Tại sao doanh nghiệp nên xây dựng văn hóa tổ chức

Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp, không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp. Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp phát huy khi nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.

Bạn có biết,Những cái tên nổi tiếng thế giới như IBM, Kodak, General, Digital Electronics trong thời gian ngắn đã đánh mất vị trí số 1 của mình. Còn nhiều công ty, tập đoàn như Toyota, Nissan, Masishuta, LG lại thành công vang dội trong và ngoài nước, mạnh mẽ vượt qua bao đối thủ, làm thức tỉnh sự chủ quan của nhiều brand lớn. Bí mật ở đây đó là cuộc cách mạng văn hóa trong doanh nghiệp.

Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, còn văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. hóa doanh nghiệp. Cũng giống như teambuilding, tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp  là tạo nên sức mạnh từ bên trong tập thể, bên trong mỗi cá nhân.

Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ quan … Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hóa. Về mặt khoa học quản trị, việc quản trị một doanh nghiệp hay quản trị một quốc gia đều có những nét tương đồng.

Người ta thường sử dụng “pháp luật” và “văn hóa xã hội” như hai công cụ quan trọng để quản lý một quốc gia. Và cũng tương tự, người ta có thể dùng “quy chế” và “văn hóa doanh nghiệp” để quản lý một doanh nghiệp”. Vậy quản lý công ty bằng quy chế và quản lý công ty bằng văn hóa khác nhau như thế nào? Hai cách quản lý này hỗ trợ và kết hợp nhau ra sao? Dùng quy chế để tạo văn hóa, và dùng văn hóa để thực thi quy chế, quản lý công ty bằng quy chế => mọi người phải tuân theo như thế, mang tính bắt buộc, quản lý công ty bằng văn hóa => mọi người tin và theo như thế, mang tính tự nguyện.

Một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà doanh nghiệp đã đề ra thì tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện, giúp cho Lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt [trước phản ứng của thị trường], thời gian giao hàng…

Để có được những lợi thế này doanh nghiệp phải có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc [phương pháp 5 M: man, money, material, machine, method]. Nguồn lực tài chính, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng. Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hoá các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra.

Vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, tác động đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp.

Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra khả năng phát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc [phong thái, sắc thái, nề nếp, tập tục] của doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó,văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức:

Chính vì vậy có thể nói rằng văn hoá như một chất keo kết dính các thành viên trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì, văn hoá tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Như một nhà nghiên cứu về văn hoá tổ chức có nói rằng “văn hoá xác định luật chơi”.

Một số lợi ích làm nên tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp có thể tóm tắt như:

  • Tạo lợi thế cạnh tranh
  • Là nguồn lực của doanh nghiệp
  • Thu hút nhân tài, gắn bó người lao động
  • Tạo bản sắc, nhận dạng riêng của tổ chức, phân biệt tổ chức này với tổ chức khác
  • Là công cụ triển khai chiến lược
  • Tạo sự ổn định bền vững của tổ chức

Đối với cá nhân

  • VHDN tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân đối với công việc.
  • Cho họ thêm động lực làm việc, nội bộ đoàn kết thống nhất cùng nhau.

Trong quá trình phỏng vấn ứng viên, bên cạnh trình độ và kinh nghiệm thì sự phù hợp với văn hóa công ty cũng là một tiêu chí quyết định kết quả tuyển dụng. Khi một thành viên mới gia nhập công ty, văn hóa cũng là điều đầu tiên mà họ được tiếp thu. Vậy cụ thể văn hóa công ty quan trọng như thế nào, vì sao công ty cần xây dựng và phát triển một nền văn hóa bền vững và thống nhất? Cùng Papaya tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Có nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp, hay còn gọi là văn hóa công ty, văn hóa tổ chức. Có thể hiểu một cách đơn giản, đó là tập hợp những giá trị và chuẩn mực được gầy dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Những giá trị và chuẩn mực này sẽ chi phối toàn bộ suy nghĩ, hành vi, nhận thức của từng thành viên trong doanh nghiệp.

Văn hóa này được thể hiện qua tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, phong cách quản lý, phúc lợi nhân viên, sự hài lòng của khách hàng cùng nhiều khía cạnh khác.

Ví dụ, đối với Spotify – một dịch vụ cung cấp âm nhạc trực tuyến, việc áp dụng các nguyên tắc quản lý linh hoạt chính là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Dù là một công ty lớn mạnh và có thâm niên hoạt động khá lâu trong thị trường âm nhạc kỹ thuật số, Spotify vẫn tạo ra môi trường “khởi nghiệp” để nhân viên được thử và sai, chú trọng sự sáng tạo khi đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong công việc.

Cũng không thể không nhắc đến Google với văn hóa nổi tiếng thân thiện với nhân viên. Văn hóa này thể hiện qua các đãi ngộ đáng mơ ước như cung cấp 3 bữa ăn cao cấp mỗi ngày, tạo điều kiện để nhân viên làm việc thoải mái, linh hoạt hết mức có thể cùng các khóa đào tạo, phát triển bản thân. Tại trụ sở chính ở California [Mỹ], Google còn cung cấp cho nhân viên các dịch vụ rửa xe, massage, tạo mẫu tóc miễn phí.

Văn hóa thân thiện với nhân viên đã giúp Google liên tục đứng trong danh sách “100 công ty tốt nhất để làm việc” của tạp chí Fortune.

Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng, triết lý và quan niệm sống của người sáng lập. Các tác nhân khác như tình hình kinh tế, định hướng kinh doanh cũng có thể tác động đến văn hóa công ty. Do đó, trong quá trình phát triển, văn hóa công ty có thể được thay đổi và cải thiện để trở nên phù hợp hơn.

Một khảo sát của Glassdoor, nền tảng tuyển dụng lớn nhất thế giới đã chỉ ra rằng: 77% nhân viên sẽ cân nhắc nền văn hóa của một doanh nghiệp trước khi nộp đơn ứng tuyển vào doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, khi đề cập đến mức độ hài lòng trong công việc, 56% người lao động cho rằng văn hóa tổ chức quan trọng hơn cả tiền lương hàng tháng.

Đối với người lao động, văn hóa tổ chức ảnh hưởng rõ ràng đến tinh thần và niềm vui khi làm việc của họ. Nếu được làm việc ở một nơi có văn hóa phù hợp, họ sẽ có xu hướng hạnh phúc hơn và gắn kết hơn với doanh nghiệp, dẫn đến năng suất làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu như người lao động cảm thấy lạc lõng với văn hóa công ty hiện tại, họ sẽ cảm thấy áp lực và chán nản trong công việc.

Còn đối với doanh nghiệp, một nền văn hóa bền vững sẽ tạo ra nhiều tác động sâu sắc hơn cả thế. Dưới đây là 4 tác động tiêu biểu cho thấy tầm quan trọng văn hóa công ty.

Nếu mỗi tổ chức là một con người, thì văn hóa chính là linh hồn có vai trò chi phối toàn bộ sự sống và sự phát triển của tổ chức đó.

I. Tạo dựng và lan truyền nhận diện thương hiệu 

Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi: văn hóa là những gì thể hiện nội bộ trong công ty, vậy làm sao khách hàng nhìn thấy được?

Nhân viên chính là câu trả lời. Nhân viên là những người tiếp xúc với khách hàng, cũng như thể hiện trực tiếp nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp ra ngoài. Những nhân viên vui vẻ, tận tâm với công việc, luôn tìm cách để giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng khách hàng. Để có được đội ngũ nhân viên như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm việc tuyệt vời cũng như luôn lan tỏa những giá trị cốt lõi đến từng người lao động.

Một giám đốc điều hành của Walmart, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đã chia sẻ với Harvard Business Review rằng Walmart đang bắt đầu xem xét xem họ đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho khách hàng – thay vì tính toán xem Walmart đã kiếm được bao nhiêu. Văn hóa này sẽ gây ấn tượng với khách hàng, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của Walmart thông qua cách nhân viên tư vấn và chăm sóc họ khi mua hàng.

II. Thu hút và giữ chân nhân tài 

Tại Mỹ, 35% nhân viên khẳng định họ sẽ từ chối đề nghị công việc từ HR nếu văn hóa công ty đó không hấp dẫn đối với họ. Văn hóa doanh nghiệp là một trong những điều đầu tiên mà ứng viên tìm hiểu khi chuẩn bị ứng tuyển. Để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng, việc truyền tải và thể hiện văn hóa tổ chức thông qua nhận diện thương hiệu là điều không thể bỏ qua.

Quan trọng hơn cả việc thu hút ứng viên chính là giữ chân nhân tài. Những người giỏi trong công việc cũng như biết rõ các giá trị của mình thường sẽ không mặn mòi với một môi trường làm việc tiêu cực, nơi họ cảm thấy không được đánh giá cao. Ngược lại, người giỏi sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài nếu họ cảm thấy kết nối với doanh nghiệp thông qua những giá trị, mục tiêu chung trong công việc.

74% nhân viên cũng chia sẻ rằng họ sẽ nghỉ việc nếu cảm thấy văn hóa công ty ngày càng thụt lùi. Do đó, doanh nghiệp cần phải liên tục duy trì và cải thiện văn hóa công ty.

Goldfish leaping in an aquarium with a castle. Improvement and progress concept

III. Giúp nhân viên mới hòa nhập dễ dàng

Ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng vào các chương trình đào tạo nhân viên mới. Thông qua việc truyền tải các giá trị cốt lõi, mục tiêu, định hướng kinh doanh rõ ràng ban đầu, nhân viên sẽ nhanh chóng nắm bắt công việc cũng như hòa nhập môi trường mới.

Ngược lại, nhân viên mới thường có xu hướng mất động lực và niềm tin vào doanh nghiệp nếu tiếp xúc với một nền văn hóa rời rạc cùng những định hướng mơ hồ.

IV. Nâng cao năng suất lao động

Văn hóa công ty quy định cách ban lãnh đạo đối xử với nhân viên, xây dựng chính sách phúc lợi nhân viên cũng như kiến tạo môi trường làm việc. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức. Nhân viên hạnh phúc sẽ gia tăng năng suất làm việc lên đến 12%, trong khi nhân viên không hài lòng sẽ giảm đi 10% năng suất.

V. Tăng cường tương tác và hiệu quả làm việc nhóm 

Một nền văn hóa bền vững giúp gắn kết mọi người lại với nhau. Dù mỗi nhân viên đều có những cá tính, quan điểm khác nhau, nhưng văn hóa tổ chức đem lại cho mọi người một mục tiêu chung. Những mục tiêu rõ ràng đó đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng quy trình làm việc của các phòng ban, vượt qua những mơ hồ về công việc cũng như dễ dàng đưa ra quyết định sau cùng.

Môi trường làm việc tích cực tạo động lực để nhân viên tương tác và hỗ trợ lẫn nhau.

Trên đây là một số phân tích cho thấy văn hóa doanh nghiệp là gì, cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là đối với nhân viên – nguồn lực quan trọng nhất của một tổ chức. Một nền văn hóa tuyệt vời không tự dưng mà có. Đó cũng là lý do tại sao các công ty có nền văn hóa đặc trưng và nổi tiếng như Google, Apple, Netflix lại có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề