Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của có thể

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

làm hộ mình nhé mình cảm ơn

Khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thế, hay tập trung vào ý nghĩa của ngôn từ trong cuộc giao tiếp? Vì sao?

Các câu hỏi tương tự

Trong web HOC24 của chúng ta đã có rất nhiều bài viết về :

Cách để cải thiện học tập , Những thành quả mà bạn muốn đạt được trong tương lai , Vì sao chúng ta cần phải cố gắng học tập ,........

Thực sự những bài viết này đã tạo lên động lực để vươn lên trong học tập , nhưng bên cạnh đó vẫn có những bạn làm theo nhưng không hiểu vì sao mình không đạt được những thành quả như mình muốn !? 

Sau 1 hồi tìm kiếm ...

Mình tìm được 1 số vấn đề còn "tồn đọng" về cách học [và 1 số lời biện minh của các bạn !]

Trí nhớ kém

Thích trì hoãn công việc

Lười biếng

Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet

Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng

Dễ dàng bị sao lãngKhả năng tập trung ngắn hạn

Mơ màng trong lớp học

Sợ thi cử

Hay phạm lỗi do bất cẩn

Chịu áp lực từ gia đình

Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian

Không có động lực học

Dễ dàng bỏ cuộc

Thầy cô dạy không lôi cuốn

Không có hứng thú đối với môn học

Có phải bạn từng , đã , đang bị một số vấn đề như vậy ? 

Và phương pháp thực sự mà bạn đang tìm là gi ??

Hãy đi thẳng vào vấn đề cùng mình nhé !!

Sau đây sẽ là 

SÁU BƯỚC HỌC HIỆU QUẢ  [mà có thể bạn sẽ cần]

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU RÕ RÀNG

Nhiều học sinh nghĩ rằng bước đầu tiên phải là nghe giảng, đọc sách và ghi chú. Không phải vậy, việc đầu tiên mà bạn phải làm là xác định cụ thể bạn muốn đạt kết quả như thế nào trong khóa học này. Ví dụ: bạn muốn đạt bao nhiêu điểm 10?

Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học của bạn và do đó, quyết định kết quả học của bạn. Nếu bạn xác định mục tiêu đạt loại xuất sắc trong môn toán, bạn có học với quyết tâm khác hẳn với khi bạn chỉ muốn đạt loại trung bình không? Dĩ nhiên là khác hẳn! Một khi bạn đã quyết tâm đạt thành tích xuất sắc, não bộ của bạn nhận thức rằng nó không thể phạm một sai lầm nhỏ nào. Việc này có khả năng khiến bạn học kỹ từng chi tiết trong môn học. Kết quả là bạn có thể đạt điểm 10 hoặc nếu không, bạn cũng sẽ đạt điểm chín là thấp nhất.

BƯỚC 2: LÊN KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ SẮP XẾP THỜI GIAN

Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu to lớn mà bạn đề ra nếu không biết cách lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý.

BƯỚC 3: HÀNH ĐỘNG KIÊN ĐỊNH

Ai cũng có thể xác định được những mục tiêu to lớn và đề ra những kế hoạch hoàn hảo. Tuy nhiên, chỉ có những học sinh thật sự hành động kiên định từng ngày mới đạt được kết quả xuất sắc. Đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài mỗi ngày.

Hầu hết các học sinh thường cảm thấy lười biếng hoặc muốn trì hoãn việc học. Thật đáng tiếc nếu bạn là một trong những học sinh này. Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy, kỳ thi sẽ đến trước khi bạn kịp nhận ra là đã quá muộn.

BƯỚC 4: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC ĐỂ NẮM BẮT THÔNG TIN

Phương pháp Học Siêu Đẳng đầu tiên là bạn phải biết cách đọc sách và tài liệu một cách hiệu quả. Xin lưu ý rằng: không phải từ nào trong sách cũng quan trọng và cũng chứa đựng thông tin mà bạn thật sự cần học. Bạn phải biết cách lọc ra những từ cung cấp thông tin chính [còn gọi là Từ khóa].

BƯỚC 5: SƠ ĐỒ TƯ DUY [MIND MAPPING®]

Sau khi nắm bắt thông tin từ các từ khóa, bạn phải biết cách ghi chú bằng Sơ Đồ Tư Duy. Sơ đồ này sẽ giúp bạn sắp xếp lại thông tin nhanh chóng và tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ mà bạn chưa từng được khám phá.

BƯỚC 6: TRÍ NHỚ SIÊU ĐẲNG

Phương pháp Học Siêu Đẳng tiếp theo là sử dụng kỹ năng Trí Nhớ Siêu Đẳng để tiếp thu thông tin dễ dàng. Hiện nay, nhiều hệ thống giáo dục đang chuyển dần sang việc học chú trọng vào tư duy và phân tích hơn là đơn thuần học thuộc lòng. Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh rằng bạn chỉ có thể phân tích vấn đề tốt khi bạn tiếp thu và nhớ được những thông tin cốt lõi.

Thông tin : "Tôi tài giỏi , bạn cũng thế !"

Nếu có hứng thú hãy vào đây đọc để tìm hiểu thêm nhé !!!

//kenhtuyensinh.vn/toi-tai-gioi-ban-cung-the-cuon-sach-giup-ban-tim-ra-phuong-phap-hoc-ly-tuong

Em có suy nghĩ gì sau khi đọc mẩu chuyện dưới đây:

Thủa đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một lần có bà cụ hàng xóm gặp một việc oan uổng nhờ Cao Bá Quát viết giúp cho lá đơn kêu quan. Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên chí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chứ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi tiếng khắp nước là người văn hay chữ tốt.

40 Câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp

Không phải ai sinh ra cũng có khả năng giao tiếp tự tin, khéo léo và thu hút sự chú ý của người khác. Bạn phải tích lũy và phát triển khả năng này như một thói quen hằng ngày để đạt được thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. Dưới đây là 40 câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng giao tiếp hay nhất để các bạn cùng tham khảo. Hy vọng qua bài trắc nghiệm này các bạn sẽ rút ra nhiều kỹ năng giao tiếp tốt cho mình.

  • Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại bằng tiếng Anh
  • Kỹ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin việc
  • Video kỹ năng trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh

Câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp có đáp án

1. Trong một cuộc nói chuyện, bạn thường _______________.

a. Tránh né việc mở đầu một cuộc trò chuyện

b. Mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện nhỏ

c. Tránh những những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện đi vào những vấn đề quan trọng hơn

2. Bạn thường:

a. Ngồi khi nói chuyện với một người đang ngồi

b. Đứng trong khi nói chuyện với một người đang ngồi

c. Dựa xuống trong khi nói chuyện với một người đang ngồi

3. Trong suốt câu chuyện, bạn:

a. Liên tục gật đầu

b. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp

c. Giữ yên đầu

4. Trong buổi nói chuyện, bạn có khuynh hướng:

a. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện

b. Luôn luôn cười lúc trò chuyện

c. Cười đúng lúc

5. Bạn ________________ dùng mắt để thể hiện thái độ trong suốt câu chuyện

a. Luôn luôn

b. Thỉnh thoảng

c. Không bao giờ

6. Bạn ________________ sử dụng những từ và cụm từ - “vui lòng”; “cám ơn”; “rất vui”; “xin lỗi”

a. Không bao giờ

b. Thường xuyên

c. Thỉnh thoảng

7. Trong cuộc nói chuyện, bạn:

a. Đứng cách người nói 5 – 6 bước chân

b. Đứng cách người nói 1 bước chân

c. Đứng cách người nói 2 – 3 bước chân

8. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ:

a. Vui mừng và ôm chặt người đó

b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay

c. Đợi người khác giới thiệu

9. Khi trò chuyện với một người nào đó, ________________.

a. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn

b. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại

c. Bạn thường là người nói nhiều nhất

10. Trong khi nói chuyện, bạn thường ________________.

a. Cố gắng nhớ và gọi tên khi trò chuyện với người khác

b. Chỉ nhớ tên những người quan trọng

c. Không chú ý đến tên và có khuynh hướng quên chúng

11. Khi nhận được những ý kiến phản hồi tiêu cực, bạn sẽ:

a. Nổi giận và bảo vệ quan điểm của mình

b. Phủ nhận vấn đề, xin lỗi hoặc biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của mình

c. Ghi nhận và tìm cách cải thiện vấn đề

12. Khi bạn thảo luận về một chủ đề, bạn thường:

a. Tập trung vào những lời phê bình

b. Tập trung vào những mặt xấu của vấn đề

c. Tập trung vào những mặt tốt của vấn đề

13. Khi người khác nói với bạn về những điều bất hạnh hoặc những kinh nghiệm buồn, bạn sẽ:

a. Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện

b. Cố gắng cảm thông với cảm giác của người đó và chứng tỏ rằng họ quá nhạy cảm với tình huống, mọi việc không tồi tệ đến mức như thế

c. Không bình luận gì thêm về điều đó

14. Nếu đồng nghiệp của bạn càng ngày càng mập, bạn sẽ:

a. Nói với người khác rằng anh/chị ấy trông quá mập

b. Không nói gì cả

c. Nói với người khác rằng anh/chị ấy thay đổi nhiều kể từ lúc gặp

15. Khi đang lắng nghe người khác nói, bạn thường:

a. Khoanh tay trước ngực

b. Hơi nghiêng người về phía trước và đứng đối diện với người nói

c. Đứng tựa lưng, cách xa người nói

16. Trong khi nghe, ________________.

a. Bạn nghe và giữ bình tĩnh trước mọi tình huống

b. Bạn nhìn chăm chú, vờ như đang nghe

c. Bạn lắng nghe để hiểu rõ ý nghĩa và hỏi lại nếu cần

17. Khi bạn có những ý kiến phản đối hay lời phê bình trước một vấn đề, ________________ .

a. Bạn đưa ra những lời nhận xét khả quan trước

b. Bạn chẳng nói gì cả

c. Đơn giản, bạn sẽ phát biểu

18. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ:

a. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng

b. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ

c. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ

19. Tư thế bắt chéo chân:

a. Hướng về người nói

b. Hướng ra xa người nói

c. Nhịp chân

20. Để kết thúc 1 cuộc trò chuyện, ________________.

a. Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý

b. Bạn kết thúc những vấn đề trên với một sự phát biểu đóng

c. Bạn thường chỉ bỏ đi

21. Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản chất của giao tiếp

a. Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng nhau

b. Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu nhầm

c. Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh nhất định

d. Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến người nghe

e. Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe

22. Khi không đồng ý với một người, ________________.

a. Nhanh chóng chỉ ra cho người đó những điểm sai và tại sao sai

b. Đầu tiên bạn sẽ lắng nghe, hỏi lại những điều chưa sáng tỏ và nói lên ý kiến phản đối của mình

c. Nói ý kiến thật nhỏ hoặc không nói gì

23. Khi bạn muốn đưa ra ý kiến phản đối ý kiến của đồng nghiệp, bạn sẽ:

a. Nói thẳng ý kiến của mình trước mặt người quản lý

b. Nói cho tất cả mọi người đều biết

c. Nói riêng với người đó tại một nơi riêng tư

24. Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn đúng hay sai?

Đúng

Sai

25. Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ động được quyền bắt tay người kia?

a. Bạn

b. Phụ nữ

26. Theo bạn để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất.

a. Nội dung thông điệp

b. Giọng nói

c. Hình ảnh và cử chỉ

27. Khi bạn làm việc trong một nhóm, bạn:

a. Tạo vẻ mặt thật nghiêm túc

b. Giữ vẻ mặt thật nghiêm trang, khó chịu

c. Vẫn hài hước và cười đùa những lúc thích hợp

28. Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những người tham gia vào quá trình giao tiếp là bao nhiêu?

a. 50%

b. 30%

c. 20%

d. 80%

29. Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tượng tốt cho người khác?

a. 1 phút

b. 5 phút

c. 20 giây

30. Khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau. Theo bạn quy trình nào sau đây mô tả phương pháp giải quyết xung đột trong giao tiếp một cách hiệu quả nhất?

a. Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp

b. Đặt câu hỏi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp

c. Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Đưa ra giải pháp

d. Tách ra – Uống nước – Lắng nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp

31. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ:

a. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ

b. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ

c. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng

32. Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào?

a. Xảy ra hiểu nhầm

b. Người nói không thể đưa ra chỉ dẫn rõ ràng

c. Mọi người không làm theo bạn

33. Đáp án nào sau đây mô phỏng chuẩn xác nhất quy trình lắng nghe trong giao tiếp?

a. Tập trung – Tham dự – Hiểu – Ghi nhớ – Hồi đáp – Phát triển

b. Tập trung – Hiểu – Tham dự – Hồi đáp – Phát triển

c. Tập trung – Quan sát – Hiểu – Hồi đáp – Tham dự

d. Tập trung – Hiểu – Hồi đáp

34. Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình giao tiếp?

a. Hãy đơn giản hóa vấn đề

b. Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực

c. Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn

d. Xem người khác sai gì để mình trách

35. Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thể.

a. Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa

b. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi

c. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu

d. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng

36. Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống?

a. 20%

b. 50%

c. 85%

d. 70%

37. Trong các yếu tố gây nhiễu trong quá trình giao tiếp, đâu là các yếu tố chính?

a. Môi trường ồn ào

b. Sức khỏe

c. Thiếu tập trung

d. Yếu tố bên trong

38. Trong buổi nói chuyện, bạn có khuynh hướng:

a. Luôn luôn cười lúc trò chuyện

b. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện

c. Cười đúng lúc

39. Khi bạn giao tiếp, ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm là yếu tố nào?

a. Lời chào thân ái

b. Cách mở đầu câu chuyện của bạn

c. Cách nói chuyện hài hước

d. Dáng điệu, cử chỉ và trang phục

40. Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được những người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc?

a. Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe và Tôn trọng

b. Luôn tươi cười, Học cách khen ngợi, Lắng nghe

c. Đặt câu hỏi, Giúp đỡ nhiệt tình, Phê bình khi có sai sót

Đáp án

Câu 1. BCâu 2. ACâu 3. BCâu 4. CCâu 5. ACâu 6. BCâu 7. CCâu 8. BCâu 9. BCâu 10. A
Câu 11. CCâu 12. CCâu 13. BCâu 14. BCâu 15. BCâu 16. CCâu 17. ACâu 18. CCâu 19. ACâu 20. B
Câu 21. ECâu 22. BCâu 23. CCâu 24. ACâu 25. ACâu 26. ACâu 27. CCâu 28. DCâu 29. CCâu 30. C
Câu 31. ACâu 32. ACâu 33. ACâu 34. CCâu 35. DCâu 36. CCâu 37. ACâu 38. CCâu 39. DCâu 40. A

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết 40 Câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng giao tiếp. Qua bài viết chúng ta có thể thấy được khuynh hướng của chúng ta khi giao tiếp, bí quyết giúp chúng ta bước đến thành công, luôn được mọi người yêu mến trong cuộc sống và công việc. Cho thấy những ấn tượng đầu tiên cần có để ghi điểm khi giao tiếp với người khác hay những yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng đến giao tiếp... Mong rằng qua đây các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập hơn nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập hệ cao đẳng đại học được VnDoc.com biên soạn và tổng hợp tại mục tài liệu học tập cao đẳng đại học nhé.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Video liên quan

Chủ Đề