Tiền lương yêu cầu là gì

Trên thị trường lao động ngày càng phong phú như hiện nay, để nhà tuyển dụng đưa ra một mức lương hợp lý không phải là điều đơn giản. Nhưng có 5 yếu tố cơ bản sau là kim chỉ nam cho việc đánh giá mức lương ứng với vị trí công việc.

1. Yếu tố tâm lý
Đã có rất nhiều người đề cập đến yếu tố này, yếu tố không dễ dàng xác định và đưa ra tiêu chuẩn cụ thể. Tuy vậy, theo lý thuyết quản lý nhân lực, tâm lý là một yếu tố rất quan trọng.

Tâm lý, hay nói một cách khác là phản ứng đối với mức lương cao là tiêu chí hàng đầu để quyết định tiền lương. Khái niệm này bao gồm cả hai phương diện: yêu cầu khi đặt ra mức lương của nhân viên, khối lượng của công việc nhân viên dự định sẽ thực hiện tương ứng với số tiền; tiêu chuẩn mức lương chấp nhận và yêu cầu đặt ra cho mức lương đó của nhà tuyển dụng.

2. Yếu tố thị trường
Yếu tố thị trường là yếu tố khách quan tổng thể, bao gồm nhiều yếu tố có liên quan đến môi trường khác bao gồm vật giá, tiền tệ, mức tăng trưởng kinh tế thị trýờng. Tính hiếm hoi của nhân tài, cán cân giữa nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng. Ví dụ điển hình là những năm gần đây khi số lượng người có bằng MBA được đào tạo ở nước ngoài ngày càng tăng, yêu cầu cho nghành nghề này ngày càng khắt khe hơn và mức lương trunh bình lại cũng giảm đi.

3. Yếu tố ngành nghề
Tổng hợp các yếu tố như đầu tư cho phát triển ngành nghề sẽ ảnh hưởng lớn đến mức chênh lệch của mức lương tiềm năng [mức lương có khả năng chi trả] và mức lương thực tế. Bản thân mỗi ngành nghề đã luôn tồn tại sự khác nhau về quy mô, diện tích mặt bằng, quyền lực quản lý nên mức lương cũng khác nhau. Nhìn chung, ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn hóa càng cao, thời gian đào tạo càng lâu thì mức lương khởi điểm cũng càng cao. Tuy nhiên hiện nay, yếu tố này lại bị yếu tố thị trường lấn át nên mức lương thực tế có độ chênh lệch nhiều so với mức lương tiềm năng.

4. Yếu tố tự thân
Phải xem xét kĩ càng đến sự phù hợp giữa đặc thù ngành nghề với kĩ năng được đào tạo, năng khiếu cũng như định hướng nghề nghiệp. Cho dù một địa phương nào đó có đang thiếu nhân tài, ngành nghề đó đang đầy triển vọng, tóm lại tất cả các yếu tố trên đang ở tình trạng tốt nhất song nếu như cá nhân người lao động không phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức lương. Trình độ đào tạo chưa tới hoặc vượt quá xa so với yêu cầu đều khiến cho mức lương không phù hợp.

Trong thời đại mới, mỗi cá nhân nên định hướng cho mình nghề nghiệp rõ ràng ngay từ đầu đồng thời tập trung học tập các kiến thức chuyên môn, và cũng không quên rèn luyện các kỹ năng cơ bản của cuộc sống như ngoại ngữ, tin học, kế toán... Những điều thu lượm được vừa nâng cao sức cạnh tranh của bạn vừa có thể giúp bạn tìm được công việc tạm thời khi công việc phù hợp chuyên môn với mức lương hợp lý chưa đến với bạn.

5. Yếu tố thời cơ
Điều đáng cân nhắc cuối cùng là thời cơ. Một thời cơ tốt khi các yếu tố đều được kết hợp hài hòa, một nguyên tắc đúng cho tất cả các ngành nghề. Doanh nghiệp cũng giống như một sinh vật sống cũng có những chu kỳ, bản thân người ứng viên cũng có những vận hội của mình. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không nắm bắt được cơ hội như thế thật khó có được lần hai.

Tất nhiên còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức lương, có những lúc gọi chung chung là số mệnh, mà bản chất của duyên mệnh chính là sự phối hợp giữa các yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng số mệnh chính là do con người tạo ra. Hãy nắm bắt sự đổi thay của thế giới, hãy ý thức rõ ràng hơn về chính con người mình, doanh nghiệp mình để tìm ra được mức lương thỏa mãn cả hai phía: nhà tuyển dụng cảm thấy trả công cho bạn như thế là xứng đáng và bạn cũng vui vẻ làm việc tích cực với mức lương đó.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản.

Thuật ngữ lương cơ bản được nhắn đến rất nhiều trong đời sống, nhất là những khi tìm việc làm hoặc trao đổi với bạn bè, chúng ta sẽ thường gặp những câu hỏi như “lương cơ bản của công việc này là bao nhiêu?”.

Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng lương cơ bản là thuật ngữ được dùng để mô tả mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm việc tại một vị trí nào đó, phụ thuộc vào trình độ, yêu cầu năng lực của người lao động.

Ngoài ra, lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản tiền phụ cấp, hỗ trợ của người sử dụng lao động dành cho người lao động.

Lương cơ bản là gì? Mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2022 là bao nhiêu?

Lương cơ bản của người lao động hiện nay là bao nhiêu?

Như đã phân tích ở trên, pháp luật nước ta không có quy định nào đề cập hoặc điều chỉnh về lương cơ bản. Có thể hiểu rằng lương cơ bản là lương thấp nhất mà người lao động làm việc tại một vị trí nhận được và không tính những khoản phụ cấp, hỗ trợ.

Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức

Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:

Lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương

Theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a] Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b] Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c] Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay của cán bộ, công chức, viên chức là 1.490.000 đồng mỗi tháng.

Hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Xem toàn bộ hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức: Tại đây.

- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:

Lương cơ bản của người lao động làm việc cho doanh nghiệp, cá nhân sẽ là mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chưa bao gồm phụ cấp, các khoản chi phí hỗ trợ.

Theo đó thì lương cơ bản của người lao động sẽ được các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân biệt được lương cơ bản không phải là lương tối thiểu vùng.

Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.

Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.

+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.

+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.

+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.

Như vậy, mức lương cơ bản của người lao động làm theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp, cá nhân thì sẽ từ 4.680.000 đồng/tháng ở vùng I, 4.160.000 đồng/tháng ở vùng II, 3.640.000 đồng/tháng ở vùng III, 3.250.000 đồng/tháng ở vùng IV trở lên.

Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Theo như quy định trên thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Như đã phân tích ở trên thì mức lương cơ bản sẽ không bào gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.

Chủ Đề