Tại sao người cứ bị ngứa

Ngứa là một triệu chứng có thể gây ra sự khó chịu đáng kể và là một trong những lý do phổ biến nhất mà bệnh nhân cần tư vấn của bác sĩ da liễu. Ngứa gây gãi, có thể gây các vết gãi, cái mà có thể gây viêm, thoái hóa da, và nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra. Da có thể trở nên bị lichen hóa, bong vảy, và bị cào xước.

Bệnh sử hiện tại nên xác định khởi phát của triệu chứng ngứa, vị trí ban đầu, tiến triển, thời gian, các tính chất của ngứa [ví dụ như ban đêm hoặc ban ngày, ngắt quãng hoặc dai dẳng, sự biến đổi theo mùa] với bất kỳ phát ban nào. Cần thu thập tiền sử thuốc cẩn thận bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, đặc biệt chú ý đến các loại thuốc mới bắt đầu sử dụng gần đây. Cần xem xét lại việc sử dụng chất dưỡng ẩm và các thuốc tại chỗ khác của bệnh nhân [ví dụ hydrocortisone, diphenhydramine]. Tiền sử nên bao gồm bất kỳ yếu tố nào làm cho ngứa trở nên đỡ hoặc nặng hơn

Đánh giá toàn diện tìm kiếm các triệu chứng của các bệnh lý nguyên nhân, bao gồm

  • Triệu chứng chỉ điểm như sút cân, mệt mỏi, và đổ mồ hôi ban đêm [ung thư]

Tiền sử y khoa nên xác định được các bệnh lý căn nguyên [ví dụ như bệnh thận, bệnh lý bài xuất mật, bệnh ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu] và trạng thái tình cảm của bệnh nhân. Tiền sử dịch tễ nên tập trung vào các thành viên trong gia đình có các triệu chứng ngứa và tổn thương da tương tự như bệnh ghẻ, chấy rận; mối quan hệ giữa ngứa với nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với thực vật, động vật hoặc hoá chất; và lịch sử của chuyến đi gần đây.

Khám lâm sàng bắt đầu bằng việc xem xét lại sự xuất hiện lâm sàng của các triệu chứng vàng da, sút cân hoặc tăng cân, và sự mệt mỏi. Khám da kỹ lưỡng nên được thực hiện để phát hiện sự hiện diện, hình thái học, mức độ và phân bố tổn thương da. Khám ngoài da cũng nên lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát [ví dụ, đỏ da, sưng, nóng, màu vàng tươi hoặc vàng mật ong].

Khám da nên lưu ý phát hiện các hạch gợi ý bệnh ung thư. Khám ổ bụng nên tập trung vào các cơ quan, khối u, và các vùng có đau [bệnh lý bài xuất mật hoặc ung thư]. Khám thần kinh nên tập trung vào vùng yếu, co cứng, hoặc tê cứng [đa xơ cứng].

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Triệu chứng chỉ điểm là sút cân, mệt mỏi, và đổ mồ hôi ban đêm

  • Yếu vùng ngọn chi, tê hoặc ngứa ran

  • Tần suất đi tiểu, khát, và sút cân

Ngứa toàn thân xuất hiện ngay sau dùng thuốc gợi ý thuốc đó có thể là nguyên nhân gây ngứa. Ngứa cục bộ [thường có phát ban] xảy ra trong khu vực tiếp xúc với chất có thể do chất đó gây ra. Tuy nhiên, nhiều dị ứng toàn thân có thể khó xác định vì bệnh nhân thường tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau và đã tiếp xúc với nhiều chất trước khi xuất hiện ngứa. Tương tự thế, việc xác định nguyên nhân do thuốc ở bệnh nhân dùng nhiều loại thuốc có thể gặp nhiều khó khăn. Đôi khi bệnh nhân đã dùng thuốc trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi phát hiện ra phản ứng.

Ở một số ít bệnh nhân không có tổn thương da rõ ràng, nên xem xét đến bệnh lý hệ thống. Một số bệnh lý gây ngứa rõ ràng là dễ được đánh giá [ví dụ, suy thận mạn, vàng da tắc mật]. Các bệnh lý hệ thống khác gây ra ngứa được gợi ý bằng các phát hiện [ xem Bảng: Một số Nguyên nhân gây ngứa Một số Nguyên nhân gây ngứa ]. Hiếm khi, ngứa là biểu hiện đầu tiên của các bệnh lý hệ thống [ví dụ, chứng đa hồng cầu nguyên phát, một số loại ung thư, cường giáp].

Nhiều bệnh da liễu được chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Tuy nhiên, khi ngứa đi kèm với tổn thương da đơn lẻ, không rõ nguyên nhân thì cần làm sinh thiết da Khi nghi ngờ có phản ứng dị ứng nhưng không rõ chất gây ra, thì thử nghiệm da [lẩy da hoặc test áp phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ] thường được thực hiện. Khi nghi ngờ bệnh lý hệ thống, xét nghiệm phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ và thường bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; chức năng gan, thận, và đánh giá sàng lọc ung thư.

Khi cơ thể bị ngứa, bứt rứt không rõ nguyên nhân khiến bạn khó chịu và muốn gãi không ngừng nó có thể là triệu chứng của một số loại ung thư

Hệ thống Y tế Johns Hopkins tại Mỹ đã công bố một nghiên cứu cuối năm 2018 từ khảo sát trên 16.000 bệnh nhân trong hai năm cho biết: Người bị ngứa toàn thân có khả năng bị ung thư cao hơn so với những bệnh nhân không nhận thấy ngứa. Người bỗng nhiên cảm thấy ngứa, da bứt rứt khó chịu có thể là triệu chứng ngầm cảnh báo ung thư.

Ngứa da không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh ung thư.

Các loại bệnh ung thư gây ngứa da gồm: Ung thư liên quan đến máu [Ví dụ như bệnh bạch cầu và ung thư hạch] , ung thư túi mật, ung thư tụy, ung thư ống mật, ung thư gan và ung thư da.

Thông thường, ung thư da được xác định từ những vết mầu lạ, đốm thâm không rõ nguyên nhân xuất hiện bất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngứa có thể là triệu chứng dễ bị bỏ qua.

Vì sao ngứa là nguyên nhân cảnh báo ung thư?

Với ung thư tuyến tụy, khi khối u phát triển sẽ chặn ống mật gây suy giảm chức năng mật. Lúc này, hóa chất trong mật có thể xâm nhập vào da và gây ngứa. Bên cạnh đó, người ung thư tụy cũng gặp tình tràng vàng da hoặc da nhợt nhạt.

Khi mắc bệnh ung thư hạch, người bệnh cảm thấy ngứa vì hệ thống miễn dịch phản ứng với các tế bào ung thư hạch sẽ giải phóng các hóa chất có hại. Bệnh nhân có khối u lympho da, u lympho tế bào T và u lympho Hodgkin sẽ thấy ngứa nhiều hơn. Với các loại ung thư hạch không Hodgkin, hiện tượng ngứa sẽ ít thấy và dễ bị người bệnh bỏ qua.

Trong bệnh đa hồng cầu [một trong những bệnh ung thư máu phát triển chậm trong một nhóm được gọi là u nguyên bào tủy], người bệnh thấy ngứa sau khi tắm nước nóng hoặc tắm nước quá lạnh.

Ngoài ra, những người đang điều trị ung thư cũng dễ gặp tình trạng ngứa ngáy khó chịu do cơ thể phản ứng với thuốc hoặc các loại hóa chất dùng trong xạ trị.

Người bệnh đang điều trị ung thư cũng có thể cảm thấy ngứa da.

Một số dấu hiệu triệu chứng kèm theo cảnh báo rất có thể bạn đang đối diện với bệnh ung thư

+ Tình trạng ngứa kéo dài trên hai tuần không rõ nguyên nhân, không phải do dị ứng;

+ Nước tiểu sẫm như mầu trà;

+ Da chuyển sang màu vàng;

+ Gãi càng nhiều càng thấy thoải mái đến mức chảy máu;

+ Tình trạng ngứa xấu đi khi bôi thuốc dịu da và chống dị ứng;

+ Da có màu đỏ tươi, có mụn nước đóng vảy;

+ Mụn mủ trên da có mùi khó chịu;

+ Thường xuyên mất ngủ vì ngứa;

+ Ngứa đi kèm khó thở, nổi mề đay, sưng mặt hoặc cổ họng.

Nếu người bệnh đang trong quá trình điều trị ung thư và cảm thấy ngứa bất thường nên báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra lại quá trình điều trị và thuốc đang dùng. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị dứt điểm tình trạng này.

Tìm hiểu bệnh ung thư do ký sinh trùng giun sán

Nhiễm giun đũa chó Toxocara thể ấu trùng di chuyển nội tạng VML có thể gây ung thư trực tràng và ung thư phúc mạc

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy ung thư ruột kết sigma [mũi tên] và một khối u ở góc phía trên bên trái, gợi ý một khối di căn từ ung thư ruột già ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara

Tại sao nhiễm một số loại giun sán lại gây bệnh ung thư?

Ấu trùng giun sán khi nhiễm vào cơ thể một số loại có thể đi vào máu gây nhiễm trùng trong máu rồi gây nên triệu chứng mẩn ngứa kéo dài, tái đi tái lại, ít chịu tác dụng bởi thuốc da liễu hoặc thuốc dị ứng thông thường. Thậm chí độc tố của một số loại giun sán có thể dẫn đến ung thư máu.

Nguyên nhân gây ung thư từ gỏi cá và cá sống

Ăn gỏi cá, cá sống, hải sán tái sống có nguy cơ nhiễm sán lá gan rất cao, từ bệnh sán lá gan sẽ dẫn đến mẩn ngứa da, ung thư gan, ung thư đường mật trong gan và ung thư bào quang. Vậy tại sao nhiễm sán lá gan lại có thể gây ngứa da và ung thư? Các tiền chất oxysterol và estrogen do sán lá gan tiết ra trong máu là độc tố gây đột biến gen của các tế bào biểu mô lót đường mật trong gan và đường tiết niệu trong đó có bàng quang. 

Hình ảnh bệnh sán chó và dấu hiệu nhận biết ngứa da do nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara

Video liên quan

Chủ Đề