Tại sao không được sử dụng điện thoại tại cây xăng

Yến Trang

Sử dụng điện thoại di động ở trạm xăng có thực sự gây cháy nổ?

Với sự giúp đỡ của lính cứu hỏa chuyên nghiệp từ học viện chữa cháy Bergen County, chương trình Good Morning America đã thực hiện cuộc thử nghiệm. Một nhân viên cứu hỏa được trang bị đầy đủ thiết bị bảo vệ đứng bên cạnh chiếc xô chứa đầy xăng, trên tay cầm một chiếc điện thoại di động. Khi điện thoại reo, tất cả mọi người đều cho rằng sẽ xuất hiện đám cháy nhưng không có gì xảy ra. GMA đã thử nghiệm với chiếc điện thoại khác và khuấy bình xăng lên để tạo ra nhiều khói hơn nhưng kết quả vẫn không thay đổi.

I. Vậy tại sao điện thoại di động và xăng lại “kị” nhau và gây cháy nổ? 

1. Sự tĩnh điện:

Nguyên nhân chính không phải do chiếc điện thoại mà là do sự tĩnh điện. Tĩnh điện trên bề mặt điện thoại sẽ phóng các điện tích tạo ra tia lửa điện. Khi tĩnh năng lượng do tia lửa điện tạo ra vượt qua điểm cháy nổ của vật liệu [dung môi gas, xăng.. v.v bay hơi] sẽ làm phát sinh ngọn lửa gây hỏa hoạn.

Tương tự như vậy, khi đổ xăng, mặc dù không để tràn xăng ra ngoài nhưng vẫn có khí gas bốc hơi quanh ống bơm nhiên liệu. Những khí gas này có thể bốc cháy bởi sự tĩnh điện và lửa sẽ lan đến bất cứ nơi nào có khí gas như bên trong ống bơm hay bình xăng của xe và cuối cùng gây ra một vụ cháy nổ lớn.

Steve Fowler, một kỹ sư điện của Fowler Associates cho biết, sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động quá yếu để có thể làm cháy nhiên liệu hay hơi của các chất dễ cháy. Ông và Jim Farr, trưởng ban cứu hỏa của Gaston County, N.C. đã nghiên cứu về lửa tĩnh điện và kết luận cơ thể người có thể sản xuất tĩnh điện bằng nhiều cách, chẳng hạn như việc ra vào xe ô tô. “Khi chùi chân trên thảm, tĩnh điện ở cơ thể là 35.000 volt, khi ở trong xe hơi con số có thể lên đến 60.000 volt, đủ để gây ra một vụ hỏa hoạn lớn.

II. Vài mẹo nhỏ giúp tránh gây ra tĩnh điện:

  1. Không được vào lại trong xe cho đến khi đã tiếp xong nhiên liệu.
  2. Khi ra khỏi xe để đổ xăng, tránh chạm vào bất kỳ vật nào có thể tạo ra  tĩnh điện trước khi đến cây xăng bằng cách đơn giản là chạm vào đầu xe bằng tay không.
  3. Các chuyên gia khuyên rằng nếu đã xảy ra cháy, tuyệt đối không được lấy ống bơm xăng ra khỏi xe vì đó là cách nhanh nhất để khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn.
  4. Không chất hàng hóa lên xe, thay vào đó hãy đặt chúng dưới đất vì cũng giống như cơ thể người, hàng hóa cũng có thể tạo ra tĩnh điện.

III. Kết luận:

Mặc dù điện thoại di động không phải nguyên nhân gây cháy nổ tại trạm xăng nhưng tốt nhất bạn vẫn nên cất nó đi trong khi tiếp nhiên liệu. Thời gian chờ đợi đổ xăng có thể rất nhàm chán nhưng cần phải chú ý xung quanh để phản ứng kịp thời với bất cứ tình huống nào có thể xảy ra. Sử dụng điện thoại di động tại trạm xăng sẽ không gây cháy nhưng không có nghĩa điều đó được khuyến khích.

Bài viết liên quan:

Sử dụng điện thoại di động ở trạm xăngTĩnh điện

Chủ Đề