Giải bài tập bức tranh của em gái tôi

1. Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

a] Nhân vật chính trong truyện là ai ? [Kiều Phương, người anh trai hay cả hai ?] Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính ?

b] Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ?

3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh [nhân vật kể chuyện] và cho biết :

a] Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm : từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b] Vì sao khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa ?

c] Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" của em gái : Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

4. Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện [Tôi không trả lời mẹ ... lòng nhân hậu của em con đấy] ? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh ?

5. Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện ? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này [tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu, ...] ?

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 : Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

Kiều Phương là cô bé hay lục lọi đồ vật và bôi bẩn mặt mình. Hóa ra em tự chế màu vẽ và vẽ rất đẹp.

Người anh khi phát hiện ra em có tài năng thì ghen tị và mặc cảm, tình cảm với em gái không thân như trước.

Nhờ đi xem bức tranh giải nhất của em gái, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em đồng thời cũng nhận ra những hạn chế, thiếu sót của mình.

Câu 2 : Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau :

a] Nhân vật chính trong truyện là ai ? [Kiều Phương, người anh trai hay cả hai ?] Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính ?

b] Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ?

Trả lời :

a] Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn.

b] Truyện được kể theo lời và ý nghĩ của người anh. Cách kể này có tác dụng : tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặc khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩ thầm kín.

Câu 3 : Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh [nhân vật kể chuyện] và cho biết :

a] Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm : từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b] Vì sao khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa ?

c] Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" của em gái : Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Trả lời :

a] Diễn biến tâm trạng của người anh :

- Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ : Người anh rất tò mò và hiếu kì ["Tôi bắt gặp; Tôi quyết định theo dõi ..."].

- Khi tài năng hội họa của cô em gái được phát hiện : Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của em gái [Tôi luôn cảm thấy mình bất tài...; Tôi chỉ muốn gục xuống khóc... ; chỉ cần một lỗi nhỏ của nó là tôi gắt um lên...]

- Khi đứng trước bức anh "Anh trai tôi" được giải nhất : Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân [Tôi giật sững người -> ngỡ ngàng -> hãnh diện -> xấu hổ -> nhìn như thôi miên...]

b] Khi tài năng hội họa của em gái mình được phát hiện, người anh có tâm trạng không thể thân với em gái được bởi vì "luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài". Hành động ngồi bên bàn học muốn gục xuống khóc; chỉ cần một lỗi nhỏ của em gái là gắt um lên và sau đó xem bức tranh và nén tiếng thở dài cho thấy sự tự ti mặc cảm đã dẫn tới sự ghen tị nhỏ nhen ở người anh rất bất công với cô em gái của mình.

c] Tâm trạng "ngỡ ngàng", là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt "tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ"; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.

Câu 4 : Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện [Tôi không trả lời mẹ ... lòng nhân hậu của em con đấy] ? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh ?

Đoạn kết tác phẩm, người anh không trả lời câu hỏi mộc mạc của em mà cậu ta lại hiểu câu nói đó đầy ẩn ý. Cậu muốn mẹ hiểu mình đang hối hận và đã có thái độ hoàn toàn khác với người em nhân hậu.

Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhạy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.

Câu 5 : Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện ? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này [tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu, ...] ?

Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tự chế màu vẽ, ham học vẽ. Cái tên Mèo [lem nhem, xấu xí] do người anh đặt không hề làm cho Phương mất lòng. Khi được phát hiện có tài năng hội họa, Phương vẫn đối xử bình thường với mọi người. Người anh dù xét nét, gắt um lên, nhưng Phương vẫn yêu quý anh, vẫn chọn anh làm đối tượng vẽ tranh vì anh là "thân thuộc nhất". Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.

II. Luyện tập

Câu 1 : Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.

Đoạn văn tham khảo 

Nhìn bức tranh vừa hao hao giống mình vừa như từ một thế giới cổ tích nào đến, tôi ngờ ngợ. Mắt tôi như dán vào dòng chữ nắn nót của Kiều Phương đề ở góc tranh: "Anh trai tôi". Tôi thật hãnh diện, nhưng ngay khi gặp cặp mắt cười và cái kéo tay thân thiện nhõng nhẽo của em gái mình, tôi thấy mặt tê tê, máu kéo lên rần rật. Chẳng lẽ dưới mắt em gái tôi, một người anh luôn gắt gỏng và rất ít tỏ ra thiện cảm với nó lại đẹp trong ánh sáng và trời xanh như thế. Cảm xúc đan xen, niềm hãnh diện len vào, hãnh diện vì có cô em gái tài năng, nhân hậu. Sau đó là nỗi xấu hổ, anh không ngờ dưới mắt em mình anh hoàn hảo đến vậy, còn anh thì...

Câu 2 : Giả định một thành viên trong lớp hoặc gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.

Có thể cùng một lớp nhưng thái độ của mỗi người sẽ khác nhau ;

- Có nhiều người rất vui khi bạn mình đạt thành tích xuất sắc : Niềm vui có thể ồn ào của những người bạn trai, lặng lẽ mà tế nhị của bạn gái; có thể biểu lộ bằng lời nói hay hành động.

- Một số ít sẽ ghen tị và buồn những rồi sẽ tự mình thay đổi để cùng chung vui với bạn.

Hướng dẫn soạn Bài 2. Gõ cửa trái tim. Nội dung bài Soạn bài Bức tranh của em gái tôi sgk Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.

SAU KHI ĐỌC

Nội dung chính: 

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa – Kiều Phương. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh ghen tị và nảy sinh thái độ khó chịu. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong cuộc thi vẽ tranh, cậu bất ngờ nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn, tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Câu 1 trang 51 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

Trả lời:

– Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh, xuất hiện ở ngôi thứ nhất.

– Ngôi kể này giúp câu chuyện trở nên chân thực vì nó là câu chuyện của “tôi”.

Câu 2 trang 51 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo – Kiều Phương? Vì sao?

Trả lời:

Điều em thích nhất ở nhân vật Kiều Phương là sự tốt bụng, nhân hậu của cô bé.

Vì cô bé rất yêu quý gia đình, yêu quý người anh trai ruột thịt. Mặc cho người anh trai có ghen tị thì cô bé vẫn yêu quý và dành tình cảm trong sáng cho anh trai của mình.

Câu 3 trang 51 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?

Trả lời:

Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật “tôi” [người anh] trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ:

– Cảm xúc: khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ và muốn khóc.

– Thái độ: không còn xem thường mà thấy có lỗi với em.

– Hành động:

+ Giật sững người.

+ Bám chặt lấy tay mẹ.

+ Nhìn như thôi miên vào dòng chữ trên bức tranh: “Anh trai tôi”.

+ Không trả lời mẹ.

⇒ Tất cả những cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật “tôi” cho thấy người anh đã thay đổi cái nhìn về em, cậu cảm phục, xấu hổ và yêu quý em hơn không phải chỉ vì tài năng mà vì tấm lòng nhân hậu của em.

Câu 4 trang 51 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Nhân vật “tôi” đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” đã thay đổi thái độ, hành động:

– Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ.

– Anh còn ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị.

– Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng.

– Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái.

Câu 5 trang 51 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Trả lời:

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình.

Bài trước:

👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 sgk Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả sgk Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Bức tranh của em gái tôi sgk Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề