Tiêu chí đánh giá thịt bò nhật bản năm 2024

Luật về Các biện pháp đặc biệt liên quan đến Quản lý và Chuyển thông tin về Nhận dạng gia súc riêng lẻ” yêu cầu phải quản lý thống nhất gia súc chăn nuôi trong nước bằng cách sử dụng Số Nhận dạng Cá thể. Việc này tạo thành nền tảng của việc tăng cường dễ dàng các biện pháp phòng ngừa sự xâm nhập bệnh BSE (bệnh bò điên).

Tóm tắt hệ thống

Tất cả các gia súc được chăn nuôi trong nước đều mang thẻ trên tai có mười chữ số hiển thị Số Nhận dạng Cá thể. Ngoài Số Nhận dạng Cá thể, các dữ liệu về ngày sinh, giới tính và nhà sản xuất như tên và địa chỉ, được thêm vào khi đăng ký vào Trung tâm Giống Vật nuôi Quốc gia, tổng hợp thành cơ sở dữ liệu về lịch sử chăn nuôi gia súc. Ở mọi giai đoạn của việc giết mổ gia súc, bao gồm cả quy trình từ thịt cả con đến thịt có thể bán được cũng như quy trình bán lẻ, mỗi nhà cung cấp và nhà phân phối đều giữ hồ sơ bán hàng cùng với Số Nhận dạng Cá thể. Những thông tin này phải được hiển thị rõ ràng khi buôn bán. Người tiêu dùng có thể tìm kiếm được lịch sử chăn nuôi bằng Số Nhận dạng Cá thể ghi trên sản phẩm.

Thông tin được Tiết lộ trên Internet

Ngoại trừ một vài trường hợp được miễn trừ, dựa trên Luật, thông tin được lưu trữ trên Sổ cái Nhận dạng Cá thể Gia súc phải được tiết lộ cho công chúng. Mọi người có thể tra cứu thông tin liên quan đến một con bò tại trang web của Trung tâm Giống Vật nuôi Quốc gia bằng cách sử dụng Số Nhận dạng Cá thể.

Các mục được tiết lộ;

  1. Số Nhận dạng Cá thể
  2. Ngày sinh / nhập khẩu
  3. Giới tính
  4. Số Nhận dạng Cá thể của cha mẹ
  5. Địa điểm chăn nuôi (Tên của chính quyền tỉnh và thành phố)
  6. Ngày đến và rời khỏi cơ sở chăn nuôi gia súc
  7. Ngày giết mổ hoặc xuất khẩu
  8. Giống gia súc
  9. Tên quốc gia nhập khẩu (đối với gia súc nhập khẩu)
  10. Tên và địa chỉ của cơ sở giết mổ
  11. Tên nước xuất khẩu (đối với gia súc xuất khẩu)

Các mục được tiết lộ thêm theo thỏa thuận

  1. 1. Tên người quản lý
  2. Tên nhà nhập khẩu
  3. Tên người giết mổ
  4. Tên nhà xuất khẩu
  5. Vị trí của các cơ sở chăn nuôi (trừ tên của chính quyền tỉnh và thành phố)

Thịt Bò Nhật Bản Xuất Khẩu Đáp Ứng Các Yêu Cầu Tiêu Chí An Toàn Của Các Nước Đối Tác

Khi xuất khẩu thịt bò Nhật Bản, ngoài việc cách ly kiểm dịch bởi Dịch vụ Kiểm dịch Động vật, sẽ có các điều khoản và điều kiện xuất khẩu khác được thỏa thuận với các quốc gia và khu vực đối tác, ví dụ, yêu cầu giết mổ tại cơ sở giết mổ đủ điều kiện và phải đính kèm giấy chứng nhận vệ sinh. Các điều kiện xuất khẩu như vậy được quy định với mười sáu quốc gia và khu vực đối tác sau đây: Hoa Kỳ, Canada, Hồng Kông, UAE, Ma Cao, Thái Lan, EU, Mexico, New Zealand, Philippines, Qatar, Indonesia, Nga, Bahrain, Myanmar và Brazil (tính đến tháng 4 năm 2017). Những điều kiện xuất khẩu này phù hợp với bản chất của người tiêu dùng tại các quốc gia và khu vực đối tác này.

Ví dụ, nhìn thoáng qua phác thảo việc xử lý việc xuất khẩu thịt bò Nhật sang Indonesia, có các yêu cầu như sau:

  1. Thịt bò có nguồn gốc từ gia súc được sinh ra và nuôi lớn ở Nhật Bản
  2. Thịt bò có nguồn gốc từ cơ sở giết mổ được cấp phép dưới sự quan sát của bác sĩ thú y chính thức làm việc toàn thời gian, và được chứng nhận bởi MUI theo Hệ thống Đảm bảo Halal đang có hiệu lực
  3. Thịt bò có nguồn gốc từ gia súc đã qua kiểm tra trước và sau giết mổ, trong đó không thấy bất kỳ triệu chứng nào của các bệnh truyền nhiễm
  4. Thịt bò được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh, đáp ứng các yêu cầu sử dụng ăn được của con người
  5. Thịt bò không có các chất gây hại cho sức khỏe con người, như các chất như nội tiết tố, hóa chất nông nghiệp, kim loại nặng, chất bảo quản, phụ gia và các chất tồn dư có hại khác

Những điều kiện này cho thấy yêu cầu của thịt bò an toàn và hợp vệ sinh, ngoài các điều kiện tuân thủ Hệ thống Đảm bảo Halal để phù hợp với phần lớn người tiêu dùng ở Indonesia là người Hồi giáo.

Hệ Thống Phân Loại Hỗ Trợ Sự Cân Bằng Thống Nhất Và Ổn Định Giữa Giá Trị Và Giá Cả

Kinh doanh thịt bò ở Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào thịt cả con, được thực hiện tại khoảng hai trăm chợ bán buôn thịt và trung tâm thịt hiện có trong nước. Hệ thống Phân loại Thịt (đánh giá chất lượng) do Hiệp hội Phân loại Thịt Nhật Bản (JMGA) thực hiện được coi là thông tin quan trọng nhất khi thực hiện các giao dịch này. JMGA là hiệp hội bên thứ ba đứng giữa các nhà sản xuất thịt và nhà phân phối, tiến hành phân loại dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia.

Người ta vốn biết đến Wagyu là loại thịt bò đặc trưng của xứ Mặt Trời Mọc, có mỡ đan xen với cơ độc đáo. Tuy nhiên, không phải loại thịt từ bò Nhật Bản nào cũng được gọi là Wagyu. Thực tế, có tới 4 giống bò thịt được nuôi dưỡng tại đây, mỗi giống lại cho ra một loại thịt có đặc trưng riêng biệt. Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết này nhé.

Wagyu là tên gọi chung của thịt bò ở Nhật Bản. Trong đó gồm WA (tiếng Nhật) và GYU (thịt bò). Có bốn giống bò chính được sử dụng để sản xuất Wagyu ở Nhật Bản:

1.1. Bò đen Nhật Bản – Kuroge

Kuroge là loại Wagyu phổ biến nhất. Thực tế, có đến 95% tổng số thịt Wagyu ở Nhật Bản xuất phát từ giống bò này. Bò đen được nuôi chủ yếu ở vùng Kinki và Chugoku. Và đây chính là giống bò sản xuất ra loại thịt Wagyu thượng phẩm mà chúng ta đã quen thuộc.

Tiêu chí đánh giá thịt bò nhật bản năm 2024
Bò đen – giống bò thịt phổ biến nhất tại Nhật

Cấu trúc DNA độc đáo của bò đen là nguyên nhân tạo nên vân mỡ đan xen trong thịt hồng độc đáo. Bên cạnh đó, nhờ được chăm sóc với chế độ đặc biệt mà những vân mỡ này càng trở nên rõ nét. Tuy nhiên, mỡ của Wagyu được đánh giá là giàu Omega-3, Omega-6 và có tỉ lệ mỡ đơn không bão hòa cao hơn mỡ bão hòa. Đó là lý do dù nhiều mỡ, nhưng loại thịt này không gây ngấy và vẫn tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, thịt đỏ của thịt bò Wagyu còn có chứa nhiều loại axit đặc biệt, khi kết hợp cùng phần mỡ sẽ tạo nên hương vị đặc biệt. Chính vì thế mà khi ăn, bạn sẽ lập tức ấn tượng với kết cấu thịt mềm như bơ tan trong miệng, lan tỏa mùi vị thịt đậm đà, dậy hương bơ và lạc hấp dẫn.

Chính vì những ưu điểm đặc biệt này mà bò đen đã được chứng nhận là bò thịt bản địa của Nhật Bản vào năm 1944.

1.2. Bò nâu Nhật Bản – Akage

Bò nâu Nhật Bản, hay bò đỏ, cũng là một giống bò thuần của xứ Phù Tang. Những chú bò này chủ yếu được nuôi ở tỉnh Kumamoto và Kochi. Đặc điểm của bò Akage là có hàm lượng chất béo thấp, cụ thể là từ 12% trở xuống. Do đó, thịt thành phẩm sẽ nạc và ít mỡ hơn.

Tiêu chí đánh giá thịt bò nhật bản năm 2024
Bò nâu hay bò đỏ Nhật Bản

Nếu Wagyu từ bò đen được đánh giá cao bởi độ ngậy, béo thì thịt bò nâu lại hấp dẫn bởi tính lành mạnh và hương vị nhẹ nhàng. Khi thưởng thức, bạn sẽ thấy vị thịt lan tỏa đều trong kết cấu chắc nhưng vẫn mang lại cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, loại thịt này còn sở hữu phần mỡ có bề mặt mịn màng, giúp tăng hương vị cho từng miếng thịt.

1.3. Bò sừng ngắn Nhật Bản – Nihon Tankaku

Trái ngược với sự áp đảo của bò đen thì bò sừng ngắn chiếm khoảng 1% đàn bò của Nhật Bản. Giống bò này dễ thích nghi, thường được tìm thấy ở phía Bắc Nhật Bản.

Tiêu chí đánh giá thịt bò nhật bản năm 2024
Bò thịt giống bò sừng ngắn Nhật Bản

Giống bò này đặc trưng với bộ lông màu nâu đỏ sẫm. Thịt thành phẩm có chứa ít mỡ nên sẽ khá nạc và hơi dai. Bên cạnh đó, thịt bò sừng ngắn cũng chứa hàm lượng axit glutamic và axit inosinic cao, góp phần tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của nó.

1.4. Bò cụt sừng Nhật Bản – Mukaku

Trái với các loại bò thuần trên, bò cụt sừng Nhật Bản là kết quả của sự lai tạo giữa bò Aberdeen Angus được nhập khẩu từ Scotland với Bò đen (bò Wagyu bản địa) vào năm 1920. Đây là giống bò có sản lượng thấp nhất với chưa tới 1% tổng số bò nuôi tại Nhật.

Tiêu chí đánh giá thịt bò nhật bản năm 2024
Bò cụt sừng – giống bò thịt lai của Nhật Bản

Những chú bò này có thân hình tương đối nhỏ, chân ngắn, thân hình tròn trịa và không có sừng. Thịt thành phẩm của loại bò này có tỷ lệ nạc cao và hương vị thịt đậm đà hấp dẫn. Tuy nhiên, do kết cấu thịt hơi dai nên bạn cần lưu ý khi ăn.

2 Những thương hiệu bò thịt Nhật nổi tiếng

Không chỉ giống bò, mà điều kiện sinh trưởng cũng sẽ quyết định hương vị của bò Wagyu. Trong đó, có 2 loại thịt Wagyu nổi tiếng hơn cả vì những đặc trưng riêng biệt.

2.1. Matsusaka – giống bò thịt tỉnh Mie

Thịt bò Matsusaka là loại thịt được lấy từ những con bò cái giống Kuroge, được nuôi dưỡng tại tỉnh Mie.Tại đây, bò được nuôi dưỡng trên những thảo nguyên xanh tươi, trải qua quá trình chăm sóc đặc biệt, bao gồm cho uống bia và massage. Do đó, mà thịt Wagyu tại đây được đánh giá cao bởi hương vị đậm đà, vân mỡ cẩm thạch xen đều và mềm mịn.

Tiêu chí đánh giá thịt bò nhật bản năm 2024
Thịt Matsuzaka từ giống bò thịt tại tỉnh Mie

Để được công nhận là bò Matsusaka, thì cô bò cần phải được sinh ra tại đây hoặc chuyển đến từ khi chưa đầy 12 tháng. Ngay từ khi còn nhỏ, những con bò này đã được sàng lọc kỹ lưỡng và phải mất đến 3 năm để trưởng thành. Trước khi được chuyển đến tay khách hàng, thịt sẽ phải trải qua đánh giá nghiêm ngặt. Nhờ đó mà mỗi miếng thịt Wagyu Matsusaka là một cực phẩm. Thực tế, đây là loại bò được người dân bản địa yêu thích bậc nhất.

2.2. Kobe

Từ Nhật Bản, thịt Kobe đã vươn mình để trở thành 1 trong 9 loại nguyên liệu đắt đỏ nhất thế giới. Loại thịt này được lấy từ giống bò đen được nuôi tại Hyogo. Đặc trưng nổi bật của thịt bò Kobe là mật độ vân mỡ đặc biệt cao, tạo nên kết cấu mềm tan như bơ, hương vị thơm béo đáng kinh ngạc.

Tiêu chí đánh giá thịt bò nhật bản năm 2024
Bò Kobe – 1 trong những loại nguyên liệu đắt nhất thế giới

Để được dán nhãn là bò Kobe, ngoài xuất phát từ những con bò sinh trưởng tại Hyogo thì thịt thành phẩm phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Trong đó, khi xuất chuồng thì con bò phải đạt 230kg-470kg với bò cái và 260kg-470kg với bò đực. Đồng thời, thịt phải đạt điểm sản lượng và chất lượng thịt tối thiểu ở mức A4 và B4, tiêu chuẩn về vân mỡ đạt mức 6 trở lên.

Không sai khi nói Nhật Bản là quê hương của những chú bò thịt chất lượng bậc nhất thế giới. Thậm chí, nhiều người còn ví von hoạt động chăn nuôi Wagyu tại Nhật như một môn nghệ thuật, và những người nông dân chính là nghệ nhân tài hoa. Theo dõi Ussina để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.