Tại sao miệng tiết nhiều nước bọt

Nước bọt là một chất dịch trong khoang miệng, chịu trách nhiệm hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong cơ thể. Trong một số trường hợp, tình trạng nước bọt tiết ra quá nhiều ở khoang miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hại sau

Mắc bệnh trào ngược dạ dày

Khi niêm mạc bị kích thích thì hậu quả là bạn sẽ gặp phải tình trạng ợ hơi, ợ chua... Lúc này, nước bọt tiết ra có thể sẽ có vị chua hoặc không có vị gì. Hãy chủ động đi khám ngay nếu gặp phải triệu chứng này để kịp thời thay đổi lối sống và tránh các món ăn cay nóng, dầu mỡ...

  • Tham khảo thêm Đang bị trào ngược dạ dày thực quản thì nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
  • Mắc bệnh viêm tụy

    Nếu bạn uống nhiều rượu trong một thời gian dài thì khả năng cao sẽ gặp phải chứng viêm tụy. Nghiêm trọng hơn, bạn còn có thể bị rối loạn chức năng tuyến nước bọt và làm tình trạng nước bọt tiết ra nhiều hơn.

  • Tham khảo thêm Cô gái 24 tuổi ở Anh phải nhập viện vì viêm tụy do sử dụng sai thuốc trị mụn
  • Mắc bệnh gan

    Lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng thường được điều khiển bởi hệ thần kinh. Do đó, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh gan thì hệ thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó khiến lượng nước bọt tiết ra dư thừa trong khoang miệng.

    Mắc bệnh về răng miệng

    Một số căn bệnh về răng miệng như viêm amidan, lở loét miệng... cũng có thể là nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt trong khoang miệng. Vì vậy, bạn hãy chủ động đi khám nha khoa để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có hướng điều trị bệnh đúng cách.

    Tốt nhất, khi thấy miệng đột nhiên xuất hiện nhiều nước bọt thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được nhận lời khuyên tư vấn tốt nhất. Bởi việc xuất hiện nhiều nước bọt trong khoang miệng cần phải chẩn đoán qua răng miệng, hệ hô hấp và vùng da xung quanh để có thể nhận biết chính xác tình trạng bệnh.

    Nguồn: Boldsky

    Mọc răng

    Chảy nước dãi ở trẻ em là tình trạng phổ biến và các bậc cha mẹ không phải lo lắng. Từ 6 - 8 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, hay còn gọi là răng sữa. Các bác sỹ khẳng định rằng, tình trạng chảy nước dãi quá mức trong giai đoạn này ở trẻ là phổ biến và không đáng lo lắng.

    Thèm thực phẩm ngọt và cay

    Có phải bạn đang nuốt nước bọt "ừng ực" khi nghĩ đến món kẹo mà bạn yêu thích? Bạn không thể cưỡng lại cảm giác thèm những món đồ ăn cay quen thuộc? Đây có thể chính là thủ phạm đằng sau việc tiết nước bọt quá mức trong miệng. Theo các chuyên gia, các loại thức ăn nóng, cay và đô ăn ngọt... có thể kích thích quá trình sản xuất nước bọt quá nhiều trong miệng.

    Vệ sinh răng miệng kém

    Nếu đang bị chảy nước dãi quá nhiều thì bạn nên xem lại thói quen vệ sinh răng miệng của mình. Theo các chuyên gia, tình trạng vệ sinh răng miệng kém là trong những một yếu tố khiến tuyến nước bọt sản xuất nước bọt quá mức. Hãy chú ý thay bàn chải đánh răng, sử dụng chỉ tơ nha khoa và súc miệng thường xuyên... để duy trì vệ sinh răng miệng tốt.

    Viêm tuyến nước bọt

    Một lý do tại sao bạn đang bị chảy nước dãi quá nhiều có thể là do viêm tuyến nước bọt. Con người có 3 tuyến nước bọt chính gồm: Tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới xương hàm. Nếu bị viêm bất kỳ 1 trong 3 tuyến này đều có thể gây ra tình trạng sản xuất quá nhiều nước bọt.

    Tắc nghẽn trong ống tuyến mang tai

    Tắc nghẽn trong ống mang tai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất nước bọt quá mức. Các ống dẫn nước bọt giúp vận chuyển nước bọt từ tuyến nước bọt vào miệng. Khi tuyến dẫn này bị tắc nghẽn, nó có thể khiến tuyến nước bọt hoạt động quá mức.

    Bệnh dại

    Bệnh dại là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước dãi quá mức. Các cơn co thắt đau đớn xảy ra xung quanh các cơ bắp của cổ họng và thanh quản làm cho người bị bệnh tiết rất nhiều nước bọt.

    Pellagra

    Bệnh pellagra là do chế độ ăn kiêng thiếu niacin hoặc tryptophan hoặc thiếu cả hai và mất cân bằng các acid amin. Một trong những triệu chứng của căn bệnh này chính là tình trạng chảy nước dãi quá mức. Hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu niacin trong chế độ ăn uống của mình để cải thiện tình trạng này.

    Nguồn: Tổng hợp

    Nước bọt đóng vai trò quan trọng khi tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó mà bạn không nên chủ quan. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là gì? Cần xử trí thế nào khi bị buồn nôn ra nước miếng trong?

    Buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt, hiện tượng chảy nước miếng trong có thể xuất phát từ một trong nhiều nguyên nhân sau:

    Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng buồn nôn, tiết nước bọt không kiểm soát là do trào ngược axit trong dạ dày. Lúc này, niêm mạc dạ dày của bạn bị kích thích do lượng axit sản sinh nhiều vào có thể trào lên cả khoang miệng. Vì vậy, để trung hòa lượng axit thì miệng sẽ tiết nước bọt rất nhiều. 

    Đây chính là cơ chế tự bảo vệ của khoang miệng. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác buồn nôn, ợ chua, ợ hơi và nuốt nước bọt liên tục. Rất nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hóa có hiện tượng trào ngược axit trong dạ dày cần phải điều trị nhanh chóng. Do vậy bạn nên cân nhắc để khám sức khỏe. 

    Buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt có thể do bị trào ngược axit trong dạ dày

    Khi bạn ăn phải các thực phẩm bị ôi thiu, đồ ăn bẩn hay các loại thực phẩm có chứa virus, vi khuẩn sẽ khiến cho đường tiêu hóa bị nhiễm trùng. Lúc này, cảm giác buồn nôn, miệng tiết nhiều nước bọt sẽ là triệu chứng dễ nhận thấy. 

    Ngoài ra, một số triệu chứng khác cần lưu ý là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt,… Hãy theo dõi và đi khám bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện nghiêm trọng trên.

    Nếu bạn có tiền sử bị tiểu đường mà gặp phải hiện tượng chảy nước miếng trong và buồn nôn thì rất có thể đã bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường [DKA]. Đây là một biến chứng tiểu đường nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị sớm.

    Nước bọt vốn là bộ phận của tuyến nước bọt được sản sinh khi nhai thức ăn. Trong nước bọt chứa nhiều enzyme giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Vì thế, nếu bạn bị buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt có thể là do tình trạng khó nuốt gây ra. 

    Hiện tượng buồn nôn tiết nhiều nước bọt có thể là tác dụng phụ tiềm ẩn của nhiều loại thuốc điều trị mà bạn đang sử dụng. Hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng trên.

    Buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt, chảy nước miếng trong nhiều có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:  

    Các bệnh lý về răng miệng

    Một số bệnh lý về răng miệng như: Viêm amidan , lở loét miệng… cũng gây ra hiện tượng tiết rất nhiều nước bọt. Các bệnh này cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiết và nuốt nước bọt liên tục trong khoang miệng. 

    Buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt có thể do bệnh lý về răng miệng gây ra

    Trào ngược dạ dày thực quản

    Nếu bạn cảm thấy buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt thì rất có thể bạn đang mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một số triệu chứng điển hình là cảm giác buồn nôn và nôn sau bữa ăn hoặc vào buổi sáng khi đánh răng. 

    Việc tiết nhiều nước bọt là do cơ chế bảo vệ của khoang miệng giúp trung hòa axit trào ngược trong dạ dày. Ngoài ra, khi bị bệnh này bạn còn gặp các biểu hiện khác như: ợ chua, ợ hơi, đắng miệng, ho kéo dài,…

    Viêm thực quản

    Viêm thực quản cũng là một trong những bệnh lý có biểu hiện buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt. Thực quản là ống kéo dài từ miệng đến dạ dày. Khi bị viêm nhiễm thực quản sẽ khiến bạn khó nuốt. Từ đó gây ra hiện tượng chảy nước miếng trong, cảm giác buồn nôn.

    Ngoài ra, khi bị bệnh lý này bạn còn gặp phải tình trạng khó nuốt khiến nước miếng chảy ra nhiều hơn. 

    Táo bón

    Táo bón là bệnh lý rất dễ gặp phải trong cuộc sống. Đồng thời có thể xảy ra với nhiều lứa tuổi khác nhau. Khi bị táo bón, bạn sẽ đi tiểu không thường xuyên. Thậm chí đau đớn trong quá trình đi tiêu, phân cứng và có cảm giác chưa thoát được hết ra ngoài. 

    Theo các chuyên gia thì buồn nôn là triệu chứng phổ biến của những ai bị táo bón mãn tính. Ngoài ra còn kèm thêm các biểu hiện khác như: miệng tiết nhiều nước bọt, ợ chua và khó nuốt.

    Hãy cùng tìm hiểu một số cách giúp khắc phục tình trạng cơ thể bạn bị buồn nôn và miệng tiết nhiều nước bọt.

    Mẹo cải thiện bằng dân gian 

    Có rất nhiều mẹo trong dân gian giúp cải thiện tình trạng buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt. Trong đó nhiều nhất là sử dụng cam thảo. Đây là một vị thuốc quý, có vị ngọt dễ chịu, tính bình giúp giải độc tốt. Nếu bạn bị đau bụng, gặp các vấn đề về dạ dày. Hoặc bị các bệnh về tiêu hóa  thì có thể sử dụng trà cam thảo để xoa dịu triệu chứng. 

    Bạn chỉ cần sử dụng 1 – 2g rễ cam thảo. Đem hãm với nước sôi trong 10- 15 phút là đã có một tách trà cam thảo giảm buồn nôn và tiết nước bọt. Khi uống trà này, bạn cần lưu ý nên uống từng ngụm nhỏ. Và uống khi còn ấm để có hiệu quả tốt nhất.

    Bạn cũng có thể thử ngậm vài lát gừng để giúp giảm nhanh hiệu quả cảm giác buồn nôn.

    Giảm tình trạng miệng tiết nhiều nước bọt với cam thảo

    Điều trị bằng thuốc             

    Để khắc phục và điều trị chứng thì bạn cần phải đi khám để xác định được bệnh lý và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi đã biết được bệnh lý thì bác sĩ mới có thể kê đơn cho bạn những phương thuốc điều trị phù hợp.

    Hầu hết các trường hợp miệng tiết nhiều nước bọt là do buồn nôn chứ không phải là một tình trạng riêng biệt. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp do vấn đề của khoang miệng

    Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tư đầu tiên tại Hà Nội được xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn. Trải qua 18 năm phát triển, bệnh viện đã trở thành địa chỉ y tế hàng đầu thủ đô, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và toàn diện. 

    Hiện tại, bệnh viện có hệ thống 7 cơ sở phủ rộng khắp thủ đô Hà Nội. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, cơ sở hạ tầng hiện đại, trang thiết bị máy móc tiên tiến, bệnh viện đáp ứng mọi nhu cầu đến khám và điều trị bệnh chất lượng dành của bệnh nhân.

    Nếu bạn đang gặp phải tình trạng buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt. Hoặc tiết nước bọt không kiểm soát thì hãy đến Bệnh viện Hồng Ngọc để được thăm khám và điều trị. 

    **Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

    Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

    1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
    2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
    3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

    Email:

    Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

    //www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

    Video liên quan

    Chủ Đề