Power loading BIOS là gì

Nếu phải tìm ra một mong ước chung giữa những người sử dụng máy vi tính, đó chắc chắn là việc người dùng đều muốn máy tính của mình khởi động và chạy nhanh hơn. Hiếm có ai lại hồ hởi phát biểu rằng “Tôi yêu chiếc máy tính của mình khi nó mất đến vài phút để có thể sử dụng kể từ lúc bấm nút nguồn!”.

Nắm được tâm lý này của người dùng, đã có rất nhiều lời khuyên và thủ thuật được đưa ra để giúp tăng tốc cho máy tính. Ví dụ, bạn có thể cắm thêm RAM, giảm số lượng chương trình tự khởi động cùng Windows hay tối ưu hóa hệ thống Registry. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tăng lực cho máy vi tính thông qua một số tinh chỉnh ở BIOS.

Trước khi bắt đầu, có một vài cảnh báo nho nhỏ cho bạn đọc như sau.

Thứ nhất, “nghịch” BIOS có thể dẫn đến một số kết quả khó lường [và dĩ nhiên là không ai mong muốn]. Nếu không phải là một người có hiểu biết hoặc dũng cảm, bạn không nên đụng đến BIOS vì chỉ cần thiết lập sai vài yếu tố, hệ thống sẽ không thể khởi động và vận hành chính xác.

Thứ hai, trước khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi đơn lẻ nào, hãy nhớ trạng thái thiết lập của BIOS ngay trước đó để dễ dàng phục hồi khi cần thiết. Việc chụp ảnh màn hình BIOS bằng phần mềm là vô cùng khó khăn, do đó hãy cân nhắc việc sử dụng một chiếc camera hoặc giấy và bút để ghi chép.

Cuối cùng, menu và các thiết lập trong BIOS khá khác biệt tùy từng hãng sản xuất mainboard. Bởi vậy, một số tùy chỉnh mà chúng tôi đưa ra dưới đây có thể không xuất hiện trong hệ thống [máy tính] của bạn, cũng như BIOS của bạn có thể tồn tại những thiết lập khác.

Cập nhật BIOS

Nếu như đã mua máy tính trong thời gian khoảng hơn 1 năm, có lẽ bạn sẽ tìm thấy một vài bản nâng cấp mới nhất cho BIOS của mình. Các hãng sản xuất mainboard thường đưa ra các bản update [cập nhật] để sửa lỗi, nâng cấp thêm tính năng hoặc hiệu năng của toàn hệ thống.

Để có thể cập nhật BIOS, hãy tìm đến trang web của các hãng sản xuất mainboard và tải về bản cập nhật tương ứng với model mainboard trong máy tính của bạn. Nếu mua các loại máy bộ của Dell hay HP, các bản update thường xuất hiện trong danh mục tải về của hệ thống và đã được các hãng này kiểm tra. Nếu không, bạn cũng có thể lên trang web của từng hãng và tải về.

Cho dù làm gì, hãy chắc chắn rằng bạn đã thực hiện đúng theo các bước và chỉ dẫn. Quá trình update hay còn được biết tới là “flash” BIOS không đúng cách hoặc bị gián đoạn [do mất điện, sụt nguồn]… rất có thể dẫn tới việc hỏng hóc. Bởi vậy, hãy thật cẩn thận và đảm bảo nguồn điện ổn định trong suốt quá trình cập nhật.

Truy cập vào BIOS

Việc truy cập được vào BIOS cũng là cả một “thử thách” khi các hãng sản xuất đều trang bị phím tắt riêng biệt cho sản phẩm của mình. Trong hầu hết các mẫu sản phẩm, sẽ có một màn hình hiển khị ngay khi bạn khởi động máy tính cho biết bạn có thể ấn nút gì để truy cập vào BIOS. Thường là các nút F1, F2, F12 hoặc Delete.

Thêm vào đó, bạn chỉ có vài giây để ấn đúng nút trước khi hệ thống chuyển qua giai đoạn tiếp theo. Hãy chú ý! Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số tùy chỉnh cho BIOS để đạt hiệu năng cao nhất.

Đưa ổ cứng [HDD] lên đầu danh sách nguồn khởi động hệ thống

Thông thường, người dùng sẽ được phép khởi động hệ thống từ các nguồn như ổ cứng, ổ đĩa quang, USB… Trong một số trường hợp như cài đặt hệ điều thành, sửa lỗi… thì lựa chọn khởi động từ ổ đĩa quang, USB là hợp lý. Tuy nhiên, trong trạng thái bình thường, việc đưa ổ cứng [HDD] lên đầu danh sách khởi động sẽ tiết kiệm khoảng thời gian hệ thống kiểm tra xem các nguồn khác [USB, ổ đĩa quang] có tồn tại hay không.

Để thực hiện, hãy vào thẻ Boot trong meu BIOS và tìm đến dòng Boot Priority Order [hoặc các thiết lập có ý nghĩa tương tự] và chọn ổ cứng [thường là tên ổ cứng, IDE0 hoặc kí hiệu].

Tắt POST

Trước đây, máy tính thường phải tiến hành thủ tục POST [Power-on Self Test] khi khởi động. Hiện nay, vẫn còn một số mainboard phải tiến hành công đoạn này. Nếu như máy tính của bạn xuất hiện những màn hình như kiểu đếm RAM, hãy vào BIOS và tìm đến thiết lập có tên Power-on Self Test, Starup Diagnostic hoặc tương tự và tắt [disable] chúng.

Ngoài ra, nếu trong BIOS máy tính của bạn có chế độ Fast Boot hoặc Quick Boot, hãy kích hoạt [Enable] chúng lên.

Tắt các thiết bị phần cứng không cần thiết

Không phải tất cả người dùng đều cần những loại phần cứng tích hợp trên mainboard. Ví dụ như Firewire 1394 hay cổng PS/2 [nếu bạn cắm chuột, bàn phím qua USB]. Nếu không dùng những loại cổng kết nối này, hãy tắt chúng đi trong BIOS. Làm vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm vài giây cho mỗi thiết bị khi khởi động.

Sau khi hoàn thành xong mọi thiết lập, chọn Exit Saving Changes hoặc tương tự để lưu lại và thoát khỏi BIOS.

Chúc bạn thành công!

Theo PCWorld Mỹ

Máy tính mỗi khi bị mất điện và có điện trở lại thì tự khởi động là trường hợp mà rất nhiều bạn gặp phải. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Dưới đây Bùi Gia Store xin hướng dẫn các bạn kiểm tra và khắc phục lỗi “Máy tính tự khởi động khi cắm điện

Kiểm tra Bios

Đầu tiên chúng ta nên kiểm tra lại cài đặt trong Bios xem có đặt chế độ “Luôn khởi động khi có điện” không?

Các bạn làm theo những bước sau:

Khởi động máy tính và vào BIOS. [ bằng cách nhấn giữ DEL khi khởi động, hoặc nhấn F1, F2… tùy theo từng loại main]

Vào trong mục “Power Management Setup

Tìm tới dòng ” State After Power Failure

Trong mục này có 3 trạng thái: 

  • Off: Always in off state when AC back [Luôn tắt máy khi mất điện] 
  • On: Always power on system when AC back [Luôn mở máy khi có điện trở lại] 
  • Auto: System power on depends on the status before AC lost. [Điện hệ thống phụ thuộc vào trạng thái máy tính trước khi mất điện. Tức là nếu máy đang mở mà mất điện thì khi có điện trở lại máy tự động chạy. Nếu trước khi mất điện máy đang tắt thì khi có điện trở lại máy vẫn tắt không mở]

Nếu mục này đang ở chế độ On hoặc Auto thì bạn chuyển về chế độ Off. Nhấn F10 để Save và Esc để thoát khỏi cài đặt BIOS.

Kiểm tra nguồn

Nếu bạn đã chuyển sang chế độ Off rồi mà vẫn chưa khắc phục được tình trạng trên thì bạn nên kiểm tra lại nút nguồn, bộ nguồn và mainboard.

Trước tiên bạn nên kiểm tra xem nút nguồn có bị kẹt không? Thử thay thế bằng một bộ nguồn khác. Đối với những bạn không rành về máy tính, chúng tôi khuyên bạn nên đem đến tiệm sửa chữa để kỹ thuật viên máy tính kiểm tra giúp bạn.

Bài này sẽ giới thiệu chức năng của chương trình BIOS và cách thiết lập chương trình BIOS cơ bản trong máy tính.

BIOS là một tập hợp các chương trình sơ cấp để hướng dẫn hoạt động cơ bản của máy tính cũng như thiết lập cấu hình máy tính.

BIOS được nạp vào bộ nhớ chỉ đọc [ROM] trên mainboard bởi nhà sản xuất.

Khi khởi động máy tính, BIOS chính là chương trình đầu tiên được CPU thực thi. BIOS chứa các câu lệnh hướng dẫn CPU thực hiện quá trình POST [Power On Self Test – bật nguồn và kiểm tra] để kiểm tra các linh kiện.

Quá trình POST [Power On Self Test]

Trong một số trường hợp, chúng ta cần thay đổi một số thiết lập cấu hình máy tính. Do đó, cần vào BIOS để thiết lập lại.

Để vào chương trình BIOS, khởi động máy tính và ấn phím “Delete”, “F2” hoặc “F10”,… tùy vào dòng máy tính. Một số trường hợp, các bạn nên thử tất cả các phím có thể thử.

Các dòng máy tínhPhím vào BIOS
SONYF2
HP – COMPAQESC, F10, F2, F6
ACERF2, DEL
ASUSESC, F2
DELLF2

Một số thiết lập trong BIOS

Cấu hình chuẩn BIOS Legacy hoặc UEFI

Thiết lập mật khẩu BIOS

Cấu hình BOOT

Load default BIOS

Các bài trong môn học

Video liên quan

Chủ Đề