Ban tsqs là gì

Trường Sĩ quan Không quân đào tạo phi công quân sự, sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu không quân, nhân viên kỹ thuật hàng không cho Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam và hợp tác đào tạo quốc tế.

Hệ đào tạo: Đại học - Cao đẳng
Địa chỉ: Cổng 3 đường Biệt Thự, TP. Nha Trang, Khánh Hòa

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH

1. Tổ chức tuyển sinh

a] Hồ sơ
Mỗi thí sinh làm 2 bộ hồ sơ riêng biệt: 01 hồ sơ đăng ký sơ tuyển do Ban TSQS Bộ Quốc phòng phát hành, 01 hồ sơ đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT phát hành.
Mẫu biểu hồ sơ sơ tuyển do Ban tuyển sinh Bộ Quốc phòng phát hành như năm 2020.

b] Đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển
+ Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh [gọi chung là Ban TSQS cấp huyện]; thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương [gọi chung là Ban TSQS cấp trung đoàn];

+ Khi đăng ký sơ tuyển, mỗi thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 vào một trường trong Quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển; các nguyện vọngcòn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường Quân đội, thực hiện đăng ký theo quy định của Bộ GD-ĐT. Các trường Quân đội và trường Công an đều chỉ xét tuyển đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 [thí sinh đã tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Công an thì không tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Quốc phòng].

Riêng hệ cao đẳng KTHK của Trường: Thí sinh làm 02 hồ sơ nguyện vọng 1. Trong đó: 01 hồ sơ thi vào các trường đại học bất kỳ ngoài quân đội theo mẫu của Bộ GD-ĐT nộp tại trường THPT. 01 hồ sơ làm tại Ban Chỉ huy Quân sự địa phương theo mẫu của Bộ Quốc phòng [thí sinh khai báo trên hệ thống tuyển sinh của trường THPT. Không khai nguyện vọng vào hệ cao đẳng trường SQKQ].

+ Thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ đăng ký sơ tuyển và trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển theo đúng thời gian quy định tại Ban TSQS cấp huyện [đối với thanh niên ngoài Quân đội] hoặc tại Ban TSQS cấp trung đoàn [đối với quân nhân đang tại ngũ];

Do mỗi trường có các tiêu chuẩn khác nhau, nhất là về tiêu chuẩn sức khỏe, vì vậy thí sinh phải đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 [nguyện vọng cao nhất] vào một trường Quân đội và chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1.

Trong hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, các thí sinh thuộc diện được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, nộp 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên hợp lệ, đối tượng là con thương binh, con bệnh binh, con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh", phải có bản photocopy có công chứng Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh.v.v...

Khi đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, thí sinh phải mang theo giấy chứng minh nhân dân [hoặc thẻ căn cước công dân], sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để cán bộ thu hồ sơ đối chiếu [thí sinh không phải nộp bản sao học bạ THPT hoặc bản sao trích lục học bạ THPT].

- Đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT:
Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ: Ban TSQS cấp trung đoàn hoặc tương đương chịu trách nhiệm liên hệ, mua hồ sơ, hướng dẫn thí sinh làm thủ tục và đăng ký dự Kỳ thi THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT cho quân nhân đã qua sơ tuyển đủ tiêu chuẩn.

- Về môn thi:
+ Thí sinh chưa tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi, môn thi để xét công nhận tốt nghiệp và đăng ký dự thi thêm các bài thi, môn thi phù hợp với bài thi, môn thi trong tổ hợp các môn thi để xét tuyển đại học, cao đẳng do các học viện, trường Quân đội quy định;

+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, đăng ký dự thi các bài thi, môn thi phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường đại học, cao đẳng mà thí sinh có nguyện vọng dự tuyển.

Thông tin về tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các học viện, trường trong Quân đội sẽ được đăng trên các trang thông tin điện tử cổng thông tin điện tử Bộ GD, ĐT; BQP và tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng trong Quân đội năm 2021".

- Xét duyệt hồ sơ:
Đăng ký sơ tuyển bước đầu do các đơn vị, địa phương tiến hành. Sau khi nhận được hồ sơ tuyển của các địa phương và đơn vị, Ban tuyển sinh Trường, tiến hành xét duyệt hồ sơ đăng ký dự tuyển, xác định số thí sinh đủ điều kiện dự tuyển để báo cáo Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định. Đồng thời báo cáo Quân chủng và Bộ quốc phòng theo đúng lịch trình chung.

Đối với những thí sinh không đủ tiêu chuẩn sơ tuyển, hoặc trúng tuyển nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, phải có văn bản thông báo rõ lý do tới thí sinh, gia đình thí sinh và cơ quan tuyển sinh nơi thí sinh đăng ký sơ tuyển theo đúng quy định.

Dựa trên kết quả sơ tuyển, Ban Thư ký tuyển sinh Trường tiến hành tổng hợp báo lên danh sách thí sinh đủ điều kiện đăng ký dự tuyển.

c] Khối thi, tổ hợp môn thi
- Tuyển sinh vào đào tạo phi công quân sự, cao đẳng KTHK: Xét tuyển trên cơ sở kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại cụm thi do Sở Giáo dục các địa phương chủ trì. Tổ hợp môn thi xét tuyển: A00[Toán, Lý, Hóa]; A01[Toán, Lý, Anh văn].
- Tuyển sinh đào tạo trung cấp KTHK ngắn hạn tập trung [NHTT]: Xét tuyển theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng

d] Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển
- Phi công quân sự: Chỉ xét tuyển những thí sinh đã qua sơ tuyển, đủ điều kiện xét tuyển. Đăng ký và tổ chức xét tuyển trên Hệ thống Thi tuyển sinh Quốc gia của Bộ GD-ĐT.

- Cao đẳng kỹ thuật hàng không: Xét tuyển theo phương thức riêng. Những thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển, có giấy báo đủ điều kiện xét tuyển, khi có Giấy báo kết quả thi, thí sinh phô tô gửi phiếu kết quả kèm theo hồ sơ xét tuyển [hồ sơ xét tuyển sẽ hướng dẫn trong Giấy báo Đủ điều kiện sơ tuyển gửi cho thí sinh] về Trường để xét tuyển.

Chủ Đề