Vì sao hàng hóa có tính xã hội

Khái niệm hàng hóa là gì? Hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Vậy mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa là như thế nào? Cùng tìm hiểu về các Khái niệm hàng hóa là gì và mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa trong bài viết sau đây:

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Các khoản trích theo lương

Cơ sở lý luận chung về kế toán vốn bằng tiền

Khái niệm hàng hóa, phân tích mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Mục lục [Ẩn] 

Hàng hóa là gì?

- Theo Wikipedia thì định nghĩa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán.

- Trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa ở đây có thể là hữu hình như gạo, củi, sắt thép, quyển sách, cái bút hay ở dạng vô hình hàng hóa như sức lao động. Mác cho rằng hàng hóa trước hết phải là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người nhờ vào các tính chất của nó.

Và để một đồ vật trở thành hàng hóa thì bản thân nó cần phải có:

+ Tính ích dụng đối với người dùng

+ Giá trị [kinh tế], nghĩa là được chi phí bởi lao động

+ Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm - David Ricardo cho rằng hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị.

Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết.

Một hàng hóa có thể có một công dụng hay nhiều công dụng nên nó có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng. Khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa.

Ví dụ một cái tủ có thể trao đổi được với hai lượng bạc, trong khi một cái bàn có thể trao đổi được một lượng bạc. Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của cái bàn. 

 Khái niệm hàng hóa

1.2. Khái niệm hàng hóa ngày nay

Theo Wikipedia, sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị.

Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động, v.v. được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên.

Theo luật giao thông đường bộ: Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.

Theo luật thương mại thì hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết luận văn thuê Hà Nội, Hồ Chí Minh,... để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay đồ án, khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

2. Phân tích mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng hàng hoá đều có hai thuộc tính:

- Giá trị sử dụng

- Giá trị hàng hóa

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính

Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa. Mẫu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

- Với tư cánh là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đều là sự kết tinh của lao động.

- Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian va thời gian Hai thuộc tính của hàng hoá này không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong hàng hoá mà là do lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt, vừa có tính trừu tượng [lao động trừu tượng], vừa có tính cụ thể [lao động cụ thể]. Ta có thể nói, giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hoá. Đây chính là mặt chất của giá trị hang húa.

Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau.

Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.

Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi.

Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả món nhu cầu tiêu dựng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.

Khái niệm, ý nghĩa và công thức của điểm hòa vốn là gì? Xem tại: Tìm hiểu thêm

Trên đây là tất cá kiến thức để bạn có thể trả lời câu hỏi “ khái niệm hàng hóa là gì” và “Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa”. Chúc bạn học tập tốt!

Đề ra:Câu 1: Thế nào là giá trị hàng hóa? Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội?Câu 2: Nhà nước ta đã làm gì để chống suy thoái kinh tế hiện nay? Hãy cho biết những mặt đã đạt được và hạn chế và cho hướng giải quyết.Bài làm:Câu 1:Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản, Mác bắt đầu bằng sự phân tích hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ các lý do sau:Thứ nhất, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản. Mác viết: “Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải xã hội biểu hiện ra là một “đống hàng hóa khổng lồ””.Thứ hai, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Thứ ba, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở củatất cả các phạm trù chính trị kinh tế học cảu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nếu không có sự phân tích này, sẽ không thể hiểu được, không thể phân tích được giá trị thặng dư là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa tư bản và những phạm trù khác như lợi nhuận, lợi tức, địa tô, v.v Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thát là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.- Giá trị sử dụngVới tư cách là giá trị sử dụng, hàng hóa “là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thỏa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người”.1- Giá trị hàng hóaMuốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Mác viết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quant hệ vê số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”.Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc.Sở dĩ hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụngkhác nhau, bởi vì giữa những hàng hóa khác nhau đó có một cái gì đó chung, cáichung đó không phải là vải, là thóc…, nhưng lại là cái mà cả vải, thóc… đều có thể quy vê được. Các giá trị trao đổi khác phải được quy thành cái chung đó, và mỗi giá trị trao đổi đều đại biểu cho một lượng nhiều hay ít của cái chung ấy.Vậy cái chung ấy phải chăng là giá trị sử dụng, thì cái gì là chung cho mọi giá trị trao đổi?Mác chỉ rõ: “Nếu gạt gí trị sử dụng của vật thể hàng hóa ra một bên, thì vật thể hàng hóa chỉ còn có một thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sản phẩm củalao động”.Như vậy một khi không kể đến giá trị sử dụng của hàng hóa, có nghĩa nó không còn là vải, là thóc,… hay là một vật có ích nào nữa, nó cũng không còn làsản phẩm lao động của người thợ dệt, người nông dan, hay là của bất cứ một lao động sản xuất cụ thể nào nữa, nó chỉ còn lại có tính chất chung của các thứ lao động khác nhau, đó là sự hao phí lao động của con người.Rõ ràng, nếu bóc cái vỏ giá trị sử dụng, cũng như tính hữu ích của lao động ra, gạt bỏ cái vẻ bề ngoài tùy tiện ngẫu nhiên của giá trị trao đổi, thì ta sẽ thấy tấtcả các hàng hóa đều giống nhau hoàn toàn, đều có một thực thể xã hội như nhau,đều là những vật kết tinh đồng nhất – đó là sức lao động của con người được tích lũy lại. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.2Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động của xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.Nhưng cũng cần nhận thấy hao phí lao động của con người kết tinh trong sản phẩm không phải lúc nào cũng là giá trị. Trong các xã hội mà người ta sử dụng sức lao động làm ra sản phẩm để tự tiêu dùng cho bản thân và giá đình mình, thì sự hao phí lao động đó không có hình thái giá trị. Chỉ trong những xã hội người ta làm ra sản phẩm để trao đổi, thì hao phí lao động đó mới mang hình thái giá trị. Do đó, giá trị là một phạm trù mang tính lịch sử.Đến đây ta nhận thức được, thuộc tính tự nhiên của hàng hóa là giá trị sử dụng, thuộc tính xã hội của hàng hóa là hao phí lao động kết tinh trong nó và là giá trị. Bất kì một vật nào muốn trở thành hàng hóa đều phải có đủ hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó, sản phẩm không thể là hàng hóa.[Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin]3Câu 2:Nếu như trong sản xuất hàng hóa giản đơn, với sự phát triển của chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng suy thoái kinh tế, thì đến chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã xã hội hóa cao độ thì suy thoái kinh tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỉ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa gián đoạn bởi những cuộckhủng hoảng [suy thoái] có tính chu kỳ.Nguyên nhân của suy thoái kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa caocủa lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa eve tưu liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện thành các mâu thuẫn sau:- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoach trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa.- Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp laao động làm thuê.Vì vậy, để chống suy thoái kinh tế nhà nước ta cần đề ra các chính sách giải quyết các mâu thuẫn trên. Hay nói cách khác, nhà nước cần đề ra các chính sách để tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế.Cho đến lúc này, chúng ta đã biết rằng mức sống của xã hội phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ của nó và năng suất của nó phụ thuộc vào tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và tiến bộ công nghệ. Vậy, chính sách nào của chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng?1. Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nướcVì tư bản là nhân tố sản xuất được sản xuất ra, cho nên xã hội có thể làm thayđổi khối lượng tư bản của nền kinh tế. Nếu hôm này đất nước sản xuất nhiều hàng hóa đầu tư, thì ngày mai nó sẽ có nhiều tư bản hơn và có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Do đó, một cách để nâng cao năng suất trong 4tương lai là đầu tư nguồn lực hiện có nhiều hơn vào quá trình sản xuất hàng hóa và đầu tư.Tuy nhiên vì nguồn lực có tính chất khan hiếm, nên việc tập trung nhiều nguồn lực hơn vào sản xuất hàng đầu tưu buộc chúng ta phải giảm bớt nguồn lực dành cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng hiện tại. Nghĩa là, khi xã hội đầu tư nhiều hơn vào tư bản, nó buộc phải tiêu dùng ít hơn và phải tiết kiệm phần thu nhập lơn hơn tăng trưởng có được từ tích lũy tư bản không phải là không có giá của nó: xã hội phải hi sinh tiêu dùng cao hơn trong tương lai.2. Chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài:Tiết kiệm trong nước không phải là cách duy nhất để một nước đầu tư vào tư bản. Phương pháp khác là thu hút đầu tư từ nước ngoài.Đầu tư nước ngoài làm tăng khối lượng tư bản của một nước, dẫn tới tăng năng suất từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, đàu tư nước ngoài là một cách để các nước ngoài trực tiếp học hỏi công nghệ hiện đại cảu các nước giàu. Vì lý do đó, nhiều nhà kinh tế làm tư vấn cho các nước kém phát triển cổ vũ chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Điều này thường đồng nghĩa với việc xoa bỏ các hạn chế của chính phủ đối với quyền sở hữu nước ngoài.3. Chính sách vê vốn và nhân lựcĐầu tư và vốn và nhân lực, ít nhất cũng đóng vai trò quant trọng như đầu tư vào tư bản hiện vật trong việc đóng góp vào sự thành công của nền kinh tế trongdài hạn của một nước.Ví dụ: đầu tư vào giáo dục4. Xác định quyền sở hữu tài sản và sự ổn định vê chính trị:Các nhà hoạch định chính sách có thể thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế bằng cách bảo hộ quyền sở hữu và tăng cường sự ổn định vê chính trị. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường nảy sinh từ mối quan hệ qua lại giữu hàng triệucá nhân và doanh nghiệp. Nên kinh tế phải được phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp cũng như giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Một tiền đề quan5trọng để đạt được điều trên là sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản trên toàn bộ nền kinh tế.Do vậy, sự thịnh vượng của nên kinh tế một phần phụ thuộc vào sự thịnh vượng vê chính trị. Nước có hệ thống tòa án hữu hiệu, quan chức chính phủ thanh liêm và thể chế ổng định như nước ta đang duy trì sẽ được hưởng mức sống cao hơn so với các nước có hệ thống tòa án yếu kém, quan chức tham nhũng, thường xuyên có bạo loạn và đảo chính đe dọa.5. Chính sách mở cửa nền kinh tế:Đa số các nhà kinh tế hiện nay tin rằng các nước nghèo được hưởng lợi nếu theo đuổi chính sách hướng ngoại, tức những chính sách cho phép họ hội nhập với thế giới. Thương mại quốc tế cải thiện phúc lợi kinh tế của công dân một nước tham gia vào qua trình thương mại. Nói theo cách khác, thương mại quốc tế giống như một loại công nghệ nào đó có thể biến hàng hóa mình xuất khẩu thành hàng hóa mình nhập khẩu. Do đó, một nước tháo dỡ các rào cản thương mại sẽ tăng trưởng kinh tế giống như khi nó đạt được một tiến bộ vượt bậc trongcông nghệ.6. Chính sách kiểm soát tăng dân số:Sự gia tăng dân số cũng chi phối một phần năng suất và mức sống một nước. Rõ ràng dân số là nhân tố then chốt quyết dịnh lực lượng lao động của một nước. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi một nước đông dân có xu hướng tạo ra GDP lớn hơn các nước khác. Tuy vậy, GDP bình quân đầu người mới là quan trọng, vì nó cho biết lượng hàng hóa và dịch vụ mà người dân điển hình trong nền kinh tế được hưởng.Vì vậy, dùng chính sách đặt mức tăng trưởng ở mức hợp lý cũng là một phương án tốt để chống lại suy thoái kinh tế.7. Nghiên cứu và triển khai công nghệ mớiMặc dù tiến bộ công nghệ bắt nguồn từ các công ty và nhà sáng chế độc lập, nhưng nhà nước cũng rất quan tâm đến việc thúc đẩy những nỗ lực này. Vì chính phủ có vai trò trong việc cung cấp các hàng hóa công cộng như quốc 6phòng, nên nó cũng có vai trò thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ mới.Bên cạnh đó, nhà nước ta còn thông qua hệ thống bản quyền để khuyến khíchhoạt động nghiên cứu.Nhà nước ta cũng đã áp dụng tốt các phương pháp trên thông qua:- Chính sách vê đầu tư- Chính sách hội nhập, dỡ bỏ các hàng rào thuế quant- Các bộ luật- Ổn định chính trị- Chính sách dân số- Cung cấp các hàng hóa công cộng- Hệ thống bản quyềnNhà nước ta cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách trên để chống lại suy thoái kinh tế. Đồng thời, cập nhật và áp dụng các phương pháp của các nước khác một cách hợp lý với nền kinh tế của nước ta. [Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Giáo trình nguyên lý kinh tế vĩ mô vi.wikipedia.org]7

Video liên quan

Chủ Đề