Sông nhà bè ở đâu

Skip to content

Hiện nay có không ít người thắc mắc huyện Nhà Bè ở đâu? Gần quận nào? Hay thị trường bất động sản tại Nhà Bè ra sao? Những thắc mắc này của bạn sẽ được blog Trần Văn Toàn BDS giải đáp đầy đủ và chính xác nhất. Xem ngay bài viết bên dưới!

Ranh giới huyện Nhà Bè trên goolge maps 

Huyện Nhà Bè ở đâu? Gần quận nào?

Huyện Nhà Bè là một huyện có vị trí địa lý nằm ở phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh. Đi từ Nhà Bè tới trung tâm thành phố mất khoảng từ 12 đến 15 km. Diện tích Nhà Bè rơi khoảng 100,41 km2, gồm có 1 thị trấn cùng 6 thôn, xã.

Các thị trấn, xã, thôn thuộc bộ phận huyện Nhà Bè:

  • 1 Thị trấn Nhà Bè,
  • 6 xã, thôn gồm: Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức, Phú Xuân, Phước Kiển, và Phước Lộc.

Huyện nhà bè ở đâu? Gần quận nào:

  • Bắc: Giáp Quận 7
  • Nam: Giáp Cần Giuộc và  Long An
  • Đông: Gần sông Nhà Bè
  • Tây: Giáp Bình Chánh

Huyện Nhà Bè sở hữu một hệ thống sông ngòi cực kỳ đa dạng, phong phú, nên mạng lưới giao thông đường thủy khá thuận lợi có thể đi khắp nơi, và xây dựng được hệ thống nước sâu để chứa được các tàu có trọng tải lớn. Ngoài ra, Nhà Bè còn được nhận xét là địa điểm có nhiều ý nghĩa về mặt chiến lược.

Huyện nhà bè ở đâu? Gần quận nào?

Thực trạng bất động sản huyện Nhà Bè mới nhất

  • Huyện Nhà Bè ở đâu? Gần quận nào? Nhà Bè có hệ thống giao thông khá thuận tiện kèm với việc khá gần Trung tâm thành phố. Nên hiện tại địa bàn này đang có rất nhiều dự án bất động sản mọc lên san sát. Đó là các dự án như biệt thự, nhà phố, nhà cao cấp,…
  • Ngoài ra, theo Trần Văn Toàn BDS tìm hiểu được thì huyện còn giáp với Quận 7, tại đây có khu đô thị nổi tiếng Phú Mỹ Hưng do vậy cơ sở hạ tầng cực kỳ hiện đại, trang hoàng. Nhà Bè hiện tại cũng đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng của toàn huyện. Đây là việc làm không những giúp phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân mà còn là một trong những bí quyết thu hút số lượng lớn nhà đâu tư bất động sản tới huyện.
  • Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động BĐS diễn ra sôi động hơn, Nhà Bè đang mở ra tuyết đường Huỳnh Tấn Phát gắn với trục đường đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7. Đường Phú Nhuận được quy hoạch, nối từ Mũi Đèn Đỏ cho tới khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
  • Trong những năm trở lại đây mức giá mua đất tại Nhà Bè tăng nhanh chóng. Mức giá ở những nơi gần trung tâm huyện có khi tăng tới 30% . Các nhà đầu tư, doanh nghiệp không ngừng đầu tư, tích trữ đất. Chính điều đó, thị trường bất động sản tại Nhà Bè càng thêm sôi nổi trong dịp cuối năm.
  • Nguyên nhân phần lớn khiến giá đất tại đây tăng là do ảnh hưởng của siêu dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước cùng những cơ sở hạ tầng liên tỉnh, vùng. Và vị trí địa lý thuận lợi của huyện cũng là nguyên nhân tạo nên sự kiện này.
  • Bên cạnh đó, Trung tâm thành phố khá đông đúc nên người dân có xu hướng chuyển ra sinh sống tại những khu vực lân cân. Bởi vậy, sẽ không có gì làm lạ nếu  Nhà Bè sở hữu một số lượng lớn các nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước. Dự kiến trong những năm tới Nhà Bè sẽ trở thành khu đô thị lớn bậc nhất phía Nam.

=> Thị trường bất động sản Nhà Bè hiện đang trong giai đoạn sôi động nhất

Xem thêm:

Quy hoạch huyện Nhà Bè 2019-2020 được cập nhật mới nhất

Huyện Nhà Bè lên quận chưa, khi nào? Thông tin quy hoạch 2019, 2020

Thực trạng bất động sản huyện Nhà Bè

Một số dự án BĐS “hot” nhất tại Nhà Bè 2020

Trong năm 2020 nhiều ông lớn bất động sản đã đổ bộ về thị trường này để đón đầu các dự án hạ tầng. Có thể kể đến như GS Hàn Quốc khởi công dự án quý I/2020, Khải Hoàn Land triển khai dự án La Partenza từ cuối năm 2019, Phú Long bắt tay với Keppel Land phát triển dự án Celesta Rise.

Nếu bạn đang có ý định mua bất động sản vùng này, bạn nên tham khảo bài viết Danh sách 6+ căn hộ chung cư ở Nhà Bè đáng mua nhất năm 2020 và #6 dự án đất nền biệt thự Nhà Bè giá từ 6-10 tỷ nên mua 2020.

Sau đây là một số dự án BĐS nổi bật nhất tại huyện Nhà Bè ở đâu? Gần quận nào gồm

Xem thêm:

Xu hướng bất động sản huyện Nhà Bè hiện nay

Hòa cùng sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu con người cùng sự phát triển kinh tế. Trong những gần đây thị trường BĐS Nhà Bè càng thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư. Tuy nhiên xu hướng BĐS chính tại huyện chính là xây nhà theo phân khúc cùng khu đô thị.

Xu hướng xây nhà theo phân khúc

  • Đây là xu hướng chung của cả nước trong những năm gần đây. Gồm có 2 loại:
  • Giá rẻ, trung bình đối với những người có thu nhập thấp
  • Cao cấp với những người có thu nhập cao.
  • Tại xu hướng này, phân khúc có diện tích từ 50m2 sẽ được đầu tư. Đây là giải pháp hiệu quả nhất vừa có thể tiết kiệm đất, lại có thể giải quyết khó khăn tài chính cho người mua. Ngoài ra, xây nhà chung cư cũng được đầu tư bởi huyện khá gần các khu công nghiệp lẫn trường học.

Xu hướng xây dựng các khu đô thị kiểu mới

  • Có khá nhiều các hộ gia đình muốn mua nhà tại khu đô thị ở ven thành phố. Nên việc xây dựng các khu đô thị kiểu mới cũng được khá nhiều nhà đầu tư BĐS chú trọng.
Xu hướng xây dựng các khu đô thị kiểu mới
  • Các khu đô thị có thiết kế khá đầy đủ tiện nghi kèm theo nhiều dịch vụ công cộng. Đây không những là những căn hộ cao cấp mà còn là các trung tâm, văn phòng,…lý tưởng.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã giải đáp được huyện Nhà Bè ở đâu? Gần quận nào và thị trường bất động sản mới nhất tại đây rồi chứ. Hy vọng bạn đọc nhận được nhiều thông tin hữu ích và đừng quên ghé thăm trang của Trần Văn Toàn BDS thường xuyên nhé!

Bạn muốn biết thêm nhiều thông tin khác hữu ích hơn, truy cập ngay địa chỉ: //tranvantoan.com/

Xem thêm:

Quận 7 có gì chơi có gì đẹp để xả Stress dịp cuối tuần?

Mũi Né thuộc tỉnh nào? Ở đâu? Cách Sài Gòn bao xa km

Tôi là Trần Văn Toàn BDS. Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn bất động sản HCM, Phan Thiết, Cần Giờ, Phú Quốc.

Xem ngay dự án hot đang triển khai:

  1. TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận: Dự án Summerland Mũi Né

Nhà Bè là vùng đất nằm về phía đông nam Sài Gòn. Trước đây, nếu đi về hướng biển, quận Nhà Bè có ranh giới bắt đầu từ Kinh Tẻ chạy dài cho tới sông Soài Rạp, bên trái là đoạn sông Nhà Bè và tay phải giáp ranh với vùng Bình Chánh. Hiện nay, huyện Nhà Bè nhỏ lại, bắt đầu từ cầu Phú Xuân, do phần đất Tân Thuận, Tân Qui và Phú Mỹ thuộc về quận 7.
Theo như truyền thuyết, khi xưa trên mặt sông có một cái chòi cất trên bè cây, trên đó chứa gạo, nước ngọt, muối mắm, do phú hộ Võ Thủ Hoằng, còn gọi là ông Thủ Huồng lập ra để làm phước, giúp người đi đường sông khỏi phải đói khát. Về sau, nhiều người bắt chước kết thành hai ba chục chiếc bè làm chỗ buôn bán, trao đổi hàng hoá. Khoảng sông này ngày càng tấp nập đông vui và địa danh Nhà Bè ra đời từ thuở đó. Theo Gia Định Thành thông chí của tác giả Trịnh hoài Đức thì địa điểm mà ông thủ Huờng thiết lập nhà bè hiện tại là đầu địa phận của Phú Mỹ chỗ sông Sài Gòn trở thành phụ lưu đổ nước vô sông Đồng Nai, nơi có cây cầu Phú Mỹ bắc ngang qua sông Sài Gòn [đối với người dân Sài Gòn thì đi qua cầu Tân Thuận hay cầu cầu rạch Ông là tới quận “Nhà Bè” còn riêng với những ai ở vùng Phú Mỹ hay Phú Xuân thì “Nhà Bè” dùng để chỉ phần đất tận cùng của đường Huỳnh tấn Phát, còn kêu là mũi Nhà Bè. Do đó câu hỏi được đặt ra là tại sao chỗ ngã ba sông Sài Gòn thành phụ lưu của sông Đồng Nai không có tên là Nhà Bè mà lại là Phú Mỹ].

Sông Đồng Nai gặp Sông Sài Gòn, đi qua vùng đất thuộc quận Nhà Bè nên bị đổi tên thành sông Nhà Bè. Đoạn sông Nhà Bè nay chỉ dài khoảng 9 cây số, bắt đầu bằng một ngã ba ở Phú Mỹ và tận cùng bằng một ngã ba khác ở mũi Nhà Bè hay còn gọi là ngã ba Nhà Bè. Ở ngã ba Nhà Bè, sông Nhà Bè chia làm hai nhánh chảy ra biển là sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp. Hai nhánh sông này ôm lấy cù lao Bình Khánh và vùng Rừng Sác-Cần Giờ ra tới biển Đông bằng hai cửa biển vịnh Gành Rái và Vàm Láng. Nói cho đúng, sông Nhà Bè hay Soài Rạp gì thì cũng chính là sông Đồng Nai thôi. Sông Soài Rạp lớn hơn sông Lòng Tàu nhiều, có thể coi là sông Đồng Nai kéo dài, dù cho con đường thủy vô Sài Gòn từ xưa vẫn là sông Lòng Tàu vì độ sâu, ít bãi cạn.

Vậy thì câu ca dao Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về muốn chỉ vô chỗ nào của “đoạn” sông Nhà Bè? Bắt đầu hay tận cùng?

Người ta hầu hết đều cho là nơi mà sông Sài Gòn nhập vô sông Đồng Nai khi nước lớn từ biển chảy lên sẽ chia làm hai hướng, một về Gia Định và một về Đồng Nai. Tuy nhiên vùng đất ngày nay có tên Đồng Nai trước kia từ năm 1832 cho tới 1975 có tên chính thức là Biên Hòa mà câu ca dao trên không thể có sau năm 1975 được. Như vậy nếu nói “Nước chảy chia hai” ở Phú Mỹ thì phải là “Ai về Gia Định, Biên Hòa thì về”. Vậy có nhất định phải hiểu “nước chảy chia hai” là nước lớn từ biển chảy ngược lên thượng nguồn hay không? Bởi vì đoạn sông Nhà Bè còn có một ngã ba khác nước chảy chia hai rõ rệt hơn, ở ngay mũi Nhà Bè.

Ở ngã ba Nhà Bè, nơi sông Nhà Bè đổ ra biển bằng hai nhánh Lòng Tàu và Soài Rạp những lúc nước lớn, ngay giữa sông có hai giòng nước phân chia rất rõ: một bên nước trong từ biển chảy vô, một bên nước đục màu phù sa từ trên nguồn chảy xuống, khi đi phà qua Bình Khánh rất dễ thấy.

Bây giờ xin bàn danh xưng về Gia Định, Đồng Nai. Đứng về phượng diện lịch sử mà nói thì “Đồng Nai” chưa bao giờ được sử dụng chánh thức trên mặt hành chánh cho tới sau năm 1975. Năm 1698, xứ Đồng Nai được dùng để chỉ phần đất chạy dài từ Bình Thuận cho tới Mỹ Tho và từ Tây Ninh ra tới cửa biển Cần Giờ ngày nay. Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, vào năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu cho ông Nguyễn hữu Cảnh lấy “đất Đồng Nai lập ra phủ Gia Định” gồm có hai huyện là Tân Bình và Phước Long. Huyện Tân Bình[có thủ phủ là dinh Phiên Trấn, ở vùng Sài Gòn ngày nay] bao gồm phần đất nằm về phía tây sông Sài Gòn. Huyện Phước Long[có thủ phủ là dinh Biên Trấn, ở vùng Biên Hòa bây giờ] ở phía đông sông Sài Gòn bao gồm phần đất còn lại của xứ Đồng Nai. Như vậy “đất Đồng Nai” dưới đời chúa Nguyễn phúc Chu chưa rộng lớn lắm và bao gồm hết phần đất mới của chúa Nguyễn. Như ông Đào duy Anh đã viết:
“Cái tên Gia Định là tên vốn có từ trước dùng để gọi tất cả miền Nam Bộ; đến đời Gia Long cũng sẵn gọi như thế. Gia Định thành là chỉ chung cả miền Nam Bộ, chia làm năm trấn, có viên Tổng Trấn phụ trách. Người ta gọi ba ông tướng giỏi của Nguyễn Ánh là Gia Định tam hùng. Đến năm 1832 Minh Mệnh mới bỏ thành Gia Định mà lấy đất của thành cho vào tỉnh Phiên An đặt thay cho trấn Phiên An, và đến năm 1836 mới đổi tỉnh Phiên An làm tỉnh Gia Định. Vậy Gia Định thông chí là bộ sách chép về cả miền Gia Định, tức miền Nam Bộ xưa.” [GDTTC, tr10].

Nói cách khác, Gia Định hay Đồng Nai chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một vùng đất, Gia Định chánh thức hành chánh, Đồng Nai lưu truyền trong dân gian, mãi cho tới năm 1832 mới phân chia ra Gia Định và Biên Hòa.

Năm 1802 vua Gia Long đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định vẫn bao gồm phần đất cũ của Đồng Nai cộng thêm tất cả những vùng đất mới chạy tới vịnh Thái Lan; đến năm 1808 đổi tên trấn Gia Định ra Gia Định Thành gồm năm trấn là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên[thành Gia Định, nơi đóng đô của Nguyễn phước Ánh trước khi dời về Huế năm 1802 và bị Pháp tàn phá năm 1859 ở vào khoảng cạnh bờ sông Sài Gòn giữa kinh Thị Nghè và rạch Bến Nghé-Bến Chương Dương hiện tại]. Cho tới năm 1832 vua Minh Mạng hủy bỏ Gia Đinh Thành và chia miền Nam ra làm sáu tỉnh là: Phiên An, sau đổi thành Gia Định Biên Hòa Định Tường Vĩnh Long An Giang Hà Tiên

thì Gia Định nằm sát với Biên Hoà[Đồng Nai hiểu theo nghĩa hẹp bây giờ].

Đối với những người ở miền Trung hay miệt Cần Giuộc, Gò Công hoặc miền Tây, con đường thuận tiện nhất để đi về vùng Gia Định, Đồng Nai là con đường thủy theo hai con sông Lòng Tàu hay Soài Rạp tới ngã ba Nhà Bè rồi ngược dòng theo đoạn sông Nhà Bè lên thượng nguồn. Vì vậy có thể giải thích câu ca dao: Nhà bè nước chảy chia hai Ai về Gia Đinh, Đồng Nai thì về

theo hai nghĩa: Một là theo dòng nước chảy xuôi ra biển, muốn đi về miền đất Gia Định, Đồng Nai, thì qua ngã ba Nhà Bè nơi nước chảy chia hai Lòng Tàu-Soài Rạp rồi ngược dòng sông Nhà Bè lên trên và địa điểm của “Nhà Bè nước chảy chia hai” là ngay ở mũi Nhà Bè nơi hiện tại có bến phà Bình Khánh và Phước Khánh. Thứ hai, như phần trên đã nói, những chiều nước lớn, ở ngã ba Nhà Bè, con sông rộng mênh mông có hai dòng nước đục trong rất rõ rệt, chính là ý của “Nhà Bè nước chảy chia hai” ai muốn về Đồng Nai Gia Định cũng đi ngang qua đoạn này, hay không?

Trên đây chỉ là suy nghĩ khác về câu hát rất thông dụng, thường thấy khi nhắc về Nhà Bè lại có thể gây ra một số ngộ nhận.

Video liên quan

Chủ Đề