Tại sao covid 19 lại nguy hiểm

Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm Covid-19 tăng lên từng ngày, đồng thời tình trạng hậu Covid cũng ngày càng phổ biến. Không chỉ những người già, yếu, có bệnh lý nền mà ngay cả những người trẻ tuổi, khỏe mạnh sau khi khỏi Covid-19 thì vẫn xuất hiện những triệu chứng như hụt hơi, mất ngủ, rụng tóc, suy giảm trí nhớ,... Có thể thấy rằng, di chứng hậu Covid rất đa dạng và vô cùng nguy hiểm.

1. Di chứng hậu Covid là như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], di chứng hậu Covid là tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 bị ảnh hưởng lâu dài, tùy thuộc vào cơ địa hoặc cách chăm sóc trong quá trình nhiễm bệnh mà mức độ di chứng được biểu hiện ở mức độ nhẹ, vừa hay nặng. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng gặp các di chứng hậu Covid, theo thống kê, có khoảng 30% số người lớn bị hậu Covid, con số này ở trẻ em là 15 - 20%.

Không phải bệnh nhân nào sau khi khỏi Covid-19 đều gặp phải di chứng hậu Covid

Tình trạng hậu Covid thường xuất hiện sau 4 tuần kể từ khi bệnh nhân bị nhiễm Covid-19. Ngay cả những bệnh nhân không có triệu chứng, không có bệnh lý nền trong quá trình mắc bệnh vẫn có thể gặp các di chứng hậu Covid. Tình trạng này có thể được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng đa dạng, có thể xuất hiện đồng thời hoặc ở các thời điểm khác nhau.

2. Các di chứng hậu Covid

Hiểu rõ các di chứng hậu Covid có thể giúp bệnh nhân hạn chế được mức độ nguy hiểm mà nó gây ra. Những di chứng thường gặp có thể kể đến như:

  • Suy giảm chức năng phổi: nhiều kết quả thực tế cho thấy phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 gây ra. Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như: mệt mỏi, đau ngực, ho kéo dài, thở hụt hơi,...

  • Các triệu chứng tâm thần dai dẳng: sau khi khỏi Covid-19, người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy lo lắng, hay quên, cảm xúc thất thường, trầm cảm, khó đi vào giấc ngủ,...

  • Các triệu chứng thần kinh bao gồm: thiếu máu, nhức đầu, đau đầu dai dẳng, thậm chí là co giật. Các nghiên cứu cho thấy, những triệu chứng thần kinh này có thể làm gia tăng ý định muốn tự sát của người bệnh.

Đau ngực là một trong những triệu chứng thường thấy ở hậu Covid-19

Thực tế cho thấy, những bệnh nhân gặp phải tình trạng hậu Covid đều nhận thấy những ảnh hưởng rõ rệt tới cuộc sống thường ngày, trong công việc, học tập,.. Chẳng hạn, mới đi bộ khoảng 10 phút bạn đã cảm thấy toàn thân rã rời, mệt mỏi, thở gấp hoặc là mỗi đêm nằm trằn trọc mãi mà khó đi vào giấc ngủ,...

Một điều mà chúng ta cần lưu tâm chính là hậu Covid có thể ảnh hưởng tới đa cơ quan, điều này là vô cùng nguy hiểm. Điều này có nghĩa, không chỉ một bộ phận mà đồng thời nhiều bộ phận như tim, gan, thận, phổi,...đều bị ảnh hưởng, điều này được đánh giá còn nguy hiểm hơn việc mắc phải Covid-19.

Ngoài ra, nhiều trường hợp di chứng hậu Covid quá nặng dẫn tới phải nhập viện điều trị. Lúc này, cơ thể gần như bị suy nhược nặng sau thời gian phục hồi sau nhiễm Covid-19. Hơn nữa, sau khi được điều trị, cơ thể có thể vẫn tồn tại nhiều ảnh hưởng như: suy giảm trí nhớ, rối loạn tư duy, tâm trạng bất ổn,... Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì.

Một dấu hiệu người bệnh có thể nhận thấy rõ sau khi khỏi Covid là thường xuyên đau đầu, mất ngủ

Đặc biệt, tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn do một vài yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như tâm trạng bị bách, lo lắng do bị cách ly y tế, áp lực kinh tế của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian cách ly của cơ sở y tế không đảm bảo,...

Di chứng hậu Covid không xuất hiện vào một thời điểm cố định nào cả, thường người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng này sau khi khỏi bệnh, nhưng cũng có khi khỏi bệnh được 4 tuần mới xuất hiện. Các di chứng này có thể kéo dài đến 4 tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm. Những triệu chứng này gây khó khăn cho người bệnh trong việc trở lại cuộc sống bình thường.

3. Cần làm gì để giảm nguy cơ xuất hiện di chứng hậu Covid

Khỏi Covid không có nghĩa là sức khoẻ của bạn hoàn toàn hồi phục, vì vậy bạn vẫn cần phải theo dõi sức khỏe, chú ý chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng. Sau khi khỏi Covid-19 người bệnh nên:

  • Tập hít thở: đây là cách đào thải chất độc ra ngoài cơ thể hiệu quả đồng thời giảm nguy cơ bệnh phát tác trở lại. Bài tập này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần hít vào, thở ra thật nhẹ nhàng và thật sâu có thể tăng dần nhịp độ mỗi ngày. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành dành ra 10- 15 phút để tập thở.

  • Tập thể dục: sau khi khỏi Covid, tuy rằng sức khoẻ chưa hồi phục hoàn toàn nhưng vẫn có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng thư tập thể dục, đi bộ, đạp xe,... Điều này giúp cơ thể khỏe khoắn, đẩy nhanh quá trình hồi phục, hạn chế nguy cơ để lại di chứng hậu Covid.

Để hạn chế tình trạng hậu Covid, người bệnh nên có thói quen tập thể dục thường xuyên

  • Ăn uống khoa học: tùy theo sức ăn của mỗi người mỗi ngày nên ăn 3 - 5 bữa, mỗi bữa phải đảm bảo dinh dưỡng, đủ 4 nhóm thực phẩm chính. Đặc biệt, nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vi chất như: tôm, cua, nghêu, hến, cá,...

  • Nghỉ ngơi khoa học: Hãy luyện tập thói quen ngủ sớm, ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày, nghe nhạc nhẹ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn để hoà nhập với cuộc sống thường ngày.

Có thể thấy rằng, các di chứng hậu Covid gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hạn chế điều đó bằng việc có lối sống khoa học, ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần thư thái, thoải mái. Đặc biệt, mặc dù đã từng mắc Covid-19 nhưng bạn vẫn có khả năng tái nhiễm lần hai, vì vậy, hãy tuân thủ quy tắc 5K để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.

4. MEDLATEC miễn phí khám và tư vấn hậu COVID cùng chuyên gia đầu ngành

Nếu bạn đang nghi ngờ mình có những triệu chứng hậu COVID, tốt nhất hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và có những hướng dẫn phù hợp. Việc điều trị hội chứng hậu COVID hiện nay chỉ nhằm điều trị triệu chứng nên tùy vào triệu chứng gặp phải ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra hướng điều trị tốt nhất để sớm hồi phục sức khỏe về trạng thái ban đầu.

Với mong muốn đồng hành cùng người dân trong vấn đề kiểm soát di chứng hậu COVID, từ ngày 20/3/2022-31/5/2022 MEDLATEC triển khai chương trình Phát hiện và kiểm soát di chứng hậu COVID-19 với nhiều ưu đãi hấp dẫn:

  • Miễn phí khám và tư vấn hậu COVID-19 cùng chuyên gia
  • Tặng voucher miễn phí xét nghiệm kiểm tra men gan và đường máu cho lần sử dụng dịch vụ lần sau áp dụng trên toàn quốc [bao gồm cả dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà]
  • Miễn phí xe đưa đón tại khu vực miền Bắc với nhóm từ 20 người trở lên
  • Tặng khẩu trang cho mỗi khách hàng đến khám
  • Áp dụng đồng thời thanh toán cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh

MEDLATEC - Thương hiệu chăm sóc sức khỏe tin cậy của người dân cả nước

Với 26 năm kinh nghiệm đồng hành chăm sóc sức khỏe nhân dân, chuỗi Bệnh viện/Phòng khám Đa khoa MEDLATEC được người dân cả nước biết đến là địa điểm khám chữa bệnh tin cậy. Bởi nơi đây quy tụ được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành các chuyên khoa giàu kinh nghiệm, y đức và luôn tận tâm vì người bệnh/khách hàng.

Để có kết quả chẩn đoán chính xác, tin cậy, MEDLATEC luôn đón đầu những công nghệ hiện đại, đồng bộ tự động hoàn toàn như hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại bậc nhất thế giới. Áp dụng đồng thời hai hệ thống quản lý xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, CAP [tiêu chuẩn Hoa Kỳ] cùng hệ thống chẩn đoán hình ảnh hiện đại [Máy MRI, CT, siêu âm 3D-4D, X-quang kỹ thuật số...].

Hy vọng với những thế mạnh trên, người dân hoàn toàn an tâm lựa chọn MEDLATEC khám và điều trị hậu COVID-19.

Mọi thông tin đặt lịch hoặc tư vấn gói khám, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 [hỗ trợ giải đáp 24/7].

Vì sao có tái nhiễm COVID-19? Ai có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn? Tái nhiễm F0 có lây được cho người khác không? Tái nhiễm COVID-19 điều trị ra sao? Tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm không?


Thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau.
Ở chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số ca tái nhiễm cao hơn.


Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ bài viết “Ai có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn?” trên báo Sức khỏe và Đời sống với nhiều thông tin hữu ích.

Vì sao có tái nhiễm COVID-19?

Tái dương tính là tình trạng người mắc COVID-19 có thời gian mang virus SARS-CoV-2 kéo dài. Một số người có thể mang virus kéo dài nhiều tuần. Những trường hợp này dù xét nghiệm dương tính vẫn nhưng đa số không còn khả năng gây lây truyền sau 2 tuần nhiễm virus.


Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Những trường hợp tái nhiễm COVID-19sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine

mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng.


Tái nhiễm là trường hợp người bệnh mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại. Mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số người sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine sẽ có miễn dịch bảo vệ khá lâu. Một số người có thể nồng độ kháng thể bảo vệ sẽ sụt giảm nhanh dẫn đến khả năng tái nhiễm nhanh hơn.

Đặc biệt trong trường hợp lần nhiễm sau do một biến chủng virus có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng trước nên kháng thể bảo vệ của lần nhiễm trước có hiệu quả bảo vệ thấp với chủng nhiễm sau.

Ngoài việc đã có những người lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm Omicron, trên thực tế đã có những báo cáo y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đã nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2.

Ai có nguy cơ tái nghiễm COVID-19 cao hơn?

Những người tình trạng miễn dịch suy giảm hoặc khả năng sinh kháng thể trung hòa thấp thì có nguy cơ tái nhiễm cao hơn.

Xác suất tái nhiễm cũng có thể cao hơn ở những người có tình trạng phơi nhiễm thường xuyên hơn so với những người sử dụng các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân hiệu quả.

Tái nhiễm F0 có lây được cho người khác không?

Người bệnh tái nhiễm là một lần nhiễm virus mới và phát bệnh. Do đó họ vẫn phát tán virus bình thường và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người khác nếu không có biện pháp phòng lây nhiễm hiệu quả.

Tái nhiễm COVID-19 điều trị ra sao?

Thông thường, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. 

Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định có thể có diễn biến nặng.

Việc điều trị sẽ căn cứ vào diễn biến bệnh cụ thể trên mỗi bệnh nhân.

Những người có diễn biến nhẹ thì chỉ cần đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng; điều trị các triệu chứng [nếu có].

Những người không may có diễn biến nặng thì sẽ được điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân có tình trạng nguy kịch.

Tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm không?

Những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng. Đặc biệt các vấn đề hậu COVID-19 có thể vẫn xuất hiện thêm sau mỗi lần tái nhiễm.

Theo Bộ Y tế, đến nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn coi COVID-19 trong tình trạng đại dịch và quan ngại tiếp tục có các biến chủng không lường trước được của virus SARS-CoV-2.

TS. Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay: “Điều lạ ở virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể lần đầu tiên thì để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm.

Thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau. Ở chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số ca tái nhiễm cao hơn”.

Tái nhiễm COVID-19 có được dùng thuốc đặc trị Molnupiravir lần 2 không?

Molnupiravir được coi là thuốc đặc trị COVID-19 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bộ Y tế cảnh báo rằng không phải tất cả các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đều được phép sử dụng Molnupiravir. Vậy những trường hợp có thể sử dụng Molnupiravir theo quy định có được sử dụng Molnupiravir lần 2 và nhiều lần sau nếu như không may tái nhiễm hay không?

Molnupiravir là loại thuốc có khả năng ức chế và ngăn chặn sự tái tạo và phát triển của virus SARS-CoV-2. Đây cũng là loại thuốc đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] cấp phép sử dụng khẩn cấp để điều trị COVID-19 từ nhẹ đến trung bình ở người lớn.

Là thuốc đặc trị virus cho nên Bộ Y tế quy định chỉ được phép uống Molnupiravir 800mg mỗi 12 giờ trong vòng 5 ngày. Tuyệt đối không được sử dụng Molnupiravir như một loại thuốc phòng ngừa trước và sau khi nhiễm bệnh. Chỉ sử dụng Molnupiravir khi được kê đơn bởi các tổ chức y tế hoặc bác sĩ có chuyên môn dựa trên tình trạng thực tế của mỗi ca bệnh.

Tái nhiễm COVID-19 có được tiếp tục sử dụng Molnupiravir hay không? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm rất lớn trong thời gian gần đây.

Chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho biết, việc tái nhiễm COVID-19 trong thời gian gần [trong vòng 60 ngày] là rất hiếm và việc sử dụng Molnupiravir trong lần tái nhiễm tiếp theo là hoàn toàn có thể.

Sử dụng Molnupiravir trong các lần tái nhiễm cách xa nhau không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc đủ 5 ngày liên tiếp thì chúng ta nên ngưng thuốc vì lúc này phần lớn virus đã được tiêu diệt, đồng thời cơ thể cũng đã tạo ra được các kháng thể để tiêu diệt hoàn toàn virus còn lại trong cơ thể.

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất chúng ta nên sử dụng Molnupiravir ngay khi xét nghiệm dương tính và có triệu chứng không quan trọng là phát hiện dương tính vào buổi sáng hay chiều, lúc no hay đói.

Dùng Molnupiravir đủ liều nhưng vẫn dương tính thì phải làm sao?

Theo khuyến cáo, Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tục. Nhưng trên thực tế có rất nhiều các ca bệnh nhiễm COVID-19 đã sử dụng thuốc đặc trị đủ liều nhưng kết quả xét nghiệm PCR vẫn dương tính.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng tư vấn: Người bệnh đừng vội lo lắng hay tìm thêm những loại thuốc khác nhằm thay thế Molnupiravir vì khi sử dụng đủ liều Molnupiravir đồng nghĩa với việc cơ thể của bệnh nhân đã có được sự điều trị tốt nhất và cơ thể đã có thể sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để tiêu diệt lượng virus còn sót lại trong cơ thể. 

Đã có những nghiên cứu về việc sử dụng Molnupiravir nhưng vẫn dương tính với COVID-19, kết quả cho thấy những virus khi được đưa ra để nuôi cấy lại không thể sống được. Có nghĩa là Molnupiravir có tiêu diệt và ức chế sự phát triển của virus và thứ còn sót lại đó chỉ là xác của chúng./.

Nguồn: baochinhphu.vn

Video liên quan

Chủ Đề