Tại sao các nước không tự in tiền

Thoạt đầu điều này nghe có vẻ là một ý tưởng hợp lí, nhưng theo các chuyên gia kinh tế thực sự là một phương án có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Theo thuyết tiền tệ hiện đại [tiếng Anh là Modern Monetary Theory, gọi tắt là MMT], các chính sách tiền tệ mở rộng, hay nói cách khác nguồn tiền từ ngân hàng trung ương tạo ra, được sử dụng để tài trợ cho các khoản chi tiêu của chính phủ. Theo những người ủng hộ thuyết MMT, một quốc gia phát hành tiền tệ của riêng mình thì nguồn tiền không bao giờ có thể cạn kiệt và không bao giờ có thể bị vỡ nợ bằng đồng tiền đó. Chúng có thể thực hiện tất cả các khoản thanh toán khi đến hạn và không mang rủi ro vỡ nợ.

Chính phủ buộc phải vay mươn từ bên ngoài để giải quyết tình hình kinh tế bất ổn. [Nguồn: The Conversation]

Học thuyết hiện đại nhưng không phù hợp

Tuy nhiên, học thuyết này được các chuyên gia tài chính ngân hàng đánh giá là một quan niệm sai lầm về kinh tế. Thậm chí, các nhà kinh tế tên tuổi như Paul Krugman, người đoạt giải Nobel và nhà báo chuyên mục kinh tế của tờ New York Times và giáo sư Greg Mankiw [Đại học Harvard] kịch liệt phản đối quan niệm trên.

Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn số tiền thu được từ các khoản thuế, họ buộc phải phải vay tiền từ bên ngoài [được gọi là tài trợ thâm hụt], và sau đó chỉ thị cho kho bạc phát hành trái phiếu công nợ. Khoản nợ thường được nắm giữ bởi các ngân hàng tư nhân, tổ chức đầu tư và các nguồn quỹ khác trong xã hội. Bởi vì chính phủ cố gắng tránh ​​xảy ra tình trạng vỡ nợ, vậy nên khoản vay bên ngoài có thể được coi là tạm thời bảo đảm an toàn.

Tuy nhiên, những trái phiếu này thường có thể được phát hành với lãi suất thấp hơn trái phiếu từ các tổ chức tài chính khác. Có ba loại trái phiếu chính: trái phiếu kho bạc ngắn hạn, trái phiếu kho bạc trung hạn và trái phiếu kho bạc dài hạn. Trái phiếu kho bạc ngắn hạn có thời gian đáo hạn ngắn nhất [dưới một năm] trong khi trái phiếu kho bạc có thời gian đáo hạn từ mười năm trở lên.

Khoản nợ đi đâu khi in thêm tiền?

Nhằm hỗ trợ chính phủ giải quyết các khoản nợ, Ngân hàng Dự trữ New Zealand [RBNZ] tiến hành biện pháp "nới lỏng định lượng" bằng các mua các trái phiếu do chính phủ phát hành. Để làm được điều này, RBNZ bắt đầu in tiền để thanh toán cho trái phiếu, và khi đó lượng tiền này sẽ đi vào lưu thông trên thị trường làm tăng nguồn cung ứng tiền tệ.

Việc in thêm tiền gây nguy cơ lạm phát và khủng hoảng niềm tin tài chính. [Nguồn: The Conversation]

Việc nới lỏng định lượng khiến hệ thống tiền tệ tràn ngập các thanh khoản, tức là những tài sản hoặc sản phẩm có thể chuyển đổi thành tiền mặt hay lượng tiền sẵn có để đầu tư và chi tiêu. Ngược lại, biện pháp này sẽ giảm áp lực lãi suất vì tiền đi vay sẽ rẻ hơn khi trên thị trường càng có nhiều tiền.

Ngoài ra, RBNZ cũng có thể áp dụng giảm mức lãi suất cơ bản [OCR] nhằm hạ mức lãi suất của ngân hàng bán lẻ trên các khoản thế chấp và tiền gửi tiết kiệm. Mục đích trong cả hai trường hợp là làm cho việc đi vay nợ rẻ hơn với hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ đổ dồn vay tiền để đầu tư, từ đó tạo ra nhiều việc làm hơn.

Nếu RBNZ mua trái phiếu chính phủ từ các ngân hàng bán lẻ và các nhà đầu tư đã mua chúng trước đó, thì theo đó các chủ nợ đã được "thanh toán" xong.

Thực tế, khoản nợ không biến mất, nó chỉ ở dạng lượng tiền bổ sung trôi nổi trên nền kinh tế. Tại một thời điểm nào đó, số tiền bổ sung này sẽ được gửi vào các ngân hàng thương mại và được giữ như một khoản dự trữ thu lãi từ RBNZ.

Đồng tiền đang lưu hành thực chất là "đồng tiền pháp định" [legal tender] do chính phủ hậu thuẫn. Nếu không muốn giữ nó, những người nắm giữ số tiền này có thể bán ngược lại trở lại RBNZ để đổi lại thứ có giá trị tương đương, chẳng hạn như ngoại tệ.

Nguy cơ lạm phát và khủng hoảng niềm tin

Trong khi đó, nếu mức lãi suất thấp không mang lại kết quả mở rộng kinh doanh và nâng cao sản xuất thì hệ quả là tồn tại một lượng tiền lớn hơn luân chuyển trong nền kinh tế mà không có bất kì sản xuất mới nào ra đời.

Điều này sẽ gây áp lực lạm phát, khiến những người tiết kiệm trở nên bất mãn và sụt giảm nhu cầu gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nói chung. Bởi việc gửi tiết kiệm của các hộ gia đình tại ngân hàng cơ bản chính là hình thức huy động vốn cho các doanh nghiệp vay.

Trong trường hợp không tăng sản lượng, khoản tiền tăng thêm này chuyển đến các tài sản tài chính phi sản xuất như cổ phiếu và nhà ở, tạo ra bong bóng đầu cơ trên các thị trường đó.

Trong thời kỳ kinh tế suy thoái sâu sắc, không phải việc thiếu hụt các khoản vay kìm hãm doanh nghiệp hoạt động mà chính là việc họ không thể bán hàng hóa của mình với mức giá hiện hành. Điều này làm giảm nhu cầu về lao động, giảm nhu cầu về hàng hóa vì nhiều người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu do thất nghiệp.

Tuy nhiên, việc cho chính phủ vay nợ là một trò chơi dài hạn. Bất kể biện pháp tài trợ thâm hụt hay in tiền được thực hiện, mọi hoạt động vay mượn đều dựa trên sự tin tưởng rằng chính phủ sẽ tôn trọng khoản nợ mà họ cho vay.

Không một chính phủ nào có thể đáp ứng tất cả các chủ nợ nếu họ muốn lấy lại tiền cùng một lúc. Vậy nên miễn là chính phủ tiếp tục trả lãi cho các khoản vay, hoặc ít nhất có khả năng trả lại cho một số chủ nợ đó [đôi khi bằng cách vay nhiều hơn], thì nền kinh tế vẫn ổn định.

Nếu vì một lý do nào đó mà sự tin tưởng vào một chính phủ bị biến mất do xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào về việc vỡ nợ hoặc không tôn trọng các nghĩa vụ vay nợ sẽ dẫn đến thiệt hại lâu dài cho uy tín của chính phủ và khả năng vay nợ của chính phủ trong tương lai. Bởi sẽ không ai muốn nắm giữ khoản nợ của chính phủ dưới hình thức trái phiếu chính phủ.

Khi điều đó xảy ra sẽ dẫn đến hậu quả một nguồn tiền vốn chảy ra khỏi đất nước khi mọi người đổ xô tìm kiếm lợi nhuận ở nơi khác. Đồng tiền mất giá sẽ gây ra những ảnh hưởng thảm khốc đối với nền kinh tế, chẳng hạn như xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Khi các máy in tiền tăng tốc hoạt động, thì giá cả tăng nhanh hơn, cho đến khi các quốc gia này nếm trải một thứ gọi là “siêu lạm phát”, đó là khi giá cả tăng một lượng khủng khiếp trong một năm.

Khi Zimbabwe bị siêu lạm phát, năm 2008, giá đã tăng tới 231,000,000% trong một năm. Hãy tưởng tượng một viên kẹo có giá một đô Zimbabwe trước khi lạm phát sẽ có giá 231 triệu đô Zimbabwe một năm sau đó. Lúc này số lượng giấy in ra số tiền này có thể còn giá trị hơn số tiền ghi trên đó.

Có thể in thêm tiền để giàu hơn, NHƯNG…

Để giàu hơn, một quốc gia phải sản xuất và bán nhiều thứ hơn, cả hàng hóa và dịch vụ. Lúc này in thêm tiền sẽ an toàn hơn, vì người dân có thể dùng tiền đó để mua thêm lượng hàng hóa tăng thêm. Nếu một quốc gia chỉ in thêm tiền mà không gia tăng sản xuất, lúc này giá cả sẽ tăng lên.

Ví dụ một bộ đồ chơi Star Wars bản đặc biệt được sản xuất vào năm 1970, hiện nay không còn ai sản xuất mẫu đồ chơi này nữa. Vì vậy dù có nhiều tiền hơn cũng không có nghĩa là sẽ có nhiều người hơn mua được nó. Người bán sẽ tiếp tục tăng giá.

Hiện tại chỉ có một quốc gia có thể giàu hơn bằng cách in thêm tiền, đó là nước Mỹ [mặc dù hiện tai họ cũng đã giàu rồi]. Đó là bởi vì những thứ giá trị nhất mà các quốc gia trên thế giới mua và bán với nhau, bao gồm vàng và dầu mỏ đều được định giá bằng đồng đô la Mỹ. Vì vậy nếu Mỹ muốn mua nhiều hơn, họ thật sự có thể in thêm tiền. Dù vậy nếu in quá nhiều thì hàng hóa tính bằng đô la vẫn sẽ tăng giá.

1] Bạn và 10 người nữa bị lạc trôi dạt vào một đảo hoang trên biển, trên đảo chỉ là bãi cát. Thức ăn, thứ uống không có. Lúc này bạn ước có quả dưa hấu trôi qua hay ước có cục đô la trôi qua => Nhà nước có nên in tiền trong lúc này không?

Trường hợp, trên đảo này có vùng dưa hấu đủ để 11 người này [có bạn trong đó] sống cho đến khi có cứu trợ tìm thấy. Gần đó có 3 người cũng bị kẹt trên một đảo không có gì hết ngoài cái bì tiền, và họ mang tiền sang mua dưa hấu nơi bạn, vậy bạn có bán dưa để lấy tiền không.

Như vậy, khi không có giá trị của cải được tạo ra thì đồng tiền có in ra nhiều mấy cũng không có giá trị.

2] Trong quan hệ tài chính quốc tế:

Xét 2 quốc gia Việt Nam và Mỹ, tỷ giá hiện tại 20,000 VND/$. Giả sử Việt Nam in thêm rất nhiều tiền, trong khi các yếu tố khác không đổi. Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên rất đắt đỏ. Người dân Việt Nam có nhiều VNĐ sẽ thấy được lợi ích khi mua hàng hóa ở Mỹ do rẻ hơn tương đối [lúc trước mua 1 bánh mì=1$ và bây giờ vẫn vậy], nhưng để mua được hàng Mỹ thì họ phải đổi VND lấy $ => nhu cầu $ tăng, nghĩa là $ sẽ tăng giá. Lúc này giá quy đổi 1$> 20,000VND, có thể là 30,000VND chẳng hạn.

Nói chung là người Việt Nam không tìm thấy được lợi ích gì từ việc phát hành thêm tiền cả.

TÓM LẠI: Hãy hình dung,mỗi ngày nền kinh tế chỉ sản xuất ra được 1 cái bánh, trong khi nhà nước in ra lượng tiền quá nhiều. Điều này làm cho cái bánh trở nên đắt đỏ, nói khác hơn những đồng tiền mới sẽ làm mất giá trị những đồng tiền cũ. Bản thân tiền chỉ là một tờ giấy có giá trị quy đổi chứ không có giá trị thật sự như vàng/bạc hay kim cương nên tình trạng mất giá rất dễ xảy ra nếu Ngân hàng Trung ương không tính toán tốt. Ngắn gọn, tăng gấp đôi lượng tiền lưu thông trong khi sức mua giữ nguyên sẽ làm giảm giá trị đồng tiền xuống 1/2. Người dân sẽ mất lòng tin vào đồng tiền.

Ngày nay, với việc phát triển thương mại quốc tế và tài chính quốc tế, việc phát hành tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của quốc gia và cách mà chính phủ của quốc gia đó điều khiển nền kinh tế

Video liên quan

Chủ Đề