Lúc mình được đẩy ra phòng sinh, bà nội đã mau mắn bế thằng cháu trên tay mà ngắm nghía. Bà nhìn đi nhìn lại khắp người nó. Nhìn đến đâu cười đến đấy làm mình yên tâm dễ sợ. Các mẹ cũng biết đó, dễ dầu gì có bất thường mà các bà lại im cho như thế. Được một lúc, thằng cu tè ướt khó chịu, bà thay đồ cho nó thì hét lên: - Ơ, cái thằng này nó có cái bớt to lắm con ơi! Nghe con có bớt em cũng bắt đầu run tim: - Bớt gì mẹ, đâu mẹ cho con xem - Không phải xoắn, bớt xanh thôi! Em nghe nói bớt xanh không hại gì cho em bé, lớn lên cũng tự khỏi nên bớt lo. Cơ mà cũng cứ có thắc mắc trong đầu mãi về cái vụ này. Sao tự dưng con mình có bớt xanh mà con người khác hổng có? Em có hỏi một số mẹ trong phòng sinh thì người bảo là “Bà mẹ đánh dấu”, người khác nói là “dấu ấn tiền kiếp”, người khác nữa lại cho là do em bổ sung nhiều sắt khi mang thai quá nên con mới bị vậy. Hỏi quanh quanh một hồi còn có người bảo bớt xanh đôi khi còn là dấu hiệu bệnh nguy hiểm nữa chứ. Hic, em hoang mang quá đi ah! Đến khi em hỏi xem có cách nào cho bớt mau hết thì còn có mẹ bày vậy nè “Về nhà, mua tôm, chọn con vỏ đỏ, tươi sống. Xong mang về, lột bỏ vỏ, lấy con tôm chà lên người bé cho đến khi con tôm khô thì thôi. Chà xong, để vậy đến chiều thì tắm rửa sạch sẽ cho con, ít tuần sau sẽ hết”. Em chưa áp dụng nhưng nghe thôi cũng thấy bẩn khiếp, chả dám. Thôi thì cứ hỏi bác sĩ cho chắc ăn. Bác này em mới làm quen hồi lúc nhập viện. Bác giải thích cho em thế này: Bớt xanh thường gặp nhất ở bé trai hay bé gái? Thông thường, bớt lành tính xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh là bớt xanh. Đây là loại bớt có màu xanh xám hay tím nhạt và có hình dáng rất đa dạng. Thường xuất hiện nhiều nhất ở hông, mông và cánh tay hoặc chân. Trong y học gọi đó là bớt Mông Cổ. Bớt này xuất hiện ngay khi bé vừa sinh ra nên loại này thường bẩm sinh. Thông thường tỷ lệ trẻ sơ sinh có bớt xanh cao nhất là ở châu Á, Trung Đông và Châu Phi với tỷ lệ ¾ và rất hiếm gặp ở các bé châu Âu. Bớt xanh có thể xuất hiện ở cả bé trai và bé gái nhưng với bé gái thì bớt thường có màu xanh nhạt. Vì sao bé này bị bớt xanh mà bé khác lại không? Theo các chuyên gia y tế, khi thai nhi bước sang tuần 11-14 của thai kỳ, các tế bào da melanocyte sẽ di chuyển đến phần dưới cùng của biểu bì dưới da. Đây là tế bào sẽ chịu trách nhiệm sản xuất melanin, các sắc tố quyết định màu da của một người. Trong điều kiện thông thường, các tế bào da này sẽ biến mất vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu vì một lý do nào đó, các tế bào này không di chuyển đến phần dưới cùng của biểu bì thì các tế bào này sẽ ở sâu trong da. Kết quả là vết bớt xanh Mông Cổ trên da xuất hiện khi bé chào đời. Ở Hàn Quốc, các bà mẹ thì tin rằng đây là vết bớt các bà mẹ đánh dấu cho bé. Trong khi đó, ở Trung Quốc, các mẹ lại tin rằng đó là sự chúc phúc của Thượng Đế. Ở Nhật Bản cũng có quan niệm rất lạ về vết bớt này. Người ta cho rằng con sinh ra bị bớt xanh trên người là do bố mẹ đã xxx quá nhiều khi mang thai. Tuy nhiên, những quan niệm như này chỉ có từ thời xa xưa. Thời giờ, chắc mấy ai còn tin vào những cái này các mẹ nhỉ? Bớt xanh có nguy hiểm cho bé không? Ai cũng muốn con sinh ra lành lặn, bình thường hết. Chính vì vậy, khi một số bé có bớt trên người, các bố mẹ sẽ có phần hơi sốc và lo lắng. Nhiều bố mẹ sợ con mình sẽ gặp nguy hiểm, nhưng thực tế bớt xanh không nguy hiểm cho bé đâu ạ! Vết bớt sẽ mờ đi theo thời gian và biến mất khoảng độ bé 5 tuổi. Trong nhiều trường hợp, vết bớt còn mờ đi rất nhanh sau vài tháng. Tuy nhiên… (Cái này các mẹ cần chú ý nè :() Bớt xanh có thể là một dấu hiệu bệnh lý mang tính di truyền (trường hợp này cũng rất hiếm, chỉ có 1 trong 100.000 trẻ em có bớt xanh bị vậy) hoặc các bệnh lý khác như các trường hợp của những em bé sau đây: