Tại sao dùng cốc cốc

Sau hơn 8 năm phát triển, hiện Trình duyệt Cốc Cốc đã có tổng lượng người dùng lên đến hơn 25 triệu. Theo báo cáo The Connected Consumer do Decision Lab thực hiện vào Q2/2021, Cốc Cốc thuộc top 2 những trình duyệt được ưa thích nhất tại Việt Nam.

Cuối tháng Năm vừa qua, Cốc Cốc đã kết hợp cùng Hiếu PC, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC để phát động Chiến dịch Khiên Xanh nhằm cảnh báo người dùng khỏi những website có yếu tố nguy hiểm, lừa đảo,... trên internet. Chiến dịch nhận được sự hưởng ứng rất tích cực từ cộng đồng.

Tại sao dùng cốc cốc

Cốc Cốc hợp tác cùng Hiếu PC, NCSC tạo Chiến dịch Khiên Xanh

Tuy nhiên, lắm người yêu thì cũng không thiếu kẻ ghét. Hiện tại trên mạng xã hội, bất cứ khi nào có tin tức cập nhật về Cốc Cốc là lại có không ít lời bình luận tiêu cực như: “Đừng dùng Cốc Cốc, dễ lộ thông tin cá nhân lắm…”; “Cốc Cốc tính bảo mật không cao đâu, đừng dùng làm gì…”

Vậy, nguyên nhân từ đâu mà Cốc Cốc lại phải chịu những lời chỉ trích như vậy? Liệu những bình luận ấy có phải là sự thật?

Tại sao dùng cốc cốc

Cốc Cốc nhận không ít bình luận tiêu cực từ cộng đồng mạng

Theo tìm hiểu, tất cả bắt nguồn từ vụ lùm xùm năm 2018 của Cốc Cốc với một thành viên trên một diễn đàn. Anh này đã đăng tải một đoạn video ghi màn hình và cho rằng Cốc Cốc bí mật đánh cắp thông tin người dùng.

Sau đó anh này cũng đã lên tiếng đính chính và có lời xin lỗi Cốc Cốc. Sự việc chỉ là hiểu lầm trong quá trình anh thử chạy một phần mềm do mình tạo ra trên trình duyệt này dẫn tới bị lỗi. Nhận ra sai sót của mình trong quá trình kiểm tra nên thành viên này đã xóa các bài viết để tránh hiểu lầm.

Những loại thông tin nào đang được trình duyệt thu thập?

Về cơ bản, mọi trình duyệt, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội… đều thu thập một số thông tin nhất định từ người dùng. Khác biệt duy nhất là các nền tảng ấy thu thập thông tin gì và sử dụng với mục đích chính đáng hay không.

Nếu làm một thử nghiệm nho nhỏ trên chợ ứng dụng, ta sẽ thấy lượng thông tin thu thập của mỗi trình duyệt là vô cùng khác nhau. Có nhiều trình duyệt thu thập đủ loại dữ liệu định danh, nào từ vị trí, lịch sử truy cập,… đến cả nội dung tìm kiếm.Cũng với thử nghiệm trên, những thông tin mà Cốc Cốc thu thập là vô cùng ít và chủ yếu là những thông tin không định danh.

\n

Tại sao dùng cốc cốc

Cốc Cốc thu thập thông tin rất hạn chế và là dữ liệu không định danh

Như vậy, có thể thấy những cáo buộc về “tính bảo mật kém”, “bí mật thu thập thông tin người dùng” dành cho Cốc Cốc đều bắt nguồn từ những thông tin không chính xác và chưa được kiểm chứng từ cơ quan có thẩm quyền.

Vẫn luôn quyết tâm bảo vệ người dùng

Dù liên tục bị cáo buộc vô căn cứ trên mạng xã hội, Cốc Cốc vẫn khẳng định sẽ không ngừng bảo vệ người dùng. Ông Nguyễn Vũ Anh - Phó tổng giám đốc Cốc Cốc cho biết: “Không bao giờ Cốc Cốc bí mật thu thập thông tin người dùng vì mục đích bất chính. Ngược lại, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng người dùng, các cơ quan chính phủ trong các chiến dịch để nâng cao an ninh mạng cho người Việt”.

Không chỉ kết hợp với các cơ quan Chính phủ như NCSC trong các chiến dịch, Cốc Cốc còn liên tục cập nhật và cho ra mắt các tính năng bảo vệ người dùng như Duyệt web an toàn - cảnh báo các trang web giả, lừa đảo; Chặn quảng cáo - loại bỏ quảng cáo độc hại, chứa mã theo dõi; Tìm kiếm an toàn - lọc những kết quả tìm kiếm chứa nội dung phản cảm, khiêu dâm,…

Tại sao dùng cốc cốc

Chân dung anh Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC)

Nhận xét về những nỗ lực của Cốc Cốc, Hiếu PC cho rằng: “Lùm xùm của Cốc Cốc trong quá khứ đơn giản chỉ là sự hiểu lầm. Thêm nữa, sẽ rất nguy hiểm khi kết hợp một phần mềm “tự chế”, chưa kiểm chứng vào trình duyệt để sử dụng vì nó có thể gây xung đột và hệ quả xấu.

Nỗ lực trong suốt 8 năm đã cho thấy sự nhiệt huyết và quyết tâm bảo vệ người dùng của Cốc Cốc. Chính phương trâm “người dùng là trên hết” của họ đã thuyết phục tôi và cả NCSC quyết định hợp tác trong mọi hoạt động, từ đó giúp không còn ai bị lừa, bị mất tiền trên mạng nữa”.

Hiếu PC cũng bật mí sẽ tiếp tục hợp tác cùng Cốc Cốc trong thời gian tới. Đó không chỉ là lời công nhận cho những nỗ lực của trình duyệt “Make in Vietnam” này. Mà còn là niềm hy vọng về việc chính những người Việt sẽ cùng chung tay để nâng cao kiến thức, vì một không gian mạng an toàn cho tất cả người dùng.

Cốc Cốc vừa phát đi thông tin tố Google “chơi xấu” khiến hãng buộc phải chuyển sang sử dụng tác nhân người dùng (user agent) của Google Chrome trên cả hai nền tảng di động và máy tính kể từ tháng 9/2021...

Tại sao dùng cốc cốc
Ông Nguyễn Vũ Anh, Phó Tổng Giám đốc của Cốc Cốc.

Công ty TNHH Cốc Cốc (đơn vị sở hữu trình duyệt Cốc Cốc) cho rằng, đây là giải pháp nhằm hỗ trợ tối đa, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách chặn truy cập trên nhiều trang web, dịch vụ của Google.

HÀNH VI "CHƠI XẤU" CỦA GOOGLE

Tác nhân người dùng - User agent (viết tắt: UA) - là một chuỗi văn bản giúp định danh trình duyệt khi kết nối tới các trang web. Các trình duyệt khác nhau sẽ có chuỗi UA riêng biệt khác nhau. Giải thích một cách đơn giản hơn, chuỗi UA sẽ giúp xác định được người dùng đang truy cập bằng trình duyệt nào, hệ điều hành gì và thậm chí là cả loại thiết bị (di động, máy tính hay máy tính bảng) mà họ đang sử dụng chỉ nhờ quá trình duyệt web thông thường.

Tại sao dùng cốc cốc
Chuỗi UA trong hình ảnh cho biết người dùng đang sử dụng trình duyệt Chrome phiên bản 60, trên nền tảng máy tính với hệ điều hành Window 10.

Cốc Cốc cho biết, thông qua các chuỗi UA, Google đã liên tục chặn Cốc Cốc trong một số dịch vụ của họ. Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến chính là hồi tháng 5 vừa qua, người dùng Cốc Cốc không thể đăng nhập bằng tài khoản của Google như Gmail để đồng bộ trên trình duyệt. Đây là một động thái cạnh tranh không công bằng giữa các đối thủ trong cùng một thị trường - trình duyệt và công cụ tìm kiếm.

Chuỗi UA ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng giúp các trang web tinh chỉnh hiệu suất, tính năng; tránh bị lỗi (bugs) khi duyệt web hoặc loại bỏ những trình duyệt lỗi thời. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, hiện một số đơn vị đã lợi dụng các chuỗi UA để chặn người dùng truy cập vào nhiều trang web, dịch vụ trên Internet.

Đây cũng là tình trạng xảy ra ở một số trang web, khi người dùng Cốc Cốc truy cập những trang web này, sẽ có hiển thị cảnh báo với nội dung “hãy thay đổi trình duyệt của bạn sang Chrome” hoặc “vui lòng cập nhật trình duyệt của bạn”.

Tại sao dùng cốc cốc
Google sử dụng sản phẩm của họ để đề xuất người dùng chuyển sang Google Chrome - Nguồn: Cốc Cốc.

“Hành vi “chơi xấu” này của Google không chỉ làm triệt tiêu tự do số, tăng cường thế độc quyền cho Google trên thị trường, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến Cốc Cốc, khiến hoạt động của những tính năng này trên Cốc Cốc không ổn định, gây ra gián đoạn và phiền nhiễu cho người dùng thông qua quá trình sử dụng”, Cốc Cốc khẳng định.

Trình duyệt Cốc Cốc được xây dựng và phát triển trên mã nguồn Chromium tương tự như Google Chrome, Microsoft Edge, Opera Browser,... Ngoài ra, Cốc Cốc còn phát triển thêm nhiều bộ tính năng dựa trên nhu cầu thực tiễn của người dùng và thường xuyên được cập nhật trong các phiên bản. Vì vậy, những lệnh cấm truy cập nêu trên đối với người dùng Cốc Cốc là hoàn toàn không có lý do chính đáng.

“Điều này cũng buộc Cốc Cốc phải chuyển thông tin chuỗi UA của mình sang sử dụng của Google Chrome. Việc chuẩn bị và triển khai chuyển đổi UA đã được Cốc Cốc thực hiện từ nhiều tháng trước và hoàn thành vào cuối tháng 8/2021”, thông tin của hãng trình duyệt này cho hay.

VÌ SAO GOOGLE "CHƠI XẤU"?

Trong thông tin gửi tới báo chí, Cốc Cốc cũng cho rằng, phải chăng là do hiện Cốc Cốc là một trong số ít những đối thủ nội địa của Google và sở hữu sản phẩm có nhiều điểm tối ưu hơn sản phẩm cạnh tranh - Google Chrome, nên mới bị Google “chơi xấu”.

 

"Cốc Cốc là một trong số ít những đối thủ tại thị trường nội địa của Google. Trên thế giới chỉ có khoảng 10 công cụ tìm kiếm và trình duyệt nội địa có khả năng cạnh tranh với “ông lớn” này".
Ông Nguyễn Vũ Anh, Phó Tổng Giám đốc của Cốc Cốc.

Hãng này phân tích, cụ thể như tối ưu ở những tính năng do Cốc Cốc nghiên cứu và phát triển dựa trên nhu cầu thực tiễn của người dùng Việt Nam, chỉ có riêng trên Cốc Cốc mà không có sẵn trên Chrome hay các nền tảng khác. Những tính năng này được người dùng Cốc Cốc vô cùng yêu thích, tuy nhiên sẽ đe dọa sự phát triển của các sản phẩm của Google. 

Đánh giá về tác động của việc chuyển chuỗi UA đối với người dùng, đội ngũ Cốc Cốc cho biết, việc thay đổi chuỗi UA chỉ liên quan đến mặt kỹ thuật. Cốc Cốc đã triển khai thử nghiệm việc chuyển đổi này trong thời gian dài. Kết quả cho thấy người dùng sẽ không bị ảnh hưởng. Thậm chí họ còn được lợi do không bị chặn bởi các trang web, dịch vụ của Google nữa. 

Ông Nguyễn Vũ Anh, Phó Tổng Giám đốc của Cốc Cốc cho biết: “Cốc Cốc là một trong số ít những đối thủ tại thị trường nội địa của Google. Trên thế giới chỉ có khoảng 10 công cụ tìm kiếm và trình duyệt nội địa có khả năng cạnh tranh với “ông lớn” này. Có thể chính vì vậy mà Cốc Cốc luôn gặp những khó khăn trong việc phát triển người dùng khi đối thủ của mình tận dụng lợi thế độc quyền vô cùng lớn của họ. Điển hình là việc sử dụng UA để chặn Cốc Cốc khỏi một số dịch vụ của Google như thời gian gần đây. Đây chắc chắn là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.

“Sau khi xem xét kỹ lưỡng, đội ngũ Cốc Cốc nhất trí đặt trải nghiệm của người dùng và tính ổn định cho sản phẩm lên trên nhất. Do đó, chúng tôi chấp nhận bỏ đi "đặc điểm nhận dạng" của mình - chính là thông tin về UA, chấp nhận khả năng sụt giảm trong một số công cụ thống kê và chuyển sang sử dụng chuỗi UA của Google Chrome”, vị Phó Tổng Giám đốc của Cốc Cốc cho hay.

Cốc Cốc không phải là đơn vị đầu tiên phải chuyển các tác nhân người dùng sang Google Chrome để có quyền truy cập vào các trang web khác nhau. Trước đó, trình duyệt Brave hay Vivaldi cũng đã có những động thái tương tự sau khi bị “chơi xấu” trong một thời gian dài.

Dù không có ảnh hưởng đối với người dùng song ở chiều ngược lại, về phía Cốc Cốc, việc thay đổi các chuỗi UA được dự báo sẽ làm sụt giảm số liệu thống kê về người dùng, thị phần, ở các đơn vị thống kê... trong khi những con số này trên thực tế lại không hề giảm. Nguyên nhân là bởi hiện nay, một số đơn vị thống kê như Statcounter đều sử dụng chuỗi UA để định danh, tổng hợp số liệu người dùng cho các trình duyệt.

Khi sử dụng chung mã UA, các đơn vị trên sẽ không thể phân biệt giữa người dùng Cốc Cốc và người dùng Google. Ông Nguyễn Vũ Anh cho biết, Cốc Cốc sẽ nỗ lực làm việc với các đơn vị thống kê, cung cấp những số liệu tổng hợp nội bộ về thị phần, người dùng một cách khách quan mà không cần thông qua chuỗi tác nhân người dùng.