Bảo lãnh dự thầu bằng séc là như thế nào năm 2024

Theo quy định, hình thức đặt cọc được hiểu là việc thực hiện bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt hoặc bằng séc (bảo chi).

Độc giả Phùng Thành - Hà Nội đặt câu hỏi như sau: Đơn vị của tôi thực hiện tư vấn cho đơn vị tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh (thông thường). Tôi có tham khảo Mục 9, Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy quy định về bảo đảm dự thầu, như sau: "Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo một trong các hình thức: Đặt cọc hoặc thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành....".

Xin hỏi, từ "đặt cọc" nêu trên có thể quy định trong hồ sơ yêu cầu là bằng tiền mặt có phù hợp với quy định hiện hành không? Hay bắt buộc phải đặt cọc bằng séc?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại Khoản 1, Mục 9 Chương I Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo một trong các hình thức: Đặt cọc hoặc thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành.

Trường hợp sử dụng thư bảo lãnh thì phải áp dụng theo Mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu độc lập hoặc Mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu liên danh theo quy định tại hồ sơ yêu cầu này hoặc một Mẫu thư bảo lãnh khác nhưng phải bao gồm đầy đủ nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu.

Theo đó, hình thức đặt cọc được hiểu là việc thực hiện bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt hoặc bằng séc (bảo chi).

Xin chào! Tôi đang tìm hiểu các quy định về đấu thầu, tôi có chút thắc mắc mong được tư vấn như sau: Nhà thầu có được phép đặt cọc, thực hiện bảo đảm dự thầu bằng các tài sản khác ngoài tiền mặt không? Xin giải đáp giúp tôi.

Bảo lãnh dự thầu bằng séc là như thế nào năm 2024

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật đấu thầu 2013' onclick="vbclick('34B1E', '293598');" target='_blank'>Điều 4 Luật đấu thầu 2013 thì:

"1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu."

Theo hướng dẫn tại Khoản 1, Mục 9 Chương I Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh ban hành kèm theo Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT' onclick="vbclick('47D30', '293598');" target='_blank'>Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT thì nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo một trong các hình thức: Đặt cọc hoặc thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành.

Trường hợp sử dụng thư bảo lãnh thì phải áp dụng theo Mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu độc lập hoặc Mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu liên danh theo quy định tại hồ sơ yêu cầu này hoặc một Mẫu thư bảo lãnh khác nhưng phải bao gồm đầy đủ nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu.

Theo đó, hình thức đặt cọc được hiểu là việc thực hiện bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt hoặc bằng séc (bảo chi). Như vậy, nhà thầu khi thực hiện đặt cọc thực hiện bảo bảo dự thầu không thể sử dụng các tài sản khác ngoài tiền mặt.

Theo hướng dẫn tại Mục 9 và Mục 21 Chương I Mẫu số 04 – Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng được thực hiện theo một trong các hình thức: đặt cọc hoặc thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành.

Theo đó, trường hợp hồ sơ yêu cầu cho phép nhà thầu được thực hiện bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức đặt cọc thì nhà thầu có thể nộp bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng séc hoặc bằng tiền mặt.

Theo hướng dẫn tại Mục 19.1 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ (Mẫu số 01) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 5/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng séc (đối với trường hợp đặt cọc) như quy định tại Mục 19.2 CDNT. Để bảo đảm tịch thu được bảo đảm dự thầu trong trường hợp nhà thầu vi phạm khi tham dự thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu nộp séc bảo chi.

Theo đó, khi tham dự thầu gói thầu xây lắp, nhà thầu có thể nộp bảo đảm dự thầu bằng thư bảo lãnh hoặc đặt cọc bằng séc với giá trị, hiệu lực và các yêu cầu khác theo hồ sơ mời thầu.