Tài sản kê biên đấu giá không thành thì Chấp hành viên giao lại cho người phải thi hành án

.

Cập nhật lúc: 21:53, 29/06/2020 [GMT+7]

Theo Quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự số 8/2018/QĐST-DS của TAND H.Tân Phú ngày 12-2-2018 thì vợ chồng ông Đ.V.T. [ngụ xã Nam Cát Tiên, H.Tân Phú] có nghĩa vụ thanh toán cho vợ chồng ông M.X.T. [ngụ cùng địa phương] số tiền gần 30 triệu đồng.

Nhà và đất của ông Đ.V.T. [ngụ xã Nam Cát Tiên, H.Tân Phú] bị kê biên thi hành án nay đã được gỡ bỏ phong tỏa. Ảnh: Đoàn Phú

Do vợ chồng ông Đ.V.T. không tự nguyện thi hành nên Cơ quan Thi hành án dân sự [THADS] H.Tân Phú cưỡng chế, bán đấu giá tài sản của vợ chồng ông gồm nhà và đất trị giá hàng trăm triệu đồng để thi hành án [THA].

* Vì sao không kê biên tài sản khác?

Ông Đ.V.T. trình bày, trong quá trình THA, gia đình ông xin trả 2 lần, lần thứ nhất là 15 triệu đồng, số tiền còn lại trả dứt điểm vào lần sau. Tuy nhiên, trong quá trình thụ lý, chấp hành viên Chi cục THADS H.Tân Phú không đồng ý và đã tiến hành kê biên toàn bộ nhà và đất của gia đình ông [1 thửa có diện tích 4.439m2 và 1 thửa có diện tích 6.501m2] đem bán đấu giá trên 768 triệu đồng, rất thấp so với giá trị thực tế [trên 2 tỷ đồng].

Điều ông Đ.V.T. thắc mắc là gia đình ông còn có nhiều tài sản khác có giá trị khoảng 60 triệu đồng như: xe máy, tủ lạnh, bàn ghế... nhưng Chi cục THADS H.Tân Phú lại không kê biên để THA.

Lý giải vấn đề này, theo Chi cục THADS H.Tân Phú, do xe máy, tivi, tủ lạnh của gia đình ông Đ.V.T. đã quá cũ không có giá trị cao. Cây trồng còn nhỏ chưa cho thu hoạch nên không đủ tiền để THA. Căn cứ Điều 44, Luật THADS năm 2014, ngày 18-4-2018, chấp hành viên xác minh điều kiện THA của vợ chồng ông Đ.V.T. cho thấy, ngoài tài sản là căn nhà và đất, vợ chồng ông bà không còn tài sản nào có giá trị tương ứng với số tiền phải THA.

Ngày 23-11-2018, chấp hành viên tiến hành làm việc với ông Đ.V.T., ông có xin thời hạn THA đến tháng 2-2019 sẽ thi hành 1/2 số tiền phải THA. Ngày 5-12-2018, chấp hành viên lập biên bản ghi nhận yêu cầu của người được THA. Người này không đồng ý mà yêu cầu vợ chồng ông Đ.V.T. phải thi hành một lần số tiền phải THA nếu không đề nghị kê biên xử lý tài sản của vợ chồng ông để THA.

Ngày 25-12-2018, Chi cục THADS H.Tân Phú có văn bản gửi Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín chi nhánh Long Khánh [Phòng Giao dịch Phương Lâm] về việc có ý kiến về xử lý tài sản của người phải THA. Ngày 3-1-2019, ngân hàng này có công văn phúc đáp yêu cầu Chi cục THADS huyện ưu tiên thanh toán cho ngân hàng khi phát mãi tài sản.

Từ những cơ sở trên, căn cứ các điều 71, 87, 90, 110, 111, 112 Luật THADS, ngày 28-12-2018, chấp hành viên ban hành Quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 16/QĐ-CCTHADS và Thông báo cưỡng chế số 41/TB-CCTHADS và tống đạt hợp lệ cho ông T.         

* Được trả lại tài sản đã kê biên sau khi THA

Ngày 10-1-2019,  chấp hành viên Chi cục THADS H.Tân Phú thực hiện việc kê biên. Trong quá trình tổ chức thực hiện, vợ chồng ông Đ.V.T. không đưa ra tài sản nào khác có giá trị đủ để THA để hội đồng thực hiện việc kê biên nên Hội đồng kê biên thống nhất thực hiện theo quyết định cưỡng chế. Tại buổi cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất, các bên không thống nhất được giá trị tài sản đã kê biên nên nên ngày
16-1-2019, chấp hành viên đã đề nghị ký hợp đồng thẩm định giá tài sản và tiến hành định giá tài sản ngày 2-4-2019 theo quy định của pháp luật.

Sau khi kê biên, toàn bộ tài sản được giao lại cho vợ chồng ông Đ.V.T. quản lý sử dụng đến khi có quyết định của cơ quan THA. Ngày 24-4-2019, chấp hành viên ban hành Thông báo số 95/TB-THADS về kết quả thẩm định giá tài sản và tống đạt hợp lệ theo quy định.

Ngày 2-5-2019, chấp hành viên ký hợp đồng bán đấu giá tài sản với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh. Ngày 12-7-2019, tài sản bán đấu giá thành với giá trị là 773.760.000 đồng.

Cũng theo Chi cục THADS H.Tân Phú, việc vợ chồng ông T.  khiếu nại về giá trị tài sản bán đấu giá thấp hơn so với thực tế là không có cơ sở vì chấp hành viên đã tống đạt hợp lệ về kết quả thẩm định giá tài sản, hết thời gian quy định ông bà không có ý kiến gì về kết quả thẩm định giá. Việc định giá tài sản đã đúng theo trình tự thủ tục: đã thông báo ngày giờ cho ông bà và tống đạt hợp lệ.

Chính vì vậy, căn cứ Luật Đấu giá tài sản, chấp hành viên đã thông báo thời gian, địa điểm tổ chức bán đấu giá và người phải THA có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền THA và các chi phí phát sinh trước khi bán đấu giá 1 ngày nhưng vợ chồng ông Đ.V.T. không có ý kiến gì.

Ngày 12-7-2019, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh đã tổ chức bán đấu giá, người mua trúng đấu giá tài sản là bà L.T.Y. [Q.Gò Vấp, TP.HCM]. Chấp hành viên đã triệu tập vợ chồng ông T. đến Chi cục THADS H.Tân Phú để nộp tiền THA nhưng ông bà không thực hiện.

Sau khi bán đấu giá tài sản thành, ông Đ.V.T. khiếu nại việc THA nên tài sản chưa giao cho người trúng đấu giá. Chấp hành viên đã vận động, thuyết phục người mua tài sản hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản và trả lại tài sản cho ông Đ.V.T. Người mua tài sản đã đồng ý hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và đồng ý nhận lại tiền đã nộp để mua đấu giá. Chấp hành viên đã xử lý hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã ký ngày 6-8 -2019.

Ngày 2-6-2020, Chi cục THADS H.Tân Phú ban hành quyết định về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản, tài sản sau khi vợ chồng ông Đ.V.T. nộp đủ số tiền phải THA, lãi suất chậm THA và các chi phí phát sinh để nhận lại toàn bộ tài sản đã kê biên.

Luật sư Ngô Văn Định, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh cho hay, theo quy định tại Điều 8, Nghị định 33/2020/NĐ-CP  ngày 1-3 -2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2915/NĐ-CP ngày 18-7-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS thì  việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế THA phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA và các chi phí THA theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tài sản duy nhất của người phải THA lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ THA mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản. Cho nên, căn cứ vào quy định này và các quy định pháp luật tại thời điểm THA đối với vụ việc nói trên, cơ quan THADS H.Tân Phú cưỡng chế nhà, đất của vợ chồng ông T. để bán đấu giá nhằm thi hành quyết định của tòa án khi vợ chồng ông không tự nguyện thi hành là có cơ sở. Đồng thời, khi vợ chồng ông cho rằng chấp hành viên áp dụng sai quy định pháp luật trong việc cưỡng chế THA thì ông phải chứng minh chấp hành viên sai ở đâu; tài sản sinh hoạt gia đình có giá trị đủ để THA, chi phí THA hay không.

Diễm Quỳnh

Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 [Luật thi hành án dân sự]. Bán đấu giá tài sản là một trong hai hình thức bán tài sản đã kê biên để thi hành án.

Việc bán đấu giá xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự quy định từ Điều 101 đến Điều 104 Luật thi hành án dân sự đồng thời được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

1. Thẩm quyền và thời hạn bán đấu giá tài sản đã kê biên

1.1. Tổ chức bán đấu giá tài sản kê biên

- Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện.

- Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.

- Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.

1.2. Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên

- Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp:

a] Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản;

b] Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.

- Chấp hành viên bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng. Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.

Ngoài ra, trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá.

2. Thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên

Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định:

- Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản bán đấu giá.

2.1. Giao tài sản cho người mua được tài sản

- Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu giá thành.

- Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.

- Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại cho người mua được tài sản bán đấu giá thì phải bồi thường.

2.2. Thanh toán tiền thi hành án

Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.

Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác. Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà không giao được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.

2.3. Xử lý kết quả bán đấu giá tài sản trong trường hợp khác

- Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.

- Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.

Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Hủy kết quả bán đấu giá tài sản

Điều 102 Luật thi hành án dân sự quy định về trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy:

“Hủy kết quả bán đấu giá tài sản

1. Việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy thì việc xử lý tài sản để thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Người mua được tài sản bán đấu giá, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản.

3. Việc xử lý hậu quả và bồi thường thiệt hại do kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy được giải quyết theo quy định của pháp luật.”

4. Bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án

Điều 103 Luật thi hành án dân sự ghi nhận rằng quyền của người mua tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ, theo đó:

- Người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó.

- Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác.

- Việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án thực hiện theo quy định tại các điều 114, 115, 116 và 117 của Luật thi hành án dân sự.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi hành án dân sự

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề