Tại sao các quốc gia trên thế giới cần phải sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản


Ảnh sưu tập: Một mỏ khai thác khoáng sản 
 

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Phát triển bền vững [Rio 1992] đã thống nhất lấy “Phát triển bền vững” làm mục tiêu hoạt động của nhân loại trong thế kỷ 21. Theo Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển [WCED] thì phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Trong khai thác khoáng sản, bên cạnh việc phải xác định mức độ khai thác đảm bảo không được vượt quá khả năng tái tạo hoặc tìm ra nguyên liệu thay thế khác cho tài nguyên khoáng sản thì còn cần phải tìm kiếm, lựa chọn công nghệ chế biến tiên tiến, hạn chế phát thải, công nghệ tái chế sử dụng phế thải và việc khai thác phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường. Hoạt động khai thác khoáng sản luôn đi đôi với việc làm mất đi thảm thực vật, thay đổi cảnh quan sinh thái, phát thải làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, làm nhiễm bẩn, xói mòn đất canh tác, bên cạnh đó còn có nguy cơ gây ra các sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. Để hoạt động khoáng sản vẫn có thể bảo vệ môi trường và có hiệu quả kinh tế, điều cốt yếu là phải định hướng được các phương án phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ bước định hướng quy hoạch tổng thể và quản lý cụ thể đối với từng khu vực, từng dự án. Chính vì vậy, thời gian qua, các luật, chính sách và những quy định, tiêu chuẩn về khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường được ban hành đầy đủ, gắn với thực tiễn, củng cố trách nhiệm của chính quyền trong việc quản lý khoáng sản ở mức cao nhất, đảm bảo sự tham gia và đối thoại với cộng đồng địa phương về vấn đề tác động và bảo vệ môi trường, ràng buộc bằng những quy định về việc lựa chọn công nghệ khai thác, công trình biện pháp bảo vệ môi trường để giảm thiểu tác động đến môi trường, kiểm soát tối đa những rủi ro….           Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, Bộ luật hình sự năm 2015 đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khoáng sản nói riêng. Điều 30 Luật Khoáng sản quy định rõ việc bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản là phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường; giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ. Đến nay, sau gần 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Nghị định; 5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và gần 50 Thông tư, Thông tư liên tịch để quy định, hướng dẫn thực hiện.   Năm 2014, Luật bảo vệ môi trường ban hành tiếp tục có quy định chi tiết, cụ thể hơn về “Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản” so với quy định về bảo vệ môi trường trong Luật khoáng sản năm 2010 như: Phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường, phải thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn; có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh; phải có kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường cho toàn bộ quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phải lưu giữ, vận chuyển khoáng sản có tính chất độc hại bằng thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường; việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; việc thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí, khoáng sản khác có chứa nguyên tố phóng xạ, chất độc hại, chất nổ phải thực hiện quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật về an toàn hóa chất, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân… Tỉnh Phú Thọ là địa phương có trữ lượng khoáng sản thấp và giá trị kinh tế theo từng loại không cao, chủ yếu là vật liệu xây dựng và một số loại khoáng sản khác như sắt, cao lanh, mica với quy mô phân tán nhỏ lẻ. Toàn tỉnh hiện có 102 mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác, trong số đó có 13 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường, 15 mỏ sét, 13 mỏ cao lanh, 41 mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường, 04 mỏ sắt, 02 mỏ dolomit –talc …ngoài ra còn có 14 mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, công tác quản lý nhà nước về môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng trên địa bàn tỉnh được tăng cường về nhiều mặt. Công tác cấp phép khai thác khoáng sản và tổ chức khai thác khoáng sản được thực hiện đảm bảo theo quy định, không để xảy ra những điểm nóng về môi trường....  Với quan điểm mục tiêu phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, tỉnh Phú Thọ đã chú trọng ngay từ khâu chấp thuận chủ trương đầu tư, đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, trong đó ưu tiên sàng lọc, loại trừ các dự án có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Trong quá trình quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được quan tâm thực hiện, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trường, kịp thời kiến nghị giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường; chủ động triển khai có hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, bởi đây là một công cụ kinh tế hữu hiệu, gắn trách nhiệm kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, để hiện thực hóa những quan điểm chỉ đạo trên, căn cứ tình hình thực tế tại từng thời điểm và đặc trưng từng loại khoáng sản, UBND tỉnh cũng đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn. Trong 02 năm 2020 và 2021, đối với hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông, để ngăn chặn nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ, UBND tỉnh Phú Thọ đã có văn bản chỉ đạo dừng hoạt động khai thác khoáng sản trên 2 tuyến sông Lô và sông Đà… Đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, 100% các dự án khai thác, chế biến khoáng sản hoạt động phù hợp theo quy hoạch, đầy đủ các thủ tục pháp lý và đều có báo cáo ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường được phê duyệt làm căn cứ để triển khai thực hiện; công tác ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường được đôn đốc thực hiện theo quy định; hồ sơ, thủ tục đóng cửa mỏ, hoàn nguyên môi trường được doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh. Các loại chất thải phát sinh trong quá trình khai thác đều có biện pháp thu gom xử lý phù hợp: đất đá thải được lưu giữ tại vị trí quy hoạch và phục vụ hoạt động hoàn nguyên môi trường; nước thải từ khai trường khai thác được thu gom theo rãnh thu gom về hệ thống hồ lắng lọc không để chảy tràn ra môi trường; khí bụi thải từ hoạt động khai thác đều được kiểm soát và giảm thiểu tương đối hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước ngày càng chặt chẽ thông qua đường dây nóng tiếp nhận và giải quyết phản ánh trực tiếp từ người dân, kết quả quan trắc định kỳ và việc thanh kiểm tra kiểm soát ô nhiễm để kịp thời phát hiện, hướng dẫn. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác, chế biến và công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: không được khai thác đúng quy trình, quy phạm, thiết kế được duyệt; công tác quản lý, xử lý chất thải còn mang tính đối phó, chưa thực sự hiệu quả; tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, và khí bụi thải do hoạt động khai thác vẫn còn; nhiều mỏ đã kết thúc khai thác nhưng chưa thực hiện công tác đóng cửa mỏ hoặc không thực hiện đầy đủ các khối lượng công việc cần thực hiện. Thời gian tới, để công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tiếp tục được nâng cao hơn nữa, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, đối với các dự án cấp phép mới, yêu cầu thực hiện đầu tư xây dựng các công trình biện pháp bảo vệ môi trường được đánh giá xác nhận trước khi đi vào hoạt động chính thức; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành, thị trong công tác giám sát hoạt động của các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động người dân tham gia tích cực trong việc phát hiện các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân, để nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản không còn là trách nhiệm riêng của cơ quan quản lý. Phát triển bền vững trong khai thác khác khoáng sản là việc tiết kiệm trực tiếp bằng cách khống chế ở mức hợp lý quy mô và tốc độ khai thác, hạn chế tối thiểu thất thoát tài nguyên trong quá trình điều tra cơ bản địa chất, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản. Với tiến bộ khoa học và công nghệ như ngày nay, chúng ta có thể đòi hỏi không được bỏ phí thứ gì trong khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là cần phát huy cao nhất giá trị của khoáng sản, khai thác tài nguyên phải đi đôi với bảo vệ và phục hồi môi trường. Đây là vấn đề không chỉ phụ thuộc vào bản thân tài nguyên khoáng sản, mà còn phụ thuộc vào trình độ khoa học, công nghệ và quản lý, điều kiện kinh tế - xã hội, ý thức trách nhiệm của cả cộng đồng và mỗi cá nhân chúng ta./.

Page 2

 

Page 3

 

Page 4

 

Page 5

 

Page 6

 

Page 7

 

Page 8

 

Page 9

 

Page 10

 

Page 11

 

Page 12

 

Page 13

 

Page 14

 

Page 15

 

Page 16

 

Page 17

 

Page 18

 

Page 19

 

Page 20

 

Page 21

 

Page 22

 

Page 23

 

Page 24

 

Page 25

 

Page 26

 

Video liên quan

Chủ Đề