Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ Lê Thị Nga cho biết, quận có trên 8.300 học sinh mầm non ở 32 trường/nhóm trẻ/lớp mẫu giáo độc lập thì 100% đã chuẩn bị mọi điều kiện đón học sinh từ tuần trước. Đầu tiên, các trường lên phương án tổ chức đón trẻ, thực hiện giãn cách, đảm bảo nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là khi phát hiện F0 trong trường học. Các trường cũng tiến hành sơn sửa, vệ sinh, lau dọn, chỉnh trang khuôn viên trường lớp, phun khử khuẩn phòng dịch Covid-19, phun thuốc muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là rà soát nhân sự, bổ sung cơ sở vật chất bếp ăn…

Tuy có rất nhiều phần việc phải làm nhưng do thực hiện sớm với tinh thần chủ động cao nên đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành. Theo kế hoạch, các nhà trường sẽ tổ chức diễn tập một số tình huống có thể xảy ra, từ đó thuần thục phương án xử lý đúng quy định của liên ngành Giáo dục - Y tế.

Mới đi vào hoạt động từ năm học 2021 - 2022, trường Mầm non Đa Sỹ, quận Hà Đông luôn được lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn phường chăm lo, quan tâm trong việc tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp. Dù chưa từng được đón học sinh nhưng các cô giáo thường xuyên đến trường, tích cực góp công góp sức vào việc trang trí lớp học, xây dựng nhiều không gian vui chơi lành mạnh ngoài trời cho trẻ.

Chia sẻ về công tác chuẩn bị, cô Nguyễn Thị Vân - Hiệu trưởng trường Mầm non An Khánh B [huyện Hoài Đức] cho hay, đơn vị luôn quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về các chỉ đạo của cấp trên trong công tác phòng, chống dịch khi trường học mở cửa trở lại. Trong những ngày qua, kể cả ngày nghỉ lễ, nhà trường đã huy động giáo viên và một số phụ huynh tới để tiến hành lau dọn, vệ sinh lớp học cũng như các dụng cụ học tập để giúp trẻ có môi trường sạch đẹp và phấn khởi trong ngày trở lại trường.

Quyết tâm khắc phục khó khăn

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, kết quả khảo sát ý kiến phụ huynh về việc cho trẻ mầm non đi học trực tiếp cho thấy, khoảng 80% phụ huynh đồng ý cho con đến trường. Đây là con số rất đáng mừng, thể hiện tinh thần đồng thuận cao và cũng là mong muốn chính đáng của các bậc phụ huynh về việc con em mình được đến trường vui chơi, học tập.

“Con tôi bị kìm kẹp trong nhà suốt thời gian dài. Bố mẹ không có người trông nên nghỉ luân phiên, thậm chí có đợt phải cho con đi làm cùng nhưng tuổi này các cháu rất hiếu động, chưa có ý thức nên việc vừa trông con vừa làm việc không mang lại hiệu quả. Trẻ ở nhà quá lâu rất dễ sa đà vào thiết bị công nghệ, chủ yếu do phụ huynh chủ động đưa con nghịch để con ngồi yên. Bởi vậy, tôi và rất nhiều phụ huynh đang đếm từng ngày để đưa con đi học” - anh Hồ Hữu Minh, trú tại quận Cầu Giấy bộc bạch.

Tập huấn cho giáo viên mầm non về kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch Covid-19 trong trường học cùng việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ an toàn được Sở GD&ĐT Hà Nội, các phòng GD&ĐT, nhà trường, cơ sở mầm non rất chú trọng.

"Năm học này, toàn trường có 16 lớp với khoảng 500 trẻ, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch và tiến hành tập huấn cho giáo viên các phương án đón trẻ, xử lý tình huống liên quan đến dịch. Thời gian qua, nhà trường cũng quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để ngày càng đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Và dù học sinh không được tới trường nhưng các cô giáo thường xuyên xây dựng, gửi video hướng dẫn qua Zalo ở từng nhóm lớp để phụ huynh dạy trẻ những kỹ năng cần thiết phù hợp với từng độ tuổi, trong đó có kỹ năng phòng chống Covid-19, vệ sinh tay chân sạch sẽ, đeo khẩu trang… Vì vậy, nhà trường rất sẵn sàng đón học sinh” - Hiệu trưởng trường Mầm non An Khánh B [huyện Hoài Đức] Nguyễn Thị Vân chia sẻ.

Nếu khối công lập tương đối ổn định đội ngũ giáo viên thì với khối ngoài công lập, nhân sự đang là vấn đề rất nan giải. Dịch bệnh kéo dài, rất nhiều giáo viên đã không đủ kiên nhẫn và để có thu nhập duy trì cuộc sống, họ buộc phải chuyển ngành nghề khác. Khi gắn bó với nghề mới, không ít cô không muốn quay lại làm nghề mầm non nữa. Theo dõi các kênh thông tin mấy ngày nay, hàng trăm cơ sở mầm non đăng thông báo tuyển giáo viên nhưng nhận được lác đác phản hồi. Thiếu giáo viên thực sự là vấn đề rất khó khăn mà nhiều cơ sở mầm non đang gặp phải.

“Với hai cô giáo đang làm công nhân thời vụ, trường đã thuyết phục các cô quay về, cam kết sẽ trả trọn vẹn lương tháng 4 để đảm bảo quyền lợi cho các cô. Sau khi nghe phân tích, hai cô đã đồng ý trở về. Giữ chân được giáo viên, trường yên tâm hẳn bởi nếu không đủ nhân sự, trường sẽ không đủ điều kiện để tuyển sinh cũng như tổ chức đón trẻ”- chủ một cơ sở mầm non tư thục tại quận Nam Từ Liêm tâm sự.

Hà Nội là địa phương cuối cùng trên cả nước đồng ý cho trẻ mầm non đi học trực tiếp. Việc này được cân nhắc và quyết định trên dựa tổng hòa nhiều yếu tố như: Dịch bệnh thuyên giảm, sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh tiểu học, lớp 6 đến trường an toàn, năng lực y tế tăng cao, 100% người từ 12 tuổi trở lên đã tiêm 2 mũi vaccine… Vừa quyết tâm tổ chức thông suốt cho trên 2 triệu học sinh đi học trực tiếp, Hà Nội không lơi là, chủ quan trong công tác phòng dịch. Đồng thời tiến tới đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho trẻ.

Từ ngày 6/4/2022, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Y tế và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn trở lại trường học. Như vậy tính đến nay, 100% học sinh phổ thông và học viên của các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP đã đi học trực tiếp với tỷ lệ học sinh đi học đạt 93,7%.

"Qua khảo sát, có 99% phụ huynh đồng ý cho con đi học trực tiếp. Đón số lượng trẻ đông đảo lại tổ chức bán trú luôn, học sinh ở nhà quá lâu mới đến trường, trò chưa quen cô, chưa được rèn nếp… là những khó khăn khi tổ chức đi học trực tiếp với hệ thống mầm non. Tuy nhiên, chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, chú trọng các phương án đón/trả trẻ, kiểm tra nhiệt độ, sức khỏe hàng ngày cho trẻ, linh hoạt trong sắp xếp nhân sự… là các phần việc nhà trường chú trọng thực hiện nhằm tạo sự tin tưởng tối đa cho các bậc phụ huynh." - Hiệu trưởng trường Mầm non Đa Sỹ [quận Hà Đông] Trịnh Thùy Linh.

Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình chăm sóc, giáo dục mần non. Công tác đón và trả trẻ cũng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non.

Công tác đón và trả trẻ là một trong những nhiệm vụ được coi là quan trọng trong các hoạt động trong ngày vì đó là thời điểm mà giữa cô giáo và phụ huynh có thể trao đổi những thông tin cần thiết của trẻ để cô giáo nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ trong ngày, đồng thời đó cũng là thời điểm để cô quan sát rõ nhất về những biểu hiện rõ nét của trẻ như các viết xước, viết cào, viết bầm tím, hay những biểu hiện mệt mỏi và đặc biệt cô có thể phát hiện những biểu hiện của các bệnh như: Thủy đậu, đau mắt, Zona thần kinh,... để cô giáo trao đổi luôn với phụ huynh tránh việc không biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.

Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để cô giáo trao đổi với phụ huynh những kiến thức cơ bản về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Để công tác đón và trả trẻ đạt được hiệu quả, tập thể giáo viên Trường mầm non Trung Thành thường chú ý một số điểm sau:

* Đón trẻ

+ Chúng tôi đón trẻ luôn nhẹ nhàng với phụ huynh, ân cần với trẻ

+ Đón trẻ ở của lớp.

+ Quan sát nhanh biểu hiện của trẻ, nếu trẻ có biểu hiện khác thường tôi sẽ trao đổi trực tiếp với phu huynh để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

+ Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ, chú ý thông báo kết quả cân đo sức khỏe cho phụ huynh, đặc biệt là trẻ SDD thể nhẹ cân và SDD thể thấp còi để cùng kết hợp chăm sóc trẻ.

+ Trao đổi nhanh với phụ huynh về trang phục của trẻ khi đến lớp [tránh trường hợp trẻ mặc quá mỏng manh vào những hôm trời lạnh]

+ Nhắc nhở nhẹ nhàng nếu có trường hợp trẻ mang tiền, đồ chơi, bánh kẹo,.. đến lớp.

* Trả trẻ

+ Trước giờ trả trẻ giáo viên nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ, giúp trẻ buộc lại tóc, chỉnh đốn quần áo cho một số trẻ nếu không được gọn gàng.

+ Khi phụ huynh đón trẻ giáo viên chú ý nhắc trẻ lấy đúng và lấy hết đồ dùng cá nhân của trẻ để tránh nhầm lẫn.

+ Giáo viên sẽ trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ về các biểu hiện đặc biệt ở các hoạt động cụ thể như: Trong hoạt động học, giờ ăn, giờ ngủ.

+ Giáo viên thường xuyên quan sát và nắm rõ số trẻ về và trẻ còn trong lớp để đảm bảo an toàn cho trẻ.

+ Khi hết giờ và hết trẻ giáo viên kiểm tra lại xung quanh lớp xem có gì khác thường không, nếu không thì thu dọn đồ dùng và tắt hết điện và đóng khóa lớp cẩn thận trước khi ra về.

Ảnh: Phụ huynh đưa con đến lớp và trao gửi đến tận tay giáo viên

Ảnh: Trẻ được cô giáo trao trả tận tay phụ huynh và chào hỏi khi ra về

Video liên quan

Chủ Đề