Có nên uống panadol sau khi tiêm vaccine covid

Giống như hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, vaccine cũng có các mức độ tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vaccine thường chỉ là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau tiêm là đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm. Bạn cũng có thể sốt sau tiêm vaccine COVID-19.

Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ là cực kỳ hiếm. Nhưng, sau khi tiêm vaccine, nên ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để nhân viên y tế có mặt trong trường hợp có bất kỳ phản ứng tức thời nào.

Nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo.

Lưu ý, nên đọc kỹ và làm theo các thông tin, hướng dẫn sau khi tiêm do nhân viên y tế cung cấp tại thời điểm tiêm chủng, bao gồm bất kỳ khuyến cáo nào về việc sử dụng thuốc giảm đạu hạ sốt như paracetamol để giảm đau và giảm các triệu chứng sốt có thể gặp phải sau khi tiêm chủng.

Có nên dùng thuốc để phòng ngừa sốt?

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cho biết, không nên dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn, vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác trừ khi bạn có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào nếu phát triển các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm.

Các cơ quan y tế cũng khuyến nghị việc sử dụng thích hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm để điều trị các triệu chứng này sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19. Vì vậy, nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo.

Tuyệt đối, không dùng quá liều thuốc, vì có thể gây hại gan, nguy hiểm. Nếu, sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế.

Thuốc hạ sốt có làm giảm phản ứng miễn dịch sau tiêm?

Hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng hoặc lời khuyên y tế công cộng nào cho thấy việc sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol để kiểm soát cơn sốt và cơn đau sau khi tiêm vaccine COVID-19 có tác động đến phản ứng miễn dịch sau tiêm chủng. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.

Làm thế nào để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?

Ngoài việc dùng thuốc, một số kỹ thuật tự chăm sóc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng do phản ứng phụ sau tiêm chủng COVID-19 gây ra. Đối với các phản ứng tại chỗ tiêm, như đau hoặc sưng, sử dụng khăn ướt sạch và mát để chườm. Điều này cũng có thể giúp giảm đau cơ và khớp.

Để giảm bớt đau nhức hoặc cứng ở cánh tay, vận động cánh tay càng nhiều càng tốt. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng căng cứng bằng cách thả lỏng các cơ bị đau. Nếu bị ớn lạnh và sốt nhẹ nên uống nhiều nước để tránh mất nước. Mặc quần áo nhẹ và thoáng mát giúp tránh bị quá nóng.

Vaccine COVID-19 là an toàn và việc tiêm chủng sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi phát triển bệnh nghiêm trọng và tử vong do COVID-19.

Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, bạn vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Vì vậy, vẫn cần nhớ thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T - Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội

DS. Nguyễn Thanh Hòa

Câu hỏi: Con tôi học lớp 3 chuẩn bị tiêm vaccine mũi 1. Tôi xin hỏi gia đình cần lưu ý gì khi con bị sốt?

Trả lời: 

Khi trẻ sốt cao quá [38,5 độ C trở lên] thì cần cho uống thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt thấp hơn thì có thể cho trẻ uống nhiều nước, mặc đồ thoáng, chườm mát cho trẻ. Với những trẻ có tiền sử co giật, nên cho sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt 37,5-38 độ C.

Nên sử dụng Paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg cân nặng cơ thể/lần và lặp lại mỗi 6 tiếng. Trong trường hợp sốt kéo dài cần uống lặp lại sau 4 tiếng. Cần hạn chế sử dụng Ibuprofen và tuyệt đối không sử dụng Aspirin, vì những thuốc này có thể gây tác hại cho các  cháu.

Có khá nhiều dạng bào chế chứa paracetamol để chọn lựa phù hợp với trẻ em như sau:

- Thuốc dùng đường uống: Đối với trẻ lớn có thể dùng dạng viên uống. Nhưng đối với trẻ nhỏ hơn [khó nuốt] có thể chọn dùng dạng thuốc bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch. Dùng muỗng, thìa [dụng cụ đong] đi kèm sản phẩm để đong thuốc để bảo đảm dùng đúng liều khuyến cáo.

- Thuốc đặt hậu môn: Đối với những trẻ không uống được hoặc uống vào bị nôn có thể dùng dạng viên đặt hậu môn. Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ. Nên cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc.

Đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng, nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép và giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.

Nếu viên thuốc bị mềm, có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ đút vào hậu môn của bé hơn.

Ngay sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, bố mẹ cần lau mát cho trẻ. Cụ thể, lau mát bằng nước ấm ở vùng cổ, nách, bẹn. Đây là những vùng có nhiều mạch máu khi lau sẽ hạ sốt nhanh. Cần nhất là sự kiên trì của các vị phụ huynh, bởi khi lau mát cho trẻ nửa tiếng đồng hồ thì mới giảm khoảng 1 độ C.

Sốt do vaccine thường kéo dài không quá 48 tiếng. Do đó, phụ huynh cần lưu ý rằng, nếu con cháu mình bị sốt 39-40 độ C trở lên và kéo dài hơn 48 tiếng thì cần đưa trẻ đi khám, bởi vì có thể trẻ tình cờ mắc một bệnh khác trước khi tiêm vaccine, điển hình như sốt xuất huyết.

Theo baonhandan.vn

Xin hỏi bác sĩ có cần cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol trước khi tiêm để phòng ngừa tác dụng phụ? [Huỳnh Biển, 50 tuổi, TP HCM]

Trả lời:

Một số phụ huynh lo lắng con sốt, đau sau khi tiêm vaccine Covid nên cho uống thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm. Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến cáo không nên cho trẻ uống thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm vaccine Covid-19, vì không rõ tương tác của thuốc đến hiệu quả của vaccine. Việc dùng thuốc giảm đau hạ sốt cần được cân nhắc lợi ích và tác hại cho trẻ, chứ không nên dùng với mục đích phòng ngừa.

Sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể sốt, đau nhức, đỏ tấy tại vị trí tiêm. Trường hợp trẻ sốt >38.5 độ C, có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt.

Liều thuốc hạ sốt cho trẻ em dưới 11 tuổi cần hiệu chỉnh theo cân nặng. Trẻ 12-17 tuổi, cân nặng >40 kg, có thể dùng liều thuốc hạ sốt như người lớn. Việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ tư vấn, thường dùng là acetaminophen [khuyến cáo không quá 75 mg/kg trong 24 giờ]. Ibuprofen với liều hạ sốt khuyến cáo 10-15 mg/kg, cách nhau 4-6 giờ/lần, tối đa 40 mg/kg/ngày. Không khuyến cáo sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye [hội chứng này có thể gây sưng phù ở não và gan].

Lựa chọn quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ cho trẻ. Nhiệt độ phòng có thể điều hòa ở mức 27-29 độ C. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể xen kẽ nước lọc với các loại nước cam, chanh, nước ép trái cây [lê, táo...]. Chế độ ăn uống vẫn duy trì như thường ngày, không cần kiêng một loại thực phẩm cụ thể sau tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Thạc sĩ, bác sĩ Kiều Xuân Thy
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3

Tiêm vắc xin hiện là cách hiệu quả nhất trong việc bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng của virus có thể xảy ra với cơ thể. Vậy sau khi tiêm xong có phản ứng gì không? Lúc đó chúng ta cần làm gì? Một số thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

Tiêm vắc xin là hành động đưa kháng thể của virus vào cơ thể để kích hoạt hệ miễn dịch sản xuất kháng nguyên chống lại. Phản ứng chống virus của hệ miễn dịch được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau nhức cánh tay, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và mệt mỏi.

Những phản ứng trên chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 1-2 ngày sau khi tiêm, vẫn nằm trong ngưỡng chịu được. Trong một số trường hợp, nếu hệ miễn dịch phản ứng mạnh bằng sốt cao, đau nhức ê ẩm kéo dài, người được tiêm có thể cần thuốc uống giảm đau.

Nếu các triệu chứng trên xảy ra mức độ nặng hơn [như đau đầu dữ dội kéo dài, hôn mê, co giật, khó thở, sốt cao liên tục…], cần phải được nhập viện ngay lập tức.

Sốt và đau nhức là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin

2/ Dùng paracetamol để hạ sốt, nên hay không?

Bạn vẫn có thể uống paracetamol để hạ sốt với liều lượng khuyến cáo sau khi tiêm xong. Tuy nhiên, việc xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ là điều hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang phản ứng chống lại COVID-19.

Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội] lưu ý, sau khi tiêm vắc xin về cần thường xuyên đo thân nhiệt. Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì bạn chỉ cần cởi bớt quần áo, dùng khăn ấm chườm trán, nách, bẹn và uống đủ nước. Không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh. Đo lại thân nhiệt sau 30 phút.

Nếu có dấu hiệu sốt từ 38,5 độ C trở lên, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không giảm được cơn sốt hoặc bị sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế, bệnh viên gần nơi cư trú.

Theo ông Michael Mina, Phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, cho rằng để cơ thể đối phó với virus mà không cần uống thuốc giảm đau sẽ giúp cơ thể xây dựng “bộ nhớ miễn dịch”.

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cũng đưa ra khuyến cáo tương tự. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn không nên uống. Trong trường hợp cần thiết, sau khi tiêm vắc xin bạn có thể dùng paracetamol để điều trị đau hoặc hạ sốt.

Nên dùng paracetamol trong trường hợp cần hạ sốt

Paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt được bác sĩ khuyên dùng trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Bạn có thể mua thuốc hạ sốt phổ biến trên thị trường hiện nay như Hapacol 650 chứa thành phần 650 mg paracacetamol phát huy hiệu quả giúp giảm đau, hạ sốt, phù hợp và an toàn.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol cần lưu ý dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Liều dùng của thành phần Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau 4-6 tiếng. Trong 1 viên Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol, khoảng cách 2 lần uống phải trên 4 tiếng và không được uống quá 6 viên một ngày.

3/ Những lưu ý sau khi tiêm

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nên làm gì? Bạn cần nghỉ ngơi và đảm bảo cơ thể luôn đủ nước. Sau khi tiêm cần đặc biệt theo dõi diễn biến sức khỏe trong vòng 7 ngày đầu.

Ngoài ra, không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm. Nguyên nhân là rượu, bia có thể gây ức chế hệ miễn dịch, mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, khó nhận dạng phản ứng của vắc xin.

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ vì sau tiêm cơ thể có thể bị sốt và dễ gây mất nước. Khi uống nước nên chia nhỏ lượng uống. Bên cạnh đó bạn có thể uống thêm nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A cho cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau đảm bảo tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu cảm thấy buồn nôn và chán ăn sau tiêm vắc xin, bạn nên ăn các loại thực phẩm chế biến mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh… và chia nhỏ các bữa ăn ra.

Nguồn tham khảo: //vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/co-duoc-uong-thuoc-giam-dau-sau-tiem-vac-xin-covid-19-762079.html

Video liên quan

Chủ Đề