Tại sao việt nam không có apple store

“Nếu Apple không mở Store ở Việt Nam thì đó là sự thiếu tôn trọng khách hàng, khi mà iPhone đang bán chạy nhất trong số các smartphone hiện nay”, độc giả Thành Thanh chia sẻ cảm nhận sau khi thông tin Apple sắp có công ty đại diện tại Việt Nam được đăng tải.

Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều tín đồ Táo khuyết tại Việt Nam, khi những cửa hàng Apple đẹp đẽ có mặt tại nhiều nơi trên thế giới, nhưng ở Việt Nam chỉ có các gian trưng bày của đại lý và cách bài trí học theo phong cách Apple Store. Nếu như các fan của iPhone xếp hàng cả đêm bên ngoài Apple Store để chờ mua iPhone mới, thì tại Việt Nam, người tiêu dùng đa phần đặt trước hàng xách tay từ những cửa hàng nhỏ lẻ, hoặc xếp hàng bên ngoài văn phòng các nhà mạng, các đại lý, để mua sớm sản phẩm chính hãng.

Tại Trung Quốc, thị trường mà Apple mới được phép bán sản phẩm chính hãng trong năm ngoái, hiện đã có 5 cửa hàng Apple Store được khai trương. Cửa hàng ở Hàng Châu, Trịnh Châu là hai trong số các Apple Store được mở sớm nhất, cũng chỉ mới khai trương trong tháng 1/2015 – vài tháng sau khi Apple được chính phủ Trung Quốc “bật đèn xanh”. Tại Việt Nam, việc chưa có Apple Store cũng là điều dễ hiểu khi đến hiện tại, việc thành lập công ty Apple Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn hợp thức hóa.

“Tôi không chắc Apple sẽ mở Store của họ tại Việt Nam hay không. Và bản thân Apple Store cũng chỉ mang tính biểu tượng, để làm thương hiệu chứ không để bán sản phẩm”, ông Ngô Quốc Bảo – Giám đốc Trung tâm Phát triển kinh doanh, hệ thống bán lẻ FPT Shop và F.Studio by FPT cho biết. Đại diện hệ thống bán lẻ này cũng cho rằng, nếu Apple Store có mặt tại Việt Nam, đó cũng là một điều tốt với những tín đồ của Táo khuyết khi họ có thêm cơ hội trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.

Apple Store ở London [Anh] trưng bày cả táo thật. Đây là một trong những cách làm hình ảnh của hãng khi Apple Store chỉ mang tính biểu tượng, có tác dụng quảng bá hoặc tư vấn cho khách hàng và phần lớn không đặt nặng việc kinh doanh. Ảnh: Adweek.

Trao đổi với Zing.vn, đại diện một nhà bán lẻ khác cũng cho rằng sự có mặt của Apple Store [nếu có] ở Việt Nam sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đại lý, nhà phân phối có sẵn. Bởi lẽ, số lượng Apple Store sẽ không nhiều [có thể chỉ một cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM] và chưa chắc cả hai nơi này đều bán sản phẩm. Giá bán từ Apple Store và của đại lý cũng sẽ tương đương nhau để tránh xung đột về quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, Apple Store chỉ mang tính chất quảng bá hình ảnh cho Apple, được đặt ở những vị trí sầm uất, đông người qua lại để họ được sờ tận tay sản phẩm, được nhân viên tư vấn hoặc chụp hình lưu niệm.

Với việc thành lập công ty Apple Việt Nam, nếu hãng công nghệ Mỹ có ý định mở Store tại Việt Nam, nhiều khả năng những cửa hàng này sẽ có mặt trong năm sau. Tiến độ này gần giống với những gì Apple đã làm tại Trung Quốc.

Theo số liệu từ các đại lý, iPhone liên tục là sản phẩm có doanh số cao nhất trong nhóm cao cấp trong những năm gần đây. Số liệu từ IDC cho thấy giá bán trung bình sản phẩm của Apple cũng ở mức cao nhất [hơn 12 triệu đồng], vượt xa so với nhiều hãng đối thủ như Sony, HTC, Samsung,.. vốn đang tập trung vào phân khúc tầm trung và giá rẻ.

iPhone là lựa chọn yêu thích của người Việt ở tầm giá trên 10 triệu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà Apple vẫn chỉ coi Việt Nam là thị trường hạng 3.

Thị trường Việt Nam hiện tại có hơn 10 thương hiệu smartphone, nhưng trong phân khúc cao cấp với giá trên 15 triệu thì cuộc chơi gần như chỉ thuộc về hai đại gia Apple và Samsung. 

Mỗi hãng đều chiếm tới gần 50% thị phần ở tầm giá trên 15 triệu, để lại một miếng bánh rất nhỏ cho các thương hiệu còn lại.

Cách hai thương hiệu này làm hình ảnh ở thị trường Việt Nam cũng rất khác biệt. Trong khi Samsung thường xuyên có các hoạt động quảng bá, tài trợ và xuất hiện với các ngôi sao thì Apple gần như không có các hoạt động đó.

Thậm chí theo chia sẻ của một số đơn vị bán lẻ, Việt Nam vẫn chỉ được coi là thị trường hạng ba đối với Táo khuyết.

Từ tầm giá trên 10 triệu, iPhone đã bắt đầu chiếm lĩnh thị phần với những mẫu như iPhone 7 Plus. Đồ họa: Xuân Tiến.

Gần 10 năm vẫn giậm chân tại chỗ

iPhone xuất hiện qua các kênh phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam lần đầu năm 2010, khi một số nhà mạng bán chiếc iPhone 3GS [ra mắt tháng 6/2009] với giá từ 14,2 triệu đồng cho bản không khóa mạng.

Tới 2019, iPhone đã được bán chính hãng 10 năm tại Việt Nam. iPhone chính hãng tiếp cận người Việt qua nhiều kênh như các đơn vị bán lẻ ủy quyền [AAR] và qua các nhà bán lẻ [nhập từ cùng một nhà phân phối].

Tuy nhiên, có thể thấy Việt Nam vẫn chưa phải thị trường được Apple coi trọng. Hãng chính thức bán ra iPhone 11 từ ngày 20/9, nhưng phải hơn 1 tháng sau, đến ngày 1/11 những chiếc iPhone chính hãng [mã VN/A] mới có mặt tại Việt Nam.

"Apple coi Việt Nam là thị trường hạng ba, nên có một số bất lợi như bán máy chậm hơn, hàng hóa không đa dạng bằng. Nói chung thị trường Việt không được ưu tiên. Một số thị trường khác, như Malaysia mấy năm nay đã được 'lên hạng', nên bán iPhone sớm hơn chúng ta cả tháng", đại diện một nhà bán lẻ nói với Zing.vn.

Nhiều mẫu iPhone vài năm tuổi như iPhone 6S Plus, ra đời năm 2015, vẫn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Ảnh: CNN.

Vị này cho biết không giải thích được tại sao thị trường Việt Nam chưa được Apple coi trọng. iPhone là sản phẩm được yêu thích nhất trong phân khúc trên 10 triệu, thị trường Việt Nam cũng lớn hơn nếu so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

"Nhìn chung tôi thấy Apple khá cứng nhắc. Tuy nhiên, họ cũng có ưu điểm là đối xử với các đơn vị như nhau, không phân biệt to nhỏ", đại diện đơn vị bán lẻ cho hay.

Apple từ từ thúc đẩy hệ thống phân phối chính hãng

Một lý do có thể khiến thị trường Việt Nam chưa được Apple đánh giá cao là thị trường hàng xách tay, hay các loại máy nhập khẩu không chính ngạch vẫn khá lớn.

Dạo qua các trang buôn bán trực tuyến, có thể dễ dàng bắt gặp các mẩu tin rao bán iPhone "quốc tế", phiên bản dành cho thị trường Mỹ và Australia. Hàng lock hay hàng khóa mạng cũng có chỗ đứng nhất định, nhất là với khách hàng không dư dả nhưng muốn dùng iPhone.

Mỗi đợt iPhone mở bán ở Singapore, có thể bắt gặp hình ảnh người Việt Nam xếp hàng trước cả ngày để mua được những chiếc iPhone sớm nhất. Năm nay, Apple cho phép mỗi người xếp hàng được mua tới 6 máy, và rất nhiều người tận dụng cơ hội này để nhượng lại kiếm lời.

Về lý thuyết, iPhone hay các mặt hàng khác mua tại Apple Store vẫn là hàng do chính Apple bán, xuất xứ đảm bảo. Khi máy hỏng hóc, gặp vấn đề, người dùng vẫn nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng nếu chứng minh được xuất xứ.

Cảnh người Việt vạ vật xếp hàng để mua những chiếc iPhone đầu tiên, sau đó bán lại cho các thương gia ngay bên ngoài Apple Store đã trở thành quen thuộc trong mỗi dịp mở bán iPhone. Ảnh: Xuân Tiến.

Tuy nhiên, sự tồn tại của thị trường hàng xách tay vẫn làm ảnh hưởng tới những đơn vị nhập khẩu, phân phối chính hãng tại Việt Nam. Đó là lý do Apple đang thực hiện một số động thái để hướng người dùng mua hàng chính hãng trong thời gian qua.

Vào cuối tháng 7, Táo khuyết đưa ra chính sách yêu cầu người dùng phải trình hóa đơn mua hàng gốc khi bảo hành tại các đơn vị cung cấp dịch vụ ủy quyền [ASP].

Chính sách này ngay lập tức khiến các mặt hàng như MacBook và iPad xách tay gặp khó, bởi người dùng rất khó tìm được hóa đơn mua hàng gốc khi mua lại của cửa hàng hoặc người dùng khác. Trước đó, Apple chỉ kiểm tra mã serial để bảo hành với các mặt hàng này.

"Có thể thấy năm nay Apple Việt Nam làm mạnh tay hơn về vấn đề hàng chính hãng, điển hình là yêu cầu bảo hành phải có hóa đơn chính chủ", ông Nguyễn Huy Tân, đại diện truyền thông hệ thống CellphoneS chia sẻ với Zing.vn.

Hỗ trợ các nhà bán lẻ

Bên cạnh đó, hãng cũng có những động thái hỗ trợ các đơn vị bán lẻ ủy quyền trong thời gian qua. 

"Dĩ nhiên là Apple có những chính sách hỗ trợ các đại lý chính thức như chúng tôi, còn cụ thể như thế nào thì xin phép không chia sẻ. Apple có cách làm và lộ trình rõ ràng, theo cách của họ", ông Mai Triều Nguyên, đại diện hệ thống Mai Nguyên, cho biết.

"Thời gian qua, nhiều đơn vị bán lẻ chỉ tập trung làm hàng chính hãng, bởi đây là xu hướng cho các đại lý phấn đấu để có thể trở thành AAR. Dần dần việc này sẽ là xu hướng của thị trường, Apple họ không cần thiệp thêm", ông Huy Tân chia sẻ thêm.

Đầu năm nay, hệ thống Nhật Cường Mobile bị khám xét, sau đó ông chủ hệ thống này bị khởi tố, điều tra về tội buôn lậu. Vụ việc này cũng thúc đẩy các hệ thống lớn ngừng kinh doanh hàng xách tay, không chính ngạch.

Vụ án Nhật Cường đầu năm nay cũng làm ảnh hưởng tới thị trường xách tay, gián tiếp có lợi cho các sản phẩm Apple chính hãng. Ảnh: Hải Nam.

"Sau sự cố đó, giờ đây các đối tác bảo hiểm sẽ thẩm định rất kỹ về vấn đề hàng xách tay trước khi đảm bảo hạn mức vay để chúng tôi nhập hàng. Muốn nhập được hàng từ các hãng lớn với tiêu chuẩn quốc tế như Samsung, Oppo, chúng tôi buộc phải có đảm bảo từ các hãng bảo hiểm. Như vậy, muốn kinh doanh nghiêm túc các chuỗi chắc chắn phải từ bỏ hàng xách tay", đại diện một chuỗi kinh doanh thiết bị di động chia sẻ.

Năm 2018, khi chia sẻ với Zing.vn về lý do Việt Nam chưa có Apple Store, một cựu quản lý cấp vùng tại Việt Nam cho biết một phần lý do là hệ thống cửa hàng bán lẻ chính thống vẫn chưa mạnh.

"Còn lâu lắm mới có Apple Store ở Việt Nam. Họ phải 'thắp sáng' thị trường qua các kênh AAR và APR [đại lý ủy quyền cấp 1 và 2 - PV] để thay thế hàng xách tay", vị cựu quản lý cấp vùng cho biết.

Với những động thái của Apple trong năm 2019, có thể thấy dự đoán nói trên đang thành hiện thực. Apple đã thúc đẩy hệ thống các cửa hàng bán lẻ ủy quyền.

Nếu như hệ thống phân phối sản phẩm Apple chính hãng tiếp tục được phát triển, có thể không lâu nữa thị trường Việt Nam sẽ lên hạng trong danh sách của Apple, không còn là một "thị trường hạng ba" nữa.

Đừng nên mua iPhone 11 lúc này Chênh lệch không cao so với hàng chính hãng và đợt khuyến mãi lớn sắp đến dịp cuối năm là lý do bạn chưa nên mua iPhone mới.

Nhật Minh

Video liên quan

Chủ Đề