Tại sao cảm cúm lại đau người

Đau nhức toàn thân do cảm lạnh là một trong những triệu chứng rất phổ biến khi bị cảm. Cảm giác ê ẩm toàn thân, nhất là khi di chuyển khiến bạn cảm thấy yếu đuối và vô cùng mệt mỏi, không thể làm những công việc hằng ngày. Phải làm sao để thoát khỏi tình trạng cảm lạnh đau nhức người? Mời các bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau.

Vì sao lại bị cảm lạnh đau nhức người?

Cảm lạnh là một bệnh lý đường hô hấp do virus gây ra, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh gây ra cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và trời mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh virus hoặc vi khuẩn.

Cảm lạnh tuy không ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới trẻ em nếu mắc phải. Bệnh có thể tự khỏi sau 10 ngày. Người bị cảm lạnh có thể sốt nhẹ. Tuy nhiên, nếu bị cúm, có thể sốt cao.

Bệnh cảm lạnh do nhiễm virus chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus gây ra. Virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra cảm lạnh còn gặp trong các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh. Nhưng với những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các dấu hiệu quen thuộc để nhận biết bạn đã bị nhiễm cảm lạnh như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, ngứa rát cổ họng, nhức đầu, hắt hơi, sốt nhẹ, cơ thể cảm thấy đau nhức toàn thân do bị cảm lạnh… Các triệu chứng này thường kéo dài từ 3-7 ngày, dễ lây cho người khác nhất là trong 3 ngày đầu bị bệnh.

Triệu chứng đau nhức người do cảm lạnh là thật sự khiến bạn khó chịu và bực tức mặc dù bệnh không nguy hiểm. Để giảm những triệu chứng của cảm lạnh bạn nên:

Một số thuốc không kê đơn có thể giúp bạn giảm đau nhức do cảm lạnh hiệu quả, chẳng hạn như paracetamol, acetylsalicylic acid [aspirin], ibuprofen, naproxen, diclofenac, …

Thuốc hạ sốt paracetamol chỉ nên dùng khi đau đầu và sốt cao do có tác dụng giảm đau và hạ sốt tốt, không có tác dụng làm giảm các triệu chứng khác. Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid [NSAIDs] có tác dụng giảm đau nên có thể sử dụng khi đau đầu, mà không có tác dụng làm giảm các triệu chứng khác của cảm lạnh.

Các nguy cơ có thể gặp khi dùng hai nhóm thuốc này là dị ứng trên da, phù, rối loạn tiêu hóa. Có thể xuất hiện phản ứng phản vệ với tỷ lệ rất hiếm gặp. Để dùng thuốc có hiệu quả, tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn trên nhãn. Nếu bạn muốn dùng thuốc giảm đau trong thời gian vài ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.

Bị cảm lạnh đau nhức toàn thân cần phải làm gì để nhanh khỏi bệnh?
  • Nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại tình trạng sốt và đau nhức. Ngay cả khi đã uống thuốc giảm đau, bạn vẫn cần nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn, giảm đau nhức và hạ sốt. Nếu bị nôn và tiêu chảy nhiều, bạn nên dùng nước canh hoặc súp để bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Bị cảm lạnh đau nhức người toàn thân nên tắm bằng nước ấm không chỉ giúp hạ sốt mà còn làm giãn cơ, giảm đau hiệu quả.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống bệnh tốt hơn. Một số thực phẩm bạn nên ăn như: việt quất, quả mọng, cà chua và các loại quả có màu đậm khác, bí đỏ, ớt chuông…

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa Phức hệ XTDcomplex [xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng, đinh hương], cùng với diếp cá, gừng, hoa hòe, mã đề, hoàng cầm, kế sữa và đông trùng hạ thảo giúp kích hoạt các tế bào miễn dịch, tăng cường miễn dịch toàn thân, đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm tải lượng virus giúp giảm các triệu chứng trong đó có đau nhức người.

Cảm lạnh là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, cảm lạnh đau nhức người gây ra cảm giác mệt mỏi kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Tuy có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định nhưng người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể gây ra các biến chứng, đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ.

Bài viết liên quan: “Khỏi ngay” cảm lạnh đau bụng đi ngoài khi biết rõ nguyên nhân

Giao mùa là thời điểm nhiều căn bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể chúng ta, trong số đó nhiều nhất là cảm cúm. Cảm cúm xuất hiện rất nhiều triêu chứng như sốt, ù tai, đau đầu mệt mỏi và thậm chí là cả đau lưng. Cảm cúm gây đau lưng? Tại sao lại vậy? Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng này và vài gợi ý cách chữa trị tại nhà để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn nhé!

Khác với bệnh cảm lạnh, người bệnh bị cảm cúm sẽ vô cùng mệt mỏi, đau nhức nhiều vị trí trên cơ thể, hoặc có thể toàn thân. Các khớp, cơ luôn trong tình trạng đau mỏi, làm bệnh nhân vô cùng khó chịu và thậm chí là kiệt sức ngay trong giai đoạn đầu bị vi-rút tấn công.  Vùng quanh mắt cũng diễn ra tình trạng đau nhức. Những triệu chứng cảm cúm này kéo dài trong nhiều ngày, đôi khi lên tới 2 – 3 tuần, rút dần sức lực của người bệnh. Khi người bệnh trong tình trạng này họ luôn muốn nằm, nhiều người gần như không ra khỏi giường khi đang bị cảm cúm. Vì thế hầu hết mọi người đều nói rằng cảm cúm gây đau lưng ngoài tình trạng cảm cúm gây đau đầu. Muốn thoát khỏi tình trạng đau lưng này chúng ta cần điều trị các triệu chứng của cảm cúm và một số liệu pháp chữa đau lưng.

Khi bị cảm cúm nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc để điều trị

Một số phương pháp chữa trị cảm cúm tại nhà

  • Ăn uống đủ chất: Mặc dù trong lúc cảm cúm bạn sẽ không muốn ăn hay làm bất cứ điều gì. Tuy nhiên như thế chỉ khiến bạn mệt mỏi lại chồng mệt mỏi hơn thôi.Bạn vẫn phải tăng cường các loại rau, củ, quả, đặc biệt là tỏi và liên các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như lúa, lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất Selenium, vitamin C… Cơ thể bạn lúc này cần năng lượng nhiều hơn.

Người bệnh cảm cúm nên ăn uống đủ chất

  • Nên uống thật nhiều nước: Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, khi bạn bị cúm thì nên uống nhiều nước [có thể là nước lọc, hoặc nước hoa quả, cháo, súp...], nhất là nước ấm. Nước sẽ giúp bạn khơi thông chiếc mũi đang bị tắc nghẽn khó chịu của bạn.

  • Vận động nhẹ tại giường sau đó tập đi lại quanh giường cứ thế mức độ tập luyện tăng dần, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay thôi, đau lưng sẽ giảm dần, không còn thấy nhức đầu quá như lúc nằm.

  • Rửa tay thường xuyên: Khi bạn bị ốm, chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm vì thế việc này giúp ngăn ngừa các virus mới xâm nhập vào cơ thể. Hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn.

  • Súc miệng nước muối: Súc miệng bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh.

  • Xông hơi bằng lá cây như lá sả, bưởi, ổi, bồ đề,… cũng là phương pháp chữa trị cảm cúm tại nhà được lưu truyền lâu đời trong dân gian mà người Việt đại đa số ai cũng biết. Xông hơi sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông, có tác dụng giải cảm, giảm sốt tức thì ngoài ra sẽ giảm bớt mệt mỏi, đau nhức cơ thể.

Người bị cảm cúm có thể xông hơi bằng lá cây để chữa trị hiệu quả

Cảm cúm gây đau lưng? Nhưng bạn có thể chữa trị khỏi ngay nếu như sử dụng những phương pháp kể trên hiệu quả. Lưu ý nếu bạn bị cảm cúm nặng thì đầu tiên bạn cần đến gặp bác sĩ điều trị đúng bệnh đừng nên tự ý chữa trị tại nhà vì có thể bệnh sẽ nặng thêm mà không hề thuyên giảm nhé!

Thanh Hiền

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề