Tại sao bị đa nang buồng trứng

Buồng trứng đa nang là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt là đang trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể bị vô sinh. Vậy buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như thế nào?

1.    Buồng trứng đa nang là gì?

Buồng trứng đa nang là hội chứng xảy ra ở những phụ nữ có quá nhiều hormone sinh dục nam trong khi lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể không đủ. Từ đó dẫn đến sự rụng trứng trở nên bất thường hơn. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh buồng trứng đa nang sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hormone, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm: tim mạch, tiểu đường và rối loạn sinh sản.

2.    Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang:

Hiện nay nguyên nhân buồng trứng đa nang vẫn chưa tìm được lý do chính xác nhưng những yếu tố có thể là nguy cơ gây bệnh. Đó là: - Yếu tố di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái bạn bị buồng trứng đa nang thì bạn cũng có thể mắc phải hội chứng này. Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét khả năng đột biến gen có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang. - Chế độ ăn uống: quá nhiều tinh bột cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng.

- Dư thừa Insulin: Insulin là một loại hormone được sản xuất trong các tế bào tuyến tụy cho phép sử dụng đường[glucose], cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Nếu có đề kháng insulin, khả năng sử dụng insulin một cách hiệu quả bị suy giảm và tuyến tụy insulin nhiều hơn để chuyển hóa cho các tế bào. Insulin dư thừa được cho là đẩy mạnh sản xuất Androgen của buồng trứng. Sự gia tăng sản xuất Androgen có thể cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng.



Hình ảnh minh họa buồng trứng đa nang [nguồn: internet]

3.    Nhận biết dấu hiệu buồng trứng đa nang:

Mặc dù buồng trứng đa nang không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì nữ giới có thể gặp nhiều biến chứng do bệnh gây ra. Những dấu hiệu phổ biến của người mắc bệnh buồng trứng đa nang bạn nên lưu ý để nhận biết bệnh sớm nhất có thể: - Chu kì kinh nguyệt bất thường hoặc không đều [chu kỳ kinh ngắn < 25 ngày hoặc 2-3 tháng hoặc vài năm mới có kinh một lần] - Tăng cân, béo phì do đường [glucose] không được chuyển hóa vào tế bào sẽ chuyển đổi thành chất béo tích tụ lại đặc biệt là ở vùng bụng - Cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng – lưng – vùng chậu: Đây cũng là 1 triệu chứng thường gặp của buồng trứng đa nang. Người bệnh có thể gặp các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói với các mức độ từ nhẹ đến dữ dội như khi đến kỳ kinh nguyệt và thường cảm thấy khó chịu ở vùng chậu, vùng bụng hoặc lưng dưới. - Ngưng thở khi ngủ: Ngoài các triệu chứng trên thì hiện tượng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ cũng là 1 trong những dấu hiệu của buồng trứng đa nang phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố và tình trạng tăng cân bất thường gây ra. - Sắc tố da sậm màu nhất là ở háng, cổ và nách. - Nhiều lông trên mặt và trên người[ ngực, bụng,lưng hoặc bắp đùi] do cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố nam, da mặt nhờn và nhiều mụn trứng cá - Tóc mỏng đi hoặc rụng nhiều do các nang tóc bị thiếu dinh dưỡng. Từ đó, tóc yếu dần rồi rụng thưa mỏng đi.

- Tâm trạng vui buồn thất thường: Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng, buồn vui vô cớ thậm trí là trầm cảm.

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ dễ bị bệnh:

- Tăng huyết áp và khó điều chỉnh huyết áp. - Vô sinh hiếm muộn do không rụng trứng. - Bệnh tiểu đường[chủ yếu là tiểu đường tuýp 2] do rối loạn điều hòa hormone Estrogen và lượng Insulin trong cơ thể.

- Mỡ trong máu cao đặc biệt là mỡ xấu[LDL], dẫn tới tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

4.    Có con được không khi bị buồng trứng đa nang?

Nhiều chị em sẽ lo lắng hội chứng buồng trứng đa nang sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản thậm chí dẫn đến tình trạng vô sinh.
Chị em cũng không nên lo lắng quá bởi buồng trứng đa nang cũng là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Bởi thế bạn vẫn có khả năng mang thai một cách tự nhiên. Nhiều nghiên cứu thực tế đã cho thấy không phải trường hợp nào mắc bệnh cũng k thể mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bạn đã lâu thì nguy cơ hiếm muộn, vô sinh càng cao. Với sự phát triển của y học ngày nay, những người bị buồng trứng đa nang đã được điều trị theo nhiều phương pháo khác nhau để phù hợ với nhu cầu từng người. 

5.    Buồng trứng đa nang có nguy hiểm không?

- Kinh nguyệt không đều: nữ giới bị đa nang buồng trứng sẽ ảnh hưởnh đến chu kỳ kinh nguyệt khiến cho kinh nguyệt không đều, sẽ ảnh hưởng không ít nhiều cho việc rụng trứng bị rối loạn dẫn đến tình trạng khó thụ thai ở nữ giới. - Gây vô sinh hiếm muộn: bệnh khiến cho chu kỳ rụng trứng bị rối loạn nên sẽ không xuất hiện hiện tượng rụng trứng hàng tháng. Trứng không rụng thì sẽ không thể gặp được tinh trùng để thụ tinh dẫn tới tình trạng vô sinh hiếm muộn ở các cặp đôi. - Tăng cân, béo phì: theo thống kê có khoảng 40% nữ giới mắc bệnh đa nang buồng trướng bị thừa cân, béo phì. Bởi thế, giảm cân có tác dụng không nhỉ trong việc cải thiện tình trạng bệnh. - Ung thư nội lạc tử cung: những người béo phì và bị bệnh buồng trứng đa nang có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn so với người bình thường. - Di truyền cho đời sau: vì buồng trứng đa nang là bệnh có khă năng di truyền từ đời này sang đời khác. Nên nếu có mắc bệnh thì còn gái của bạn sau này sinh ra cũng có nguy cơ bị đa nang buồng trứng. - Tiểu đường tuýp 2: béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do tình trạng kháng insulin dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao.

- Mắc bệnh tim mạch: mức insulin cao quá mức sẽ làm tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Từ đó làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.


Cách phân biệt buồng trứng đa nang và buồng trưng tự nhiên

6.    Phương pháp điều trị buồng trứng đa nang:

Những phương pháp điều trị buồng trứng đa nang không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em đó là: -    Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện và hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp... -    Sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng. Nếu đang cố gắng để có thai, có thể cần một loại thuốc để kích thích rụng trứng. Có rất nhiều loại thuốc khác nhau từ đường uống đến đường tiêm. Bác sĩ sẽ xem xét từng trường hợp bệnh nhân để có chỉ định loại thuốc nào phù hợp với bạn. -    Điều chỉnh thói quen lối sống và giảm cân hiệu quả: Hãy thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít tinh bột đường, giàu đạm thực vật, nhiều vitamin và sắt từ thực vật và tập thể dục thường xuyên, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng lo âu... -    Phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi buồng trứng là một trong những lựa chọn điều trị đa nang buồng trứng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bằng mở ổ bụng để tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng[ phẫu thuật đốt điểm buồng trứng] làm giảm mức độ kích tố nam và tăng cường sự rụng trứng.Tác động của phương pháp này chỉ mang tính tạm thời nhưng khoảng 50% phụ nữ mang thai trong vòng một năm kể từ khi phẫu thuật.

-    Thụ tinh trong ống nghiệm: Nếu không còn phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn thì thụ tinh trong ống nghiệm được xem là phương pháp tối ưu. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên bác sĩ sẽ lấy trứng và tinh trùng để tiến hành quy trình thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi được đưa vào tử cung của người phụ nữ để phôi có thể phát triển thành thai nhi. Tỷ lệ mang thai phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng sinh sản của chị em.

Qua những chia sẻ của bài viết trên chắc chắn các chị em đã phần nào hiểu được về bệnh đa nang buồng trứng là gì? Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, xin vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Hội chứng buồng trứng đa nang là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi bệnh béo phì nhẹ, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, và các dấu hiệu thừa androgen [ví dụ như rậm lông, mụn trứng cá]. Hầu hết bệnh nhân có nhiều nang trong buồng trứng. Chẩn đoán bằng xét nghiệm thai, đo nồng độ hóc môn, và chẩn đoán hình ảnh để loại trừ một khối u nam hóa. Điều trị triệu chứng.

Hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] xuất hiện ở 5 đến 10% phụ nữ. Ở Mỹ, đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh.

PCOS thường được định nghĩa như một hội chứng lâm sàng, không phải sự hiện diện của nang buồng trứng. Nhưng thông thường, buồng trứng chứa nhiều nang noãn 2-6mm và đôi khi có nang lớn hơn chứa các tế bào sẹo. Buồng trứng có thể bị to ra với vỏ trơn bóng, dày hoặc có thể kích thước bình thường.

Hội chứng này liên quan đến sự rối loạn chức năng phóng noãn hoặc không phóng noãn và thừa androgen với nguyên nhân không rõ ràng. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân có bất thường chức năng của cytochrome P450c17 ảnh hưởng đến 17-hydroxylase [tỷ lệ - hạn chế enzyme trong sản xuất androgen]; kết quả là tăng sản lượng androgen.

Biến chứng

Hội chứng buồng trứng đa nang có một số biến chứng nghiêm trọng.

Nồng độ Estrogen tăng cao, tăng nguy cơ quá sản nội mạc tử cung, và cuối cùng là ung thư nội mạc tử cung.

Nồng độ Androgen thường tăng, làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa được đặc trưng bởi một chu vi vòng eo lớn [do mỡ vùng bụng nhiều quá mức], tăng huyết áp, đường huyết lúc đói không bình thường hoặc đề kháng insulin, và rối loạn lipid... đọc thêm và gây ra chứng mọc lông quá nhiều Rậm lông Rậm lông là sự tăng trưởng quá mức dày và đen của lông tóc ở phụ nữ trên những vị trí điển hình trong tăng trưởng lông tóc ở nam giới [ví dụ ria mép, râu, ngực trung tâm, vai, bụng dưới, lưng... đọc thêm . Tăng nồng độ insullin trong máu do kháng insulin có thể có mặt và có thể góp phần làm tăng lượng androgen của buồng trứng. Theo thời gian, tăng androgen quá mức làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch, bao gồm tăng huyết áp và tăng lipide máu. Nguy cơ thừa androgen và các biến chứng của nó có thể cũng cao như nhau ở phụ nữ không thừa cân như ở những người thừa cân.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang điển hình thường bắt đầu trong giai đoạn dậy thì và trầm trọng hơn cùng với thời gian. Tăng tuyến thượng thận trước tuổi, đặc trưng bởi thừa dehydroepiandrosterone sulfate [DHEAS] và phát triển sớm của lông nách, mùi cơ thể và nhiều mụn trứng cá nhỏ thường gặp.

Các triệu chứng điển hình bao gồm béo phì nhẹ, rậm lông nhẹ, và kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh. Tuy nhiên, một nửa phụ nữ bị PCOS, trọng lượng bình thường và một số phụ nữ bị thiếu cân. Lông cơ thể có thể phát triển theo kiểu hình nam giới [ví dụ ở môi trên, cằm, lưng, ngón tay cái, và ngón chân, quanh núm vú và dọc theo đường viền bụng dưới]. Một số phụ nữ có dấu hiệu nam hóa khác, ví dụ như mụn trứng cá và tóc mỏng dần tạm thời.

Các triệu chứng khác bao gồm tăng cân [đôi khi có vẻ khó kiểm soát], mệt mỏi, năng lượng thấp, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ [bao gồm ngưng thở khi ngủ], tâm trạng thất vọng, trầm cảm, lo lắng và nhức đầu. Ở một số phụ nữ, khả năng sinh sản suy giảm. Các triệu chứng rất khác nhau giữa các phụ nữ.

Các vùng da dày, sậm màu [bệnh da gai đen] có thể xuất hiện vùng nách, trên vùng gáy của cổ, trong da, và trên khớp nối và / hoặc khuỷu tay; nguyên nhân là nồng độ insulin cao do kháng insulin.

Nếu phụ nữ PCOS có thai, nguy cơ biến chứng trong thai kỳ sẽ tăng lên và các biến chứng nặng hơn nếu phụ nữ béo phì. Những biến chứng này bao gồm tiểu đường thai kỳ Mang thai làm nặng thêm tiểu đường tuýp 1 [phụ thuộc insulin] và tuýp 2 [không phụ thuộc insulin] nhưng có vẻ như không làm trầm trọng thêm bệnh võng mạc, bệnh thận hoặc bệnh thần kinh do tiểu... đọc thêm , sinh non Sinh non Chuyển dạ [cơn co tử cung dẫn đến thay đổi cổ tử cung] bắt đầu trước 37 tuần tuổi thai được xem là sinh non tháng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm ối vỡ sớm, tử cung bất thường, nhiễm trùng, suy... đọc thêm , và tiền sản giật Tiền sản giật và sản giật Chứng tiền sản giật là tăng huyết áp mới mắc và chứng đạm niệu sau 20 tuần thai. Chứng sản giật là cơn co giật toàn thân không giải thích được ở bệnh nhân có tiền sản giật. Chẩn đoán lâm sàng... đọc thêm .

Chẩn đoán

  • Tiêu chuẩn lâm sàng

  • Nồng độ testosterone, hóc môn kích thích nang noãn- FSH, prolactin, và hóc môn kích thích tuyến giáp- TSH tăng

  • Siêu âm vùng khung chậu

Rối loạn chức năng phóng noãn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, hậu quả gây vô kinh nguyên phát; do đó, hội chứng này sẽ không xảy ra ở những bệnh nhân kinh nguyệt đều xuất hiện một thời gian sau khi bắt đầu có kinh.

Khám thường phát hiện thấy chất nhầy cổ tử cung nhiều, phản ánh nồng độ estrogen cao. PCOS được nghi ngờ nếu phụ nữ có ít nhất hai triệu chứng điển hình.

Xét nghiệm bao gồm xét nghiệm phát hiện thai; đo lượng huyết thanh testosterone toàn phần, hóc môn kích thích nang trứng [FSH], prolactin, và hóc môn kích thích tuyến giáp [TSH]; và siêu âm vùng khung chậu để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng. Nồng độ testosterone tự do huyết thanh nhạy hơn testosterone toàn phần nhưng về mặt kỹ thuật thì khó đo hơn [xem Chẩn đoán suy sinh dục tiên phát và thứ phát Chẩn đoán suy sinh dục tiên phát và thứ phát Suy sinh dục nam được định nghĩa là sự thiếu hụt testosterone kết hợp với các triệu chứng hoặc giảm sinh tinh trùng, hoặc cả hai. Suy sinh dục có thể là kết quả của một tinh hoàn bất thường... đọc thêm ]. Nồng độ bình thường đến tăng nhẹ testosterone và mức FSH bình thường hoặc giảm nhẹ gợi ý chẩn đoán PCOS.

Việc chẩn đoán cần ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau:

  • Rối loạn chức năng phóng noãn gây ra kinh nguyệt không đều

  • Bằng chứng lâm sàng hoặc sinh hóa về tăng sinh androgen

  • > 10 nang trứng mỗi buồng trứng [phát hiện bằng siêu âm vùng khung chậu], thường xuất hiện ở ngoại vi và giống như một chuỗi ngọc trai

Ở phụ nữ có các tiêu chí này, nồng độ cortisol huyết thanh được đo để loại trừ hội chứng Cushing, và huyết thanh 17-hydroxyprogesterone vào buổi sáng sớm được đo để loại trừ sự nam tính hoá tuyến thượng thận. Đo nồng độ DHEAS huyết thanh. Nếu DHEAS bất thường, phụ nữ được đánh giá như vô kinh Đánh giá Vô kinh [không có kinh nguyệt] có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Vô kinh nguyên phát là sự mất kinh nguyệt xảy ra bởi một trong những đặc điểm sau đây: Tuổi 16 hoặc 2 năm, sau khi đã có những... đọc thêm .

Phụ nữ trưởng thành bị PCOS được đánh giá hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa được đặc trưng bởi một chu vi vòng eo lớn [do mỡ vùng bụng nhiều quá mức], tăng huyết áp, đường huyết lúc đói không bình thường hoặc đề kháng insulin, và rối loạn lipid... đọc thêm bằng cách đo BP và làm xét nghiệm glucose và lipid huyết thanh [lipid profile].

Điểm mạnh và hạn chế

  • PCOS sẽ không xảy ra nếu bệnh nhân kinh nguyệt đều xuất hiện trong một thời gian sau khi mãn kinh.

Điều trị

  • Thuốc ngừa thai progestogen dùng không liên tục hoặc uống thuốc ngừa thai

  • Điều trị chứng rậm lông, và ở phụ nữ trưởng thành, các nguy cơ lâu dài của các bất thường hóc môn

  • Điều trị vô sinh ở phụ nữ mong muốn mang thai

Điều trị nhằm mục đích

  • Đánh giá chính xác các bất thường hormon và do đó làm giảm nguy cơ thừa estrogen [ví dụ quá sản niêm mạc tử cung] và thừa androgen [ví dụ rối loạn tim mạch]

  • Giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng sinh sản

Giảm cân và tập thể dục thường xuyên được khuyến khích. Chúng có thể giúp phóng noãn, làm cho chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, tăng nhạy cảm insulin, và giảm bệnh xạm đen da và chứng mọc lông quá nhiều. Giảm cân cũng có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản. Tuy nhiên, giảm cân không có lợi cho những phụ nữ trọng lượng bình thường có PCOS.

Các biện pháp tránh thai nội tiết là phương pháp điều trị hàng đầu điều trị các bất thường kinh nguyệt, rậm lông và mụn trứng cá ở những phụ nữ có PCOS và những người không mong muốn mang thai. Phụ nữ thường dùng progestin không liên tục [ví dụ, medroxyprogesterone 5-10 mg uống một lần / ngày từ ngày thứ 10 đến 14 [mỗi một đến 2 tháng] hoặc thuốc ngừa thai uống để giảm nguy cơ quá sản nội mạc tử cung và ung thư. Những phương pháp điều trị này cũng làm giảm androgens huyết thanh và thường giúp làm chu kỳ kinh nguyệt đều hơn.

Metformin 500 đến 1000 mg dùng hai lần /ngày được sử dụng để giúp tăng ngạy cảm insulin ở phụ nữ có PCOS, kinh không đều và đái tháo đường hoặc kháng insulin nếu việc thay đổi lối sống không có hiệu quả hoặc nếu họ không thể dùng hoặc không thể dung nạp thuốc ngừa thai nội tiết. Metformin cũng có thể làm giảm nồng độ testosterone tự do. Khi dùng metformin, nên đo nồng độ glucose huyết thanh, và phải làm xét nghiệm chức năng thận và gan theo định kỳ. Vì metformin có thể gây phóng noãn nên tránh thai nếu không mong muốn có thai Metformin giúp điều chỉnh các bất thường về chuyển hóa và đường huyết và làm cho chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, nhưng nó có ít hoặc không có tác động nhiều lên chứng rậm lông, mụn trứng cá hoặc vô sinh.

Phụ nữ không mong muốn mang thai thường được dùng progestin không thường xuyên [ví dụ, medroxyprogesterone 5-10 mg uống một lần / ngày từ ngày thứ 10 đến 14 [mỗi một đến 2 tháng] hoặc các thuốc ngừa thai uống để giảm nguy cơ quá sản niêm mạc tử cung và ung thư. Những phương pháp điều trị này cũng làm giảm androgens huyết thanh và thường giúp làm chu kỳ kinh nguyệt đều hơn.

Đối với phụ nữ mong muốn mang thai, điều trị vô sinh Điều trị Rối loạn chức năng phóng noãn là bất thường, không đều [với ≤ 9 kì kinh nguyệt/năm], hoặc không có phóng noãn. Kinh nguyệt thường không đều hoặc không có. Chẩn đoán thường có thể do tiền sử... đọc thêm [ví dụ clomiphene] được sử dụng. Clomiphene hiện đang là liệu pháp điều trị đầu tiên cho vô sinh. Giảm cân cũng có thể hữu ích. Điều trị bằng hóc môn có thể có tác dụng tránh tha. Phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ cao về các biến chứng trong thai kỳ, bao gồm đái tháo đường thai kỳ, sinh non, và tiền sản giật, các biến chứng này sẽ trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có béo phì. Đánh giá trước khi thụ thai về chỉ số khối cơ thể [BMI], BP và nghiệm pháp dung nạp glucose được khuyến cáo.

Đối với chứng mọc lông quá nhiều Điều trị Rậm lông là sự tăng trưởng quá mức dày và đen của lông tóc ở phụ nữ trên những vị trí điển hình trong tăng trưởng lông tóc ở nam giới [ví dụ ria mép, râu, ngực trung tâm, vai, bụng dưới, lưng... đọc thêm , các biện pháp vật lý [ví dụ như tẩy trắng, điện phân, nhổ lông, tẩy lông, làm rụng lông] có thể được sử dụng. Kem Eflornithine 13,9% bôi hai lần một ngày, có thể giúp loại bỏ lông không mong muốn ở mặt. Ở phụ nữ trưởng thành không mong muốn mang thai, liệu pháp hormone làm giảm nồng độ androgen hoặc thuốc spironolactone có thể được thử.

Mụn trứng cá Điều trị Trứng cá thông thường là sự hình thành của sẩn comedone, sẩn, mụn mủ, cục hoặc nang do tắc nghẽn và viêm của các đơn vị nang lông tuyến bã [nang lông và kèm theo tuyến bã]. Mụn trứng cá thường... đọc thêm có thể được điều trị bằng các loại thuốc thông thường [ví dụ như benzoyl peroxide, kem tretinoin, kháng sinh tại chỗ và kháng sinh uống].

Quản lý bệnh tật

Vì nguy cơ trầm cảm và lo âu tăng lên trong PCOS nên phụ nữ và thanh thiếu niên bị PCOS nên được sàng lọc những vấn đề này dựa vào tiền sử và nếu vấn đề được xác định, họ nên được chuyển tới một bác sỹ chăm sóc sức khoẻ tâm thần và / hoặc điều trị nếu cần.

Thừa cân hoặc béo phì vị thành niên và phụ nữ có PCOS nên được sàng lọc các triệu chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ sử dụng polysomnography và điều trị nếu cần.

Vì PCOS có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch, phụ nữ bị PCOS và có bất cứ yếu tố nào sau đây nên được chuyển tới một chuyên gia tim mạch để dự phòng rối loạn tim mạch:

  • Tiền sử gia đình có rối loạn tim mạch khởi phát sớm

  • Hút thuốc lá

  • Đái tháo đường

  • Cao huyết áp

  • Chứng rối loạn lipid máu

  • Chứng ngưng thở lúc ngủ

  • Bụng béo phì [xem Chẩn đoán Chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa được đặc trưng bởi một chu vi vòng eo lớn [do mỡ vùng bụng nhiều quá mức], tăng huyết áp, đường huyết lúc đói không bình thường hoặc đề kháng insulin, và rối loạn lipid... đọc thêm ]

Phụ nữ bị chảy máu âm đạo bất thường nên được sàng lọc ung thư niêm mạc tử cung bằng cách sinh thiết niêm mạc tử cung và / hoặc siêu âm qua âm đạo hoặc nội soi buồng tử cung.

Những điểm chính

  • PCOS là một nguyên nhân phổ biến gây rối loạn chức năng phóng noãn.

  • PCOS nghi ngờ ở những phụ nữ có kinh nguyệt không đều, béo phì nhẹ và hơi rậm lông, nhưng có nhiều phụ nữ bị PCOS trọng lượng bình thường hoặc thấp.

  • Xét nghiệm để phát hiện các rối loạn nghiêm trọng [ví dụ hội chứng Cushing, khối u] có thể gây ra các triệu chứng tương tự và các biến chứng [ví dụ hội chứng chuyển hóa]

  • Nếu không mong muốn mang thai, điều trị cho phụ nữ bằng các thuốc tránh thai nội tiết và khuyến cáo thay đổi lối sống; nếu thay đổi lối sống không có hiệu quả, thêm metformin.

  • Xét nghiệm sàng lọc các bệnh kết hợp, như ung thư niêm mạc tử cung, rối loạn tâm trạng và lo âu, ngưng thở tắc nghẽn, tiểu đường và các yếu tố nguy cơ tim mạch [bao gồm tăng huyết áp và tăng lipid máu].

Thêm thông tin

  • Legro RS, Arslanian SA, Ehrmann DA, et al: Diagnosis and treatment of polycystic ovary syndrome: An Endocrine Society clinical practice guideline. J Clin Endocrinol Metab 98 [12]: 4565-4592, 2013, //doi.org/10.1210/jc.2013-2350.

Video liên quan

Chủ Đề