Sự kiện đánh dấu giờ phút chiến thắng của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì

Điện Biên Phủ - vị trí chiến lược quan trọng

Điện Biên Phủ là một thung lung lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng núi Tây Bắc, có chiều dài khoảng 20 km, rộng từ 6-8km; cách Hà Nội khoảng 200km, cách Luang Prabang [Lào] khoảng 190km theo đường chim bay. Theo đánh giá của tướng H.Navarre và các nhà quân sự Pháp - Mỹ thì “Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương và cả miền Đông Nam Á, nằm trên trục giao thông nối liền các miền biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện [Myanmar] và Trung Quốc”. "Điện Biên Phủ là một cánh đồng rộng lớn nhất, đông dân và giàu có nhất vùng Tây Bắc". Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của ta.

Chiều 7-5-1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóchầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh tư liệu TTXVN

Đánh giá Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ở Đông Dương, nên sau khi đánh chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 20-11-1953, quân Pháp không ngừng tăng thêm binh lực, vũ khí, trang thiết bị quân sự, xây thêm nhiều công sự, đồn lũy và các loại vật tư khác. Được sự giúp đỡ của Mỹ về cố vấn, trang bị kỹ thuật, kinh tế, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương.

Tính đến tháng 3-1954, tại Điện Biên Phủ đã có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay thường trực [14 chiếc]. Sau này trong quá trình chiến dịch, quân Pháp tăng viện thêm 4 tiểu đoàn, 2 đại đội lính dù, tổng cộng có 17 tiểu đoàn, phần lớn đều là lính tinh nhuệ. Ngoài ra còn có các quân chủng pháo binh, công binh, thiết giáp, phân đội hỏa pháo. Tổng số quân tăng lên hơn 16.000 người và 300 máy bay vận tải tiếp tế, có sự chi viện của không quân Mỹ.

Về phía ta, việc quân Pháp nhảy dù tái chiếm Điện Biên Phủ không làm đảo lộn kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, ngay cả trên hướng Tây Bắc. Trên các hướng đã được xác định, khối chủ lực vẫn mở các cuộc tiến công đúng như kế hoạch gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại và bị động đối phó.

Tại Hội nghị phổ biến nhiệm vụ quân sự và kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 diễn ra cùng thời điểm quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, “địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là để che chở cho Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp. Như vậy là bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta. Vô luận rồi đây, địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta”.

Các đòn tiến công chiến lược quan trọng của ta trong Đông Xuân 1953-1954 đã buộc khối cơ động của địch phải phân tán đối phó trên nhiều hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân Việt Nam thực hiện trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh Trần Đình, nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng, Lê Liêm - Chủ nhiệm Chính trị, Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm Cung cấp.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”, cả nước dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 quân. Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. Trên 260.000 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch... Đến đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đã hoàn thành.

17 giờ 30 phút ngày 13-3-1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có tất cả 49 cứ điểm, được chia làm 3 phân khu. Trên chiến trường, ta mở ba đợt tiến công vào Điện Biên Phủ. Đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn ngày 13-3-1954, với trận tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam thuộc vòng ngoài Phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. Đợt 2 diễn ra ngày 30-3-1954, đánh vào phân khu trung tâm. Đợt 3 chiến dịch diễn ra ngày 1-5 và kết thúc ngày 7-5-1954, đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu, vượt qua muôn vàn gian khổ, “gan không núng, chí không mòn”, đến chiều ngày 7-5-1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh, đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đi vào lịch sử của dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc.

Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân Việt Nam. Có thể nói, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã hoàn toàn bất ngờ trước sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, trước việc “Việt Minh” có đủ lương thực và vũ khí để chiến đấu liên tục trong suốt gần hai tháng trên địa bàn hiểm trở, xa hậu cứ trước việc xuất hiện của trọng pháo trên trận địa đỉnh núi…

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị cùng ký Hiệp định Geneve chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược [1945-1954] ở Đông Dương, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Hiệp định Geneve đã tạo được cục diện mới, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý rất quan trọng để dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [1954-1975].

Cho đến nay, thế giới vẫn đặt câu hỏi vì sao một đất nước nhỏ bé và lạc hậu, vừa thoát ra khỏi ách thực dân gần 100 năm lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ, tại sao Pháp lại thua. Ph.Leclerc, một Đại tướng giỏi của quân đội Pháp, cũng đã nói một cách cô đọng và rõ ràng bài học thất bại của Pháp rằng: “Người ta không thể nào dùng sức mạnh để phá tan chủ nghĩa dân tộc Việt Nam”.

Mc.Namara - nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận: “sức mạnh sâu thẳm nhất của một dân tộc không nằm ở mũi nhọn quân sự mà ở sự đoàn kết của dân tộc”, “chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó…”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự cộng hưởng của sức mạnh dân tộc và thời đại, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh Việt Nam, bản sắc văn hóa giữ nước Việt Nam mà nền tảng là lòng yêu nước; các nhân tố đó tiếp tục là sức mạnh bảo đảm cho sự thành công của công cuộc xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Theo TTXVN

[Bqp.vn] - Cách nay 62 năm [7/5/1954 - 7/5/2016], dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy, Bộ Tư lệnh chiến dịch cùng các lực lượng vũ trang cách mạng đã mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, góp phần quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu bước phát triển mới của nhân dân Việt Nam và thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

 

Bác Hồ cùng đồng chí Trường Chinh [giữa] và Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. [ảnh tư liệu]

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, J.Roa, một ký giả phương Tây viết: “Trên toàn thế giới, trận Oa-téc-lô cũng ít có tiếng vang hơn. Điện Biên Phủ thất thủ đang gây ra một sự kinh hoàng ghê gớm. Đó là một trong những thất bại lớn của phương Tây, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm của sự kiện Điện Biên Phủ vẫn còn đang âm vang” [1].

 Äá»‘i vá»›i thá»±c dân Pháp xâm lược, thắng lợi Điện Biên Phủ của quân, dân Việt Nam thá»±c sá»± là má»™t tấn thảm kịch đối vá»›i chúng. Tin Điện Biên Phủ thất thủ đến Pa-ri vào lúc 13 giờ 42 phút ngày 8/5/1954 “qua má»™t bức Ä‘iện ngắn ngủi ba dòng lan nhanh nhÆ° má»™t vệt thuốc súng”. Đến 16 giờ cùng ngày, Thủ tÆ°á»›ng Pháp La-ni-en đến Điện Buốc-bông [Quốc há»™i] để thông báo tình hình. “Mặc quần áo tang Ä‘en, nét mặt co rúm vì xúc Ä‘á»™ng, ông La-ni-en nặng nề bÆ°á»›c lên các bậc của diá»…n đàn. Tất cả các nghị sÄ© đứng dậy trong không khí im lặng nặng nề… La-ni-en nói chầm chậm, trong không khí của Há»™i trường rá»™ng rãi âm vang, người ta nghe tiếng nói của La-ni-en nhÆ° tiếng khóc nức nở của má»™t thiếu phụ chốn xa xăm nào đó” [2]. Ngay trong ngày bi thảm ấy của nÆ°á»›c Pháp, Thủ tÆ°á»›ng Pháp La-ni-en ra lệnh cho các công sở trên toàn nÆ°á»›c Pháp treo cờ rủ.

50 năm sau Điện Biên Phủ, nhiều sự kiện lịch sử từng bước được làm sáng tỏ, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn là đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Năm 2004, học giả R.Phrăng, Trường Đại học Tổng hợp Păng-tê-ông - Soóc-bon Pa-ri 1 [Pháp], trong cuộc Hội thảo “Điện Biên Phủ - 50 năm nhìn lại” do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Păng-tê-ông - Soóc-bon Pa-ri 1 tổ chức vẫn nhận định: “Âm vang về Điện Biên Phủ như là tiếng sấm trên bầu trời Pháp… Điện Biên Phủ quả thực được xem như là một sự thất bại và cũng là sự phá sản của nước Pháp” [3]. Cũng tại cuộc Hội thảo này, học giả J.C. Rô-mê, Đại học Tổng hợp Strabua III [Pháp] cho rằng với trận Điện Biên Phủ, năm 1954 trở thành “một năm thay đổi cục diện… Năm 1954 quả là một năm quan trọng đối với lịch sử nước Pháp và lịch sử Việt Nam. Nhưng vượt ra khỏi phạm vi của mảnh đất thuộc địa này, người ta còn coi đây là năm bản lề trong lịch sử xung đột Đông - Tây và trong lịch sử quan hệ quốc tế nói chung. Do nhiều yếu tố khác nhau, thế cân bằng lực lượng bị biến đổi từ 1954 và cả những năm sau nữa” [4]. Bởi vì, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm đảo lộn chính sách thuộc địa của thực dân Pháp. Trước đây, chúng đặt ra cái gọi là Liên hiệp Pháp [Union Francaise] làm khuôn khổ cho nền thống trị Pháp đối với các thuộc địa. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, năm 1958, Pháp lập ra một tổ chức mới gọi là Cộng đồng Pháp với một quy chế tôn trọng quyền của các dân tộc và quyền tự trị cao hơn. Để xoa dịu dư luận thế giới cũng như để đối phó với làn sóng đấu tranh đang dâng lên mạnh mẽ ở các thuộc địa, Pháp buộc phải công bố “quyền tự trị” hoặc trao trả độc lập cho nhiều nước ở châu Phi, trước tiên là các nước Bắc Phi như Tuy-ni-di, Ma-rốc...

 

Pháo 105 mm bắn mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. [ảnh tư liệu]

Cũng trong dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện Điện Biên Phủ, tờ báo nổi tiếng ở Pháp L’Express đã dành trên 20 trang trong số 2.756 đăng phóng sự của nhà báo Yves Stavridès: “Từ Đông Dương đến Việt Nam, một saga lạ thường”. Bài báo cho biết, người Pháp vẫn không quên được Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ khiến nước Pháp mất đi một thuộc địa rộng lớn và nhiều người con ưu tú [để tưởng nhớ, khóa học năm 1956 của Trường Võ bị Saint-Cyr nổi tiếng tự gọi mình là khóa Điện Biên Phủ], nhưng những mối liên hệ ẩn sâu, những mối quan tâm, nhiều khi là say mê, vẫn còn nguyên đó. Cho đến nay vẫn còn rất nhiều thanh niên Pháp sinh ra trong những gia đình từng có mối liên hệ với Đông Dương và Việt Nam, hình ảnh đất nước Việt Nam vẫn còn đó trong tâm thức của nhiều thế hệ người Pháp.

60 năm sau ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ [7/5/2014], Hãng tin France24 của Pháp đã dành riêng một bài ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội của Việt Nam. France24 ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 không chỉ là “một cú đánh anh hùng đánh bại thực dân mà còn là một thời điểm quan trọng của lịch sử đất nước”. Bài báo mô tả chi tiết cuộc chiến Điện Biên Phủ và gọi đây là một “sai lầm lịch sử” của quân đội Pháp; đồng thời, France24 cũng dành những từ như “anh hùng”, “thiên tài chiến thuật” để mô tả Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài báo viết: “Tướng Giáp đã làm nên cuộc chiến có lẽ là quan trọng nhất trong lịch sử của phong trào giải phóng trên toàn thế giới” [5].

Không chỉ với Pháp, Điện Biên Phủ còn là đòn nặng nề giáng vào đế quốc Mỹ, kẻ đã can thiệp sâu sắc vào cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương. “Tin Điện Biên Phủ hấp hối đến với Mỹ trong ngày thứ Sáu. Sáng và chiều, chính phủ, báo chí, dư luận tự hỏi một khi Điện Biên Phủ thất thủ, chuyện gì sẽ xảy ra. Người ta dự đoán một cách lộn xộn là Chính phủ La-ni-en đổ, Bi-đôn từ chức, một cuộc khủng hoảng chính trị không có lối thoát, sự xuất hiện một chính phủ trung lập ở nước Pháp, sự “ngừng bắn” bằng bất cứ giá nào, sự đầu hàng của quân đội viễn chinh ở đồng bằng. Đằng sau sự sụp đổ của Điện Biên Phủ có những dự đoán tối tăm và những giả thuyết còn khiến cho người ta nản lòng hơn là những sự thật phũ phàng nhất… Điện Biên Phủ thất thủ, việc đầu tiên của Tổng thống Ai-xen-hao là triệu tập ngay Hội đồng an ninh quốc gia vào hôm sau, thứ Bảy, hồi 8 giờ 30. Cuộc triệu tập này đã vi phạm cả tính chất thiêng liêng của việc nghỉ cuối tuần” [6]. Điều đó cho thấy tác động to lớn của Điện Biên Phủ.

Thậm chí, khi đế quốc Mỹ tiến hành cuá»™c chiến tranh xâm lược Việt Nam, những ký ức về má»™t thất bại cay đắng vẫn còn trá»—i dậy mạnh mẽ, và danh từ Điện Biên Phủ vẫn là chủ đề của báo chí PhÆ°Æ¡ng Tây. Năm 1968, toàn bá»™ báo chí Pháp đều nhắc đến việc Tổng thống Mỹ Giôn-xÆ¡n khi ông ta khẳng định “Tôi không muốn má»™t Điện Biên Phủ”. Ký giả J.C. Pô-mông-ti khi thuật lại má»™t trận đánh ở Kon Tum năm 1972 trên tờ LÆ¡ Mông đã đặt tên cho bài báo của mình là “Ních-xÆ¡n muốn phòng ngừa má»™t Điện Biên Phủ của Mỹ” [7]. Và khi quân Mỹ bị đánh tÆ¡i bời ở Khe Sanh, nhiều người cÅ©ng đã liên tưởng đến Khe Sanh nhÆ° là má»™t Điện Biên Phủ của Mỹ.    

 Äá»‘i vá»›i phong trào hòa bình và giải phóng dân tá»™c trên thế giá»›i, âm vang của Chiến thắng Điện Biên Phủ có tác Ä‘á»™ng và ảnh hưởng to lá»›n, là niềm tá»± hào chung của cả nhân loại tiến bá»™, tấm gÆ°Æ¡ng sáng cho cuá»™c đấu tranh giành Ä‘á»™c lập, tá»± do của các nÆ°á»›c Á, Phi, Mỹ La-tinh. Liên Xô nêu rõ: “…Điện Biên Phủ là má»™t trang rá»±c rỡ nhất, không những của nhân dân Việt Nam mà còn của tất cả các dân tá»™c bị áp bức Ä‘ang đấu tranh cho tá»± do và Ä‘á»™c lập” [8]. Chủ tịch Đảng Cá»™ng sản Mỹ U. Phao-xtÆ¡ đánh giá ý nghÄ©a to lá»›n của Chiến thắng Điện Biên Phủ: “Nhân dân các nÆ°á»›c Á - Phi đã nhận thức má»™t cách rõ ràng ý nghÄ©a chân thá»±c của sá»± kiện trọng đại đã phát sinh ở Điện Biên Phủ. Họ vui mừng phấn khởi về những thắng lợi của Quân Ä‘á»™i nhân dân Việt Nam và cho rằng đấy là má»™t thắng lợi vô cùng to lá»›n của toàn thể nhân dân thế giá»›i đối vá»›i chủ nghÄ©a đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ là sá»± cổ vÅ© vô cùng to lá»›n cho các lá»±c lượng Ä‘ang đấu tranh chống chủ nghÄ©a đế quốc ở các nÆ°á»›c thuá»™c địa và ná»­a thuá»™c địa… Giải phóng Điện Biên Phủ là thắng lợi hết sức quan trọng trong sá»± nghiệp đấu tranh cho tá»± do và hòa bình thế giá»›i” [9].

Đúng như nhận xét của dư luận thế giới, Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; đồng thời cũng là sự cổ vũ vô cùng to lớn cho các lực lượng đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, đánh dấu một chặng đường mới trên con đường giải phóng các dân tộc châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn sấm sét vào chủ nghĩa đế quốc quốc tế nói chung và dẫn tới tan rã toàn bộ khối thuộc địa rộng lớn của thực dân Pháp. An-giê-ri là thuộc địa đầu tiên của Pháp nổi dậy sau Điện Biên Phủ như một phản ứng dây chuyền. “Điện Biên Phủ đã điểm tiếng chuông báo giờ chết của chủ nghĩa thực dân Pháp không những ở Việt Nam mà cả ở bộ phận còn lại của khối thuộc địa của nó. Khó có thể nêu lên một ý kiến trung thực về những ảnh hưởng của Chiến thắng Điện Biên Phủ ở An-giê-ri. Nhân dân nước chúng tôi đã đón thắng lợi Điện Biên Phủ với một niềm vui to lớn chẳng khác nào như với thắng lợi của bản thân mình. Nhân dân An-giê-ri được khuyến khích bởi thất bại quân sự của chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Điện Biên Phủ và được kinh nghiệm của cuộc đấu tranh vũ trang thắng lợi của các đồng chí soi sáng đã mau chóng cầm vũ khí đấu tranh để chấm dứt chế độ thuộc địa mà họ phải chịu từ 125 năm nay…” [10].

Tại châu Á, nhân dân các nước bị áp bức đã coi Chiến thắng Điện Biên Phủ là một sự kiện có ý nghĩa lớn lao và sâu sắc đối với sự nghiệp đấu tranh của mình. Những người Cộng sản In-đô-nê-xi-a coi “thắng lợi của nhân dân Việt Nam không những là một nguồn cổ vũ khuyến khích nhân dân Á, Phi trong cuộc đấu tranh chống nền thống trị của đế quốc mà còn làm suy yếu ngay lực lượng của chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của họ. Chiến thắng lịch sử vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đập tan quân đội hiện đại và hùng mạnh của thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ là một bài học chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng, lực lượng của bọn đế quốc tuy có vẻ ghê gớm và hùng hổ nhưng thực ra lực lượng của nhân dân có thể hoàn toàn đánh bại và đập tan được chúng” [11]. Ở Ấn Độ, một nước đông dân thứ hai châu Á và thế giới, tuy vừa thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh nhưng nhân dân Ấn Độ vẫn coi chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ lớn lao, giúp họ thêm tin tưởng vào tương lai của mình.

Cùng chung chiến hào chống kẻ thù chung, Chiến thắng Điện Biên Phủ có tác động to lớn đối với cuộc cách mạng của nhân dân Lào và Cam-pu-chia. Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, Chủ tịch Chính phủ kháng chiến Lào viết: “Quân dân Lào vô cùng phấn khởi và tin tưởng ở thắng lợi của các Bạn, coi đó là những thắng lợi của bản thân mình. Chiến thắng Điện Biên Phủ có ảnh hưởng và giá trị vô cùng to lớn đối với cuộc kháng chiến chung của ba nước Việt - Khơ-me - Lào và đối với phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay”. Đại biểu Khơ-me cũng cho rằng thắng lợi Điện Biên Phủ “có ảnh hưởng rất lớn đến chiến trường Khơ-me” [12].

Ở phía Tây bán cầu - khu vực Mỹ La-tinh xa xôi, nơi do bị cách biệt với các lục địa khác bởi hai đại dương, thế mà tin Chiến thắng Điện Biên Phủ của một Việt Nam anh hùng vẫn dấy lên trong họ những tình cảm cách mạng sôi sục. Một đại biểu Ác-hen-ti-na tham dự Đại hội Hoà bình thế giới Hen-xin-ki [tháng 6/1955] đã nói lên điều đó với đại biểu Việt Nam: “Xin thú thật với các bạn là nước chúng tôi ở cách xa Việt Nam hàng vạn cây số nên có nhiều người trước kia không biết gì về Việt Nam, thậm chí cái tên Việt Nam cũng không biết nữa. Nhưng ngày nay thì những người đó ít nhất cũng biết Việt Nam là gì. Đó là Việt Nam - Hồ Chí Minh, Việt Nam - Điện Biên Phủ” [13]. Và đặc biệt, nhân dân Cu-ba coi tinh thần Điện Biên Phủ như một niềm hy vọng to lớn và tươi sáng, thực sự góp phần vào thắng lợi của cách mạng Cu-ba, đột phá một cửa mở đầu tiên vào hệ thống nửa thuộc địa của đế quốc Bắc Mỹ ở khu vực Mỹ La-tinh.

 Vá»›i dân tá»™c Việt Nam, Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là sá»± tiếp nối truyền thống vẻ vang trong công cuá»™c đấu tranh giải phóng dân tá»™c và bảo vệ Tổ quốc. Đó là bản anh hùng ca bất tá»­ của cuá»™c chiến tranh nhân dân thần kỳ, xứng đáng “được ghi vào lịch sá»­ dân tá»™c nhÆ° má»™t Bạch Đằng, má»™t Chi Lăng hay má»™t Đống Đa trong thế ká»· XX, và Ä‘i vào lịch sá»­ thế giá»›i nhÆ° má»™t chiến công chói lọi Ä‘á»™t phá thành trì của hệ thống nô dịch thuá»™c địa của chủ nghÄ©a đế quốc” [14]. Tiếp nối truyền thống và chiến công vang dá»™i Điện Biên Phủ, quân dân Việt Nam lại tiếp tục làm nên những Chiến thắng Vạn Tường, Ấp Bắc, cuá»™c Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, trận “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nÆ°á»›c, Ä‘Æ°a cả nÆ°á»›c tiến lên chủ nghÄ©a xã há»™i.

Có thể nói, dù rất lâu và còn rất lâu nữa, âm vang của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn không thể phai mờ. Nhân kỷ niệm 62 năm sự kiện lịch sử trọng đại này chúng ta cũng ngẫm suy về những gì đã qua và rút ra những bài học để phấn đấu xây dựng một thế giới hòa bình, không chiến tranh. Đó cũng là thông điệp của nhân dân Việt Nam gửi tới bè bạn thế giới, bởi hơn ai hết nhân dân hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình và quyết tâm phát huy tinh thần Điện Biên Phủ để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong đợi.

[1]- Đỗ Thiện - Đinh Kim Khánh, Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb QĐND, Hà Nội, 1984, tr 284.

[2]- Báo Paris Match, ngày 8/5/1954.

[3]- Đại học quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, tr 520.

[4]- Đại học quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, tr 20.

[5]- Chiến thắng Điện Biên Phủ được truyền thông quốc tế ca ngợi, Báo Tiền phong ngày 7/5/2014.

[6] Báo Paris Match, ngày 22/5/1954.

[7]- Đại học quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, tr 395-396.

[8]- Lavôritsep, Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Quan hệ quốc tế, Mátxcơva, 1960, tr 93-94.

[9]- Công nhân nhật báo, ngày 10/5/1954.

[10]- Lời đáp từ của đồng chí Lác-bi Bu-ha-li, Bí thư Đảng Cộng sản An-giê-ri, sang thăm Việt Nam năm 1961, Dẫn theo Báo Nhân Dân ngày 7/5/1961.

[11]- Đỗ Thiện - Đinh Kim Khánh, Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb QĐND, Hà Nội, 1984, tr 334.

[12]- Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện sử học, Mấy vấn đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr 303.

[13]- Đỗ Thiện - Đinh Kim Khánh, Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb QĐND, Hà Nội, 1984, tr 352-353.

[14]- Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr 50.

ThS Vũ Thành Trung, Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị

Video liên quan

Chủ Đề