Tiêm vaccine có bị mất kinh nguyệt không

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Alison Edelman, Giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Sức khỏe và khoa học Oregon [Mỹ], cho biết: "Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu xem xét về mức độ ảnh hưởng của tiêm vaccine phòng COVID-19 đến kinh nguyệt của phụ nữ".

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu ẩn danh, cụ thể những phụ nữ nhập thông tin về kinh nguyệt của họ và đồng ý chia sẻ thông tin cho mục đích nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tập trung phân tích đánh giá khoảng 4.000 phụ nữ, trong đó có khoảng 2.400 người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 [chủ yếu là vaccine Moderna hoặc Pfizer].

Kết quả cho thấy, so với 3 tháng trước khi tiêm phòng, những phụ nữ đã tiêm vaccine phòng COVID-19 có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn một chút sau mũi vaccine thứ nhất và thứ hai: trung bình dài hơn 1 ngày. Điều này cũng có nghĩa là khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn một chút, nhưng số ngày hành kinh thì không thay đổi. Trong khi đó, nhóm phụ nữ chưa tiêm vaccine thì không có sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.

Vaccine phòng COVID-19 làm khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn

Theo nhóm nghiên cứu, sự thay đổi về thời gian chu kỳ kinh nguyệt này vẫn nằm trong giới hạn bình thường về sức khỏe sinh sản phụ nữ.

"Hầu hết phụ nữ có thể sẽ không nhận thấy sự thay đổi trong vòng chưa đầy 1 ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian trung bình của các đối tượng nghiên cứu, nên thực tế có những phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh kéo dài hơn 1 ngày, và chính điều này gây ra sự lo lắng ở một số người" – Nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Nhóm nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể tạm thời gây kéo dài một chút chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Và nghiên cứu mới chỉ tập trung đánh giá về thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt chứ không phân tích về các thay đổi khác liên quan tới kinh nguyệt như số ngày hành kinh,…

2. Ý kiến chuyên gia

Tiến sĩ Alison Edelman cho biết: "Kết quả nghiên cứu mới này giúp trấn an và cũng xác nhận những gì đã được những phụ nữ phản hồi sau tiêm vaccine. Tuy nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên khi tiêm phòng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bởi vì có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt".

Chưa có bằng chứng cho thấy tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn.

"Vaccine phòng COVID-19 đã tạo ra đáp ứng miễn dịch chủ động và mạnh mẽ, trong đó cơ thể sản sinh ra cytokine kích thích hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Nhưng cytokine cũng có thể ảnh hưởng đến "đồng hồ sinh học" đảm bảo các quá trình khác nhau của cơ thể hoạt động theo đúng lịch trình. Vì vậy, đây có thể là lý do khiến thời gian chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị chênh lệch một chút trong tháng đó" - Edelman cho biết thêm.

Candace Tingen, chuyên gia tại Viện Sức khỏe trẻ em và phát triển con người quốc gia ở Bethesda [Mỹ], cho biết: "Ở đâu có sự thiếu hụt thông tin, ở đó có thể xuất hiện những thông tin sai lệch. 

Nghiên cứu này thuộc dự án đánh giá các mối liên quan giữa việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và những thay đổi về kinh nguyệt. 

Mục đích của nghiên cứu là cung cấp đầy đủ những thông tin chính xác, khoa học có liên quan đến sức khỏe trước khi phụ nữ tham gia tiêm chủng. Trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, một số phụ nữ đã phản hồi về những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt mà họ cho rằng có liên quan đến vaccine phòng COVID-19".

"Mặc dù đã có những thông tin chính thống về một số tác dụng không mong muốn khi tiêm vaccine phòng COVID-19, nhưng thực tế những thay đổi về kinh nguyệt chưa được theo dõi trong quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine" - Tingen nói.

Các nhà khoa học cho biết, kết quả nghiên cứu này không đề cập đến mối liên quan giữa tiêm vaccine phòng COVID-19 và khả năng sinh sản ở phụ nữ, vấn đề liên quan tới nhiều thông tin sai lệch đang phổ biến. Tuy nhiên, tất cả dữ liệu khoa học thu thập được tại thời điểm này đều có thể giúp các phụ nữ yên tâm rằng: "Chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn".

//suckhoedoisong.vn/vaccine-phong-covid-19-co-anh-huong-toi-kinh-nguyet-cua-phu-nu-nhu-the-nao-169220110105514876.htm

BS. Mẫn Thu

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Cailungo, San Marino, Italy. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Một nghiên cứu công bố ngày 6/1 trên tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy nhiều phụ nữ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 ghi nhận hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt chậm gần 1 ngày so với những người chưa tiêm vaccine.

Nghiên cứu trên do Chính phủ Mỹ tài trợ, được thực hiện với sự tham gia của gần 4.000 tình nguyện viên. Tác giả nghiên cứu, chuyên gia Alison Edelman của Trường Khoa học và sức khỏe Oregon, cho biết các tác động của tiêm vaccine chỉ ở mức nhẹ và sẽ chỉ mang tính tạm thời.

Bà cho biết phát hiện này "rất thuyết phục" và đã được những người từng trải qua những thay đổi này xác nhận.

Nghiên cứu cũng giúp phản bác những thông tin sai trái phản đối tiêm phòng được lan truyền trên mạng xã hội. Việc chu kỳ tăng thêm một ngày không đáng kể về mặt lâm sàng.

[Tiêm vaccine lúc mang thai không liên quan đến biến chứng khi sinh]

Theo Liên đoàn quốc tế về phụ khoa và sản khoa, bất cứ thay đổi nào trong vòng dưới 8 ngày được xếp vào loại bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng con số chính xác không giống nhau ở tất cả mọi người, và cũng khác nhau tùy theo giai đoạn cuộc đời của mỗi người, cũng như có thể thay đổi trong thời gian bị stress.

Trong nghiên cứu trên, khoảng 2.400 người đã tiêm phòng, đa số tiêm vaccine của Pfizer [55%], tiếp theo là vaccine của Moderna [35%] và vaccine của Johnson & Johnson [7%]. Khoảng 1.500 người chưa tiêm phòng.

Đối với nhóm được tiêm, dữ liệu thu thập từ 3 kỳ kinh liên tiếp trước khi tiêm và 3 kỳ liên tiếp bao gồm cả trong và sau khi tiêm. Đối với nhóm chưa tiêm, dữ liệu được thu thập là 6 chu kỳ liên tiếp.

Kết quả cho thấy sau mũi tiêm đầu tiên, chu kỳ dài thêm trung bình 0,64 ngày còn sau mũi thứ hai là thêm 0,79 ngày so với người chưa tiêm vaccine. Phản ứng miễn dịch của vaccine có thể gây ra thay đổi này.

Nhóm nghiên cứu hy vọng thu thập thêm dữ liệu về các chu kỳ tiếp theo của những người đã tiêm để khẳng định thời gian chu kỳ trở lại bình thường và mở rộng nghiên cứu ra toàn cầu để xác định các tác động khác nhau của các dòng vaccine khác nhau./.

Bích Liên [TTXVN/Vietnam+]

Theo tiến sĩ Jackie Maybin, thành viên Nghiên cứu Lâm sàng Cao cấp và Chuyên gia Tư vấn Phụ khoa tại Trung tâm Sức khỏe Sinh sản MRC của Đại học Edinburgh [Anh Quốc]: “Rất khó để biết được liệu những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt là do tác động trực tiếp của vắc xin hay là do tác động của đại dịch.”

Nguyên nhân là vì cơ chế gây ra rối loạn kinh nguyệt rất khác nhau ở mỗi người. Việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt do 3 cơ quan não bộ, buồng trứng và tử cung phối hợp thực hiện. Đây là lý do mà tiến sĩ Maybin cho rằng, rối loạn kinh nguyệt có thể là do tác động lên phần não điều khiển hormone sinh sản, tác động lên buồng trứng hoặc tác động trực tiếp đến niêm mạc tử cung [nơi rụng trứng trong kỳ kinh]. Vị tiến sĩ này đã giải thích từng trường hợp cụ thể như sau:

Rối loạn kinh nguyệt do tác động lên phần não điều khiển hormone sinh sản

Trong giai đoạn bị căng thẳng, nhất là khi đại dịch đang hoành hành, cơ thể tạm thời điều tiết hệ thống sinh sản bên trong để tránh mang thai và bảo tồn năng lượng. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể ở cấp độ não bộ, giúp giải thích một số thay đổi về kinh nguyệt được quan sát thấy trong đại dịch ở người bị bệnh COVID-19 hoặc người đã tiêm chủng.

Rối loạn kinh nguyệt do tác động lên buồng trứng

Mục đích của việc tiêm chủng phòng COVID-19 là để kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể nhằm bảo vệ chống lại sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong tương lai. Khi xảy ra các phản ứng miễn dịch, buồng trứng có thể bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn. Các phản ứng này làm thay đổi quá trình sản xuất hormone của buồng trứng trong một hoặc hai chu kỳ. Đây chính là lý do một số người bị rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin phòng COVID-19. Một vài biểu hiện của tình trạng này là chảy máu không đều, bất thường hoặc nhiều hơn trong kỳ kinh.

Rối loạn kinh nguyệt do tác động trực tiếp đến niêm mạc tử cung

Phản ứng miễn dịch cũng có thể tạm thời làm thay đổi cách niêm mạc tử cung bị phá vỡ và bong ra, khiến kinh nguyệt trở nên nặng hơn.

Bổ sung cho luận điểm trên, phía Trường Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia [RCOG] cũng khẳng định, bất kỳ thay đổi nào trong chu kỳ kinh nguyệt sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 đều có khả năng là kết quả của phản ứng miễn dịch sau khi tiêm chủng, chứ không phải là do một thành phần cụ thể của vắc xin gây ra.

Bên cạnh đó, tiến sĩ Alison Edelman, Giáo sư chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon ở Hoa Kỳ, cho rằng, hệ thống miễn dịch và hệ thống sinh sản có mối liên hệ với nhau. Theo tiến sĩ, một số tế bào miễn dịch truyền tín hiệu cũng có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Với mối quan hệ đó, hoàn toàn có khả năng việc kích hoạt hệ thống miễn dịch thông qua tiêm chủng có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Mặc dù vậy, vẫn có những trường hợp rối loạn kinh nguyệt sau tiêm chủng phòng COVID-19 không phải do vắc xin. Quá trình điều tra kết quả báo cáo về tình trạng thay đổi trong chu kỳ kinh hậu chủng ngừa COVID-19 cho thấy, nguyên nhân của những sự thay đổi này là do một số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hormone và một số trường hợp là do chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên vốn dĩ đã không đều.

Vắc xin phòng COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Theo tiến sĩ Jo Mountfield, Phó Chủ tịch RCOG, không có bằng chứng nào cho thấy những thay đổi tạm thời trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây ra tác động đến khả năng sinh sản hoặc khả năng có con trong tương lai.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Sarah Hardman khẳng định: “Không có bằng chứng cho thấy khả năng sinh sản bị ảnh hưởng bởi việc nhiễm virus SARS-CoV-2 hay tiêm chủng phòng COVID-19.” Tiến sĩ cũng cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy hiệu quả của biện pháp tránh thai nội tiết tố bị ảnh hưởng bởi vắc xin phòng COVID-19.

Video liên quan

Chủ Đề