Uống thuốc nên uống nhiều hay ít nước

Sáng hôm sau dậy, bà thấy họng mình đau như có gai đâm, đau hơn cả lúc chưa đi khám bệnh. Con cháu lại một lần nữa phải đưa bà đi bệnh viện để khám. Bác sĩ kết luận: Nguyên nhân do bà Thoa uống thuốc với quá ít nước lại uống với tư thế không đúng. Thuốc không trôi được xuống dạ dày mà đọng lại ở thực quản. Vỏ thuốc bị vỡ ra, hoạt chất bám vào thực quản gây kích ứng. Nếu để lâu sẽ gây viêm loét thực quản.

Uống thuốc, nghe tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nó lại ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc. Nếu uống thuốc không đúng cách còn gây ra các hậu quả khôn lường như trường hợp của bà Thoa.

Trong mọi trường hợp, nước là đồ uống thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ khi hoà tan thuốc. Các nhà dược học cho biết: nước làm thuốc dễ dàng trôi từ thực quản xuống dạ dày, tránh sự đọng viên thuốc hoặc hoạt chất lại thành thực quản và nhờ đó giảm tác dụng gây kích ứng và gây loét của một số thuốc như quinin, erythromycin, doxycyclin, sắt, aspirin... Điều này đặc biệt quan trọng với người già vì ở đối tượng này lượng dịch tiết ít và thành thực quản khô nên khó dẫn thuốc. Nước còn có tác dụng làm tăng độ hoà tan của thuốc, giúp cho thuốc khuếch tán đến khắp bề mặt ống tiêu hóa và do đó tạo điều kiện cho sự hấp thu tốt hơn.

Như vậy, nước có ảnh hưởng lớn tới những thuốc có độ tan thấp như amoxycilin, theophylin... Lượng nước nhiều sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh qua thận và do đó giảm được độc tính của nhiều loại thuốc như cyclophosphamid, hoặc giảm tác dụng phụ tạo sỏi của các sulfamid. Nói chung lượng nước cần để uống thuốc phải từ 100 - 200ml. Không nên nuốt chửng thuốc khi không có nước. Tuy nhiên, ngoại lệ có một số loại thuốc chỉ cần dùng một lượng nước nhỏ chừng 30 - 50ml để chiêu thuốc. Ví dụ như kavet hoặc các thuốc dạng gói bột chữa viêm loét dạ dày theo cơ chế giảm toan [antacid], do cần tạo một lượng bột sánh giữ lâu trong dạ dày để tăng tác dụng trung hòa acid.

Các loại đồ uống sau không nên dùng để uống thuốc: Các loại nước hoa quả, nước khoáng kiềm hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas [vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu thuốc quá nhanh]; Không dùng sữa để uống thuốc vì bản chất của sữa là caseinat calci. Ion calci có thể tạo phức với nhiều loại thuốc, ví dụ tetracyclin nếu uống cùng với sữa sẽ bị cản trở hấp thu. Chất tanin trong nước chè có thể gây kết tủa nhiều loại thuốc chứa sắt hoặc alcaloid hay cafein có trong cà phê có thể làm tăng độ hòa tan của một số thuốc như ergotamin nhưng lại cản trở hấp thu các loại thuốc liệt thần. Vì vậy không uống thuốc với loại đồ uống này.

Theo Phương Hà

Sức khỏe & Đời sống

Khi uống thuốc, nhiều người có thói quen nuốt khan viên thuốc hoặc dùng bất cứ chất lỏng gì sẵn có, như nước chè, nước vối, đồ uống có gas để sẵn trong tủ lạnh. Đối với trẻ nhỏ sợ uống thuốc, nhiều người dỗ dành cho uống với sữa, nước hoa quả hoặc nước đường. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc hấp thu thuốc, thậm chí làm giảm tác dụng điều trị.

Một số người lại có thói quen ngậm viên Co-Trimoxazol trong miệng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp mà không dùng nước uống. Co-trimoxazol [còn có tên khác là Trimazol, Biseptol, Bactrim, Sultrim...] là một thuốc kháng khuẩn rất ít tan, có thể kết tinh ở ống thận làm tắc đường niệu, gây bí tiểu, tiểu ra máu, thậm chí gây sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Vì thế, khi dùng nó, nên uống với nhiều nước.

Dùng nhiều nước là cách thích hợp để uống phần lớn các loại thuốc viên. Khi uống thuốc với nhiều nước, chúng ta đã tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng có thể tích lớn trong dạ dày, tạo nên áp suất lớn, làm dạ dày nhanh rỗng hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được nhanh chóng trôi xuống ruột - vị trí hấp thu tối ưu với đa số các loại thuốc uống.Khi uống thuốc với một lượng lớn nước lọc, dung dịch tạo nên thường là nhược trương; lúc đó xu hướng chuyển nước từ trong lòng ống tiêu hóa vào mạch máu tăng lên nên sự hấp thu thuốc vào máu cũng tốt hơn. Uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp thuốc tiếp cận với bề mặt của ống tiêu hóa nhiều hơn, tức làm tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc được hấp thu nhanh hơn vào máu, hiệu quả điều trị của thuốc được kịp thời.Đối với những thuốc có độ tan kém, lượng nước uống kèm không những làm tăng độ tan, mà còn giúp thuốc hấp thu nhanh và triệt để hơn.

Ảnh hưởng của một số "dung môi" đến thuốc

Quảng cáo

Nhiều loại đồ uống đóng sẵn hiện nay cũng có tác dụng dược lý, nhất là các loại nước ngọt có gas, bia, nước khoáng, nước ép hoa quả... Khi vào cơ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc trong đường tiêu hóa.

Quảng cáo

Không nên sử dụng nước khoáng, các loại nước uống đóng chai có gas để uống thuốc vì dễ gây những tương tác bất lợi, ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc. Bản chất của các loại nước có gas là pH kiềm. Với một số thuốc có bản chất acid như aspirin hoặc gardenan, nó sẽ làm tăng độ hòa tan, dễ làm tăng nồng độ thuốc đột ngột trong máu, dẫn đến ngộ độc thuốc.Không nên dùng các loại nước lá [nước chè, nước vối...] vì chúng chứa chất tanin, dễ gây kết tủa với một số thuốc có bản chất alkaloid, làm mất tác dụng điều trị. Một số loại chè thuốc như chè nhân trần, chè actichaud, nước cam thảo... bản thân chúng đã có tác dụng dược lý, vì vậy cũng không được dùng để uống thuốc.Các loại nước ép hoa quả, canh chua có tính acid nên rất dễ ảnh hưởng đến một số thuốc kém bền vững trong môi trường này như Ampicilin, Lincocin, Erythromycin. Càng không nên dùng sữa để uống thuốc vì sữa là một hỗn dịch của nhiều vi chất, trong đó có một số ion kim loại có thể tác dụng với các hoạt chất thuốc, tạo thành phức hợp khó tan và không hấp thu được.

Như vậy, dùng nước lọc đun sôi để nguội uống thuốc là tốt nhất. Khi uống thuốc, nên uống ở tư thế sao cho viên thuốc nhanh chóng được nuốt trôi xuống dạ dày, đồng thời uống với nhiều nước để dung dịch thuốc phát huy tác dụng nhiều nhất theo yêu cầu điều trị.

[Theo Sức Khỏe & Đời Sống]

Dùng thuốc bắt chước theo toa kê bệnh của người khác có thể rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Đây là thói quen khá phổ biến trong cộng đồng. Bạn không bao giờ được dùng thuốc mà không được bác sĩ kê riêng cho cá nhân bạn. Lý do là bệnh trạng mỗi người mỗi khác. Liều lượng của thuốc và thời gian trị liệu được căn cứ trên thể trọng và tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân. Vì vậy không nên uống thuốc theo mách bảo, vì tưởng rằng bệnh của họ cũng giống như bệnh của mình.

Việc phải uống nhiều loại thuốc cùng lúc rất dễ gây nhầm lẫn thuốc, đặc biệt ở người cao tuổi. Nhiều trường hợp ngộ độc thuốc phải đi cấp cứu cũng chỉ vì uống nhầm loại thuốc. Vì vậy, bạn cần để ý, ghi nhớ loại thuốc mình đang uống, hình dạng viên thuốc và viên thuốc đó có màu gì? Thuốc nên được đựng trong chai lọ nguyên thủy để tránh nhầm lẫn với các thuốc khác. Uống đúng thuốc mới khỏi được bệnh.

Tuân thủ  “5 đúng” giúp dùng thuốc  hiệu quả và an toàn.

Đúng lúc

Thời điểm uống thuốc là rất quan trọng. Thuốc có thể được uống vào lúc trước ăn, sau ăn hoặc trong khi ăn. Vì mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc. Khi đi khám bệnh được kê đơn thuốc, bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân điều này, bệnh nhân cần tuân thủ để thuốc phát huy tối đa hiệu quả. Người bệnh cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng xem thời điểm uống thuốc đó vào lúc nào.

Nếu lỡ quên uống thuốc thì không nên uống bù thuốc. Nhiều bệnh nhân tới giờ uống thuốc nhưng lại quên không uống. Đến lần uống sau uống bù 2 liều cộng lại. Điều này rất có hại vì làm cho nồng độ thuốc trong máu tại thời điểm uống thuốc tăng cao, gây nguy hiểm.

Với bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc, đặc biệt là ở người cao tuổi, mắc nhiều bệnh, để tránh quên thuốc, họ thường uống thuốc cùng một lúc rất dễ gây ra các tương tác bất lợi. Vì vậy, cần hỏi kỹ bác sĩ về thời điểm dùng các loại thuốc và bệnh nhân cần tuân thủ.

Đúng liều

Với hầu hết các thuốc, nếu dùng đúng liều thì đó là thuốc chữa bệnh, còn nếu dùng quá liều đó lại là độc chất. Đúng liều ở đây có nghĩa là phải dùng thuốc theo đúng số lượng đã được chỉ định. Việc dùng thuốc không đúng liều gồm 2 trường hợp: dùng không đủ liều và dùng quá lâu. Cả 2 trường hợp này đều dẫn đến hậu quả không tốt.

Dùng thuốc không đủ liều không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh mà còn gây hại. Ví dụ, sử dụng kháng sinh không đủ liều có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Còn dùng thuốc quá liều sẽ gây tác hại cho chính sức khỏe của người dùng thuốc, thậm chí có thể gây tử vong. Muốn thay đổi liều lượng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước. Đừng vì mong muốn khỏi bệnh sớm mà tăng liều sử dụng rất có thể sẽ dẫn đến trường hợp nhờn thuốc. Nếu bạn thấy cơ thể mình đã hồi phục và dừng sử dụng thuốc dù chưa hết đơn thuốc của bác sĩ cũng có thể dẫn đến tình trạng tái phát bệnh, khi đó bạn sẽ phải đến bác sĩ thường xuyên hơn.

Đúng cách

Tùy loại, thuốc phải được sử dụng cho đúng cách. Nếu là thuốc viên nén, cần uống thuốc nguyên viên với nước đun sôi để nguội. Một số bệnh nhân dùng ít nước hoặc thậm chí là không dùng nước để uống thuốc mà nuốt khan viên thuốc. Với cách này, thuốc có thể bị vướng, mắc ở thực quản gây tổn thương thực quản. Mặt khác, do không có đủ nước để làm tan thuốc, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi trong cơ thể. Đối với dạng viên nén sủi bọt thì cần hòa tan thuốc hoàn toàn trong nước [pha đúng lượng nước trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ] và uống hết. Ngoài ra còn có loại thuốc phải ngậm dưới lưỡi hoặc có thuốc để hít, để xịt vào mũi hay để dùng bôi ngoài da, để nhỏ vào mắt, để tiêm... bạn đều cần phải lưu ý để sử dụng đúng cách.

Video liên quan

Chủ Đề