Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia là gì


Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:
a.Em hãy chép thuộc lòng 6 câu thơ đầu đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
b.Đoạn thơ trên cho thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào?
c.Giải thích nghĩa của từ "khóa xuân"?
d.Vì sao tác giả lại viết "vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung"? Theo em, những hình ảnh "cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia" là hình ảnh tả thực hay tưởng tượng? Nêu tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh này?
Bài 2:
Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Thúy Kiều.
a.Trong cảnh ngộ của mình Thúy Kiều đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không, tại sao?
b.Vì sao khi nhớ đến Kim Trọng, tác giả dùng từ "tưởng" [Tưởng người dưới nguyệt chén đồng] còn khi nhớ đến cha mẹ tác giả lại dùng từ "xót"[Xót người tựa của hôm mai]?
c.Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
d.Viết một đoạn văn dài từ 10 đến 12 câu theo lối quy nạp phân tích tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong tám câu thơ. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một tình thái từ.
Bài 3:
Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.
a.Cảnh vật ở đây là thực hay hư?Mỗi cảnh vật được miêu tả theo bút pháp "tả cảnh ngụ tình", đúng hay sai?
b.Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong 8 câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngũ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Cảm ơn mọi người nhiều ạ :3

 

hoangkongu said:

Bài 1:
a.Em hãy chép thuộc lòng 6 câu thơ đầu đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
b.Đoạn thơ trên cho thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào?
c.Giải thích nghĩa của từ "khóa xuân"?
d.Vì sao tác giả lại viết "vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung"? Theo em, những hình ảnh "cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia" là hình ảnh tả thực hay tưởng tượng? Nêu tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh này?
Bài 2:
Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Thúy Kiều.
a.Trong cảnh ngộ của mình Thúy Kiều đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không, tại sao?
b.Vì sao khi nhớ đến Kim Trọng, tác giả dùng từ "tưởng" [Tưởng người dưới nguyệt chén đồng] còn khi nhớ đến cha mẹ tác giả lại dùng từ "xót"[Xót người tựa của hôm mai]?
c.Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
d.Viết một đoạn văn dài từ 10 đến 12 câu theo lối quy nạp phân tích tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong tám câu thơ. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một tình thái từ.
Bài 3:
Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.
a.Cảnh vật ở đây là thực hay hư?Mỗi cảnh vật được miêu tả theo bút pháp "tả cảnh ngụ tình", đúng hay sai?
b.Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong 8 câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngũ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Cảm ơn mọi người nhiều ạ :3

Bấm để xem đầy đủ nội dung ...

Có quá nhiều câu hỏi bạn có thể tách ra thành nhiều topic để được hỗ trợ nhanh hơn nhé

Bài 1:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng​


b.
Đoạn thơ trên cho thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh: bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, tâm trạng chất chứa nỗi buồn tủi, xót xa cho thân phận của mình
c.
"Khoá xuân" có nghĩa là khoá kín tuổi xuân, bị giam lỏng không thể thoát ra, từ ngữ này hàm chứa nỗi xót xa, mỉa mai về thân phận của Thúy Kiều
d.
- Tác giả viết "vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung" vì từ trên lầu cao nhìn ra, Thúy Kiều chỉ thấy những dãy núi mờ xa, đến đêm chỉ thấy ánh trăng treo trên nền trời đen kịt. Chỉ có những sự vật ấy ở chung, bầu bạn với nàng
- Những hình ảnh "cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia" có thể là hình ảnh tả thực cũng có thể là những hình ảnh tưởng tượng mang tính ước lệ tượng trưng
- Tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh này: Gợi sự mênh mông rợn ngợp của không gian, quang cảnh rộng lớn đối lập với sự trơ trọi, chênh vênh của lầu Ngưng Bích -> diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều

Bài 2:
a.
- Trong cảnh ngộ của mình, Thúy Kiều đã nhớ tới cha mẹ và Kim Trọng
- Nàng nhớ Kim Trọng trước rồi nhớ cha mẹ sau
- Nhớ như thế có hợp lý bởi:
+ Khi nàng quyết định bán mình chuộc cha và em là đã tạm tròn chữ "hiếu" với cha mẹ nhưng lại sang dở chữ "tình" nên luôn mang mặc cảm có lỗi với Kim Trọng
+ Hơn nữa, nàng bị lừa, bị thất thân với Mã Giám Sinh nên càng cảm thấy bản thân không xứng đáng với Kim Trọng
b.
Khi nhớ đến Kim Trọng, tác giả dùng từ "tưởng" [Tưởng người dưới nguyệt chén đồng] còn khi nhớ đến cha mẹ tác giả lại dùng từ "xót"[Xót người tựa của hôm mai] vì:
- Chữ "tưởng"
+ Là nhớ, là mơ tưởng về kỉ niệm đẹp dưới đêm trăng có lời thề giữa hai người
+ Tưởng còn là xót xa, thương cho Kim Trọng vẫn còn chờ đợi, thương cho mình khi phải dấn thân vào bước lạc loài
- Chữ "Xót"
+ Là lo lắng cho cha mẹ đang ngày đêm tựa cửa ngóng tin con gái
+ Là sự tự trách vì chưa tròn chữ "hiếu", không thể ở bên chăm sóc cha mẹ
c.
Tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng:
+ Tấm lòng vị tha, là một người tình thủy chung son sắc, trước sau như một
+ Một người con hiếu thảo, quên đi bản thân mà nghĩ tới cha mẹ
d.
Gợi ý:
- Giới thiệu tác giả, đoạn trích

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm."

Không biết sẻ chia với ai, Kiều tự trò chuyện, tâm sự với chính mình, hướng nỗi nhớ của mình về những người thân yêu nhất
- Nỗi nhớ chàng Kim
+ Người đầu tiên mà Thúy Kiều nhớ tới là Kim Trọng. Có người cho rằng Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước là không hợp lý nhưng ta cần tìm hiểu rõ để thấy được sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du. Khi nàng quyết định bán mình chuộc cha và em tức là đã tạm tròn chữ hiếu nhưng lại dang dở chữ tình nên luôn mang mặc cảm có lỗi với Kim Trọng.
+ Nhớ chàng Kim, Kiều nhớ đến đêm thề nguyện đính ước, nàng tưởng tượng chàng Kim đang ngày đêm mòn mỏi chờ mong tin tức của mình
+ Câu thơ "tấm son gột rửa bao giờ cho phai" có thể hiểu theo hai nét nghĩa. Đó là tấm lòng son sắc thủy chung của Kiều đã bị hoen ố, không thể gột rửa, cũng có thể hiểu đó là tấm lòng thủy chung của Kiều với Kim Trọng sẽ không bao giờ nhạt phai
- Nỗi nhớ cha mẹ
+ Nghĩ về cha mẹ lòng Kiều ngập tràn thương xót, nàng lo lắng cho cha mẹ ngày đêm tựa cửa ngóng trông tin nàng, lo cho nàng
+ Nàng đau đớn tự trách bản thân vì chưa tròn chữ hiếu, không thể ở bên để nâng giấc cho cha mẹ
=> Như vậy, mặc dù Kiều rất đau khổ và cô đơn ở lầu Ngưng Bích nhưng nàng đã quên đi nỗi khổ của chính mình để để lo lắng cho cho người thân. Qua đó ta thấy nàng là một người tình thủy chung, người con hiếu thảo và là một người giàu lòng vị tha

Bài 3:
a.
- Cảnh vật ở đây đều là hư
- Mỗi cảnh vật được miêu tả theo bút pháp "tả cảnh ngụ tình": đúng
b.
- Cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong 8 câu thơ cuối: tác giả sử dụng thật tài tình điệp ngữ "buồn trông" khởi đầu mỗi cặp lục bát mở ra những nỗi buồn triền miên, chồng chất. Sau mỗi điệp ngữ là một hình ảnh hay một từ láy tạo ra hiệu quả nghệ thuật lớn
- Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng buồn, đau xót, sợ hãi của Kiều trước sóng gió cuộc đời, buồn mà trông ra tứ phía, nhưng trông mà vô vọng, nỗi sợ hãi của Kiều dần tăng lên theo điệp khúc "buồn trông" ấy

 

Chủ Đề