So sánh trường hải và thành thành công

Doanh số xe lắp ráp của Hyundai, Kia tại Việt Nam khoảng hơn 105.000 xe (2021), gần bằng tất cả các hãng Nhật, Mỹ, Việt, Pháp cộng lại.

Thị trường ôtô Việt Nam thành hình gần 30 năm với sự góp mặt hầu hết thương hiệu lớn. Ở phân khúc phổ thông, VinFast là thương hiệu nội địa hiếm hoi tạo dựng được một kế hoạch kinh doanh dài hạn, dựa vào sản xuất trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Phần còn lại của thị trường là các hãng xe Nhật, Hàn, Mỹ, Pháp với chiến lược kinh doanh nhiều khác biệt. Có hãng chỉ thuần lắp ráp, hãng chỉ thuần nhập khẩu nhưng cũng có thương hiệu kết hợp cả hai hình thức khi bán xe tại Việt Nam.

Dưới đây là thống kê doanh số xe con lắp ráp trong nước của các thương hiệu:

Hai thương hiệu Hàn Quốc, Hyundai và Kia đều dựa hoàn toàn vào lắp ráp trong nước (chỉ tính mảng xe con). Doanh số của cả hai dẫn đầu toàn thị trường xe phổ thông, xét riêng mảng xe CKD.

Với Hyundai là hơn 60.000 xe, còn Kia hơn 45.000 xe, số liệu 2021. Tổng lượng bán của bộ đôi thương hiệu Hàn là 105.933 xe, gần bằng tất cả các hãng khác trên thị trường cộng lại (126.135 xe). Sang đầu 2022, Kia thậm chí vươn lên bán nhiều xe CKD nhất với gần 16.800 xe. Hyundai ở vị trí thứ hai khi bán hơn 15.800 xe.

So sánh trường hải và thành thành công

Tucson, mẫu CUV cỡ C lăn bánh tại Ninh Bình. Ảnh: TC Motor

Hyundai được lắp ráp và phân phối bởi TC Motor (công ty con của tập đoàn Thành Công). Nhà máy đầu tiên của hãng đặt tại KCN Gián Khẩu, tỉnh Ninh Bình. Tháng 9/2020, nhà máy số 2 được khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành giai đoạn 2 vào 2025, nâng công suất sản xuất xe Hyundai tại Việt Nam lên 170.000 xe/năm. Hãng đang bán các sản phẩm như i10, Accent, Elantra, Creta, Tucson, Santa Fe, Kona (tạm ngưng).

Kia là hãng con của Hyundai nhưng hoạt động kinh doanh tách riêng tại Việt Nam. Trường Hải (Thaco) nắm quyền lắp ráp và phân phối xe Kia. Nhà máy đặt tại KCN Chu Lai, tỉnh Quảng Nam có công suất thiết kế khoảng 50.000 xe/năm. Những sản phẩm của Kia tại Việt Nam gồm có Morning, Soluto, K3, Sonet, Seltos, Sorento, Carnival...

Bên cạnh Kia, Thaco còn lắp ráp hai thương hiệu khác là Mazda và Peugeot. Nếu gộp chung 3 thương hiệu, công ty này hiện bán xe lắp ráp nhiều nhất tại Việt Nam, khoảng hơn 72.500 xe. Ở quý đầu 2022, Thaco tiếp tục dẫn đầu doanh số xe CKD với hơn 27.000 xe.

Việc sở hữu nhà máy quy mô lớn ở KCN Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng) với công suất thiết kế tối đa khoảng 250.000 xe/năm, VinFast trở thành hãng xe nội địa hiếm hoi góp mặt trong ngành sản xuất ôtô tại Việt Nam. Doanh số xe CKD của VinFast trong 2021 khoảng hơn 35.700 xe với phần đóng góp lớn nhất từ Fadil, mẫu xe bán chạy nhất thị trường. Từ 2023, hãng chuyển hoàn toàn sang sản xuất xe điện.

So sánh trường hải và thành thành công

Vios, xe lắp ráp trong nước bán chạy nhất của Toyota tại Việt Nam. Ảnh: Lương Dũng

Toyota là hãng xe số một thị trường xét về doanh số nói chung, riêng mảng xe CKD chiếm khoảng 44,5%, tương đương lượng bán hơn 30.000 xe. Đây là thương hiệu cân bằng hai hình thức lắp ráp và nhập khẩu nhất trên thị trường. Những mẫu xe lắp ráp bán chạy của hãng như Vios, Fortuner.

Tất cả các hãng được thống kê ở trên đều có nhà máy lắp ráp ôtô ở Việt Nam. Riêng Suzuki và Isuzu có doanh số xe CKD bằng 0 vì nhà máy trong nước của hai hãng chỉ lắp ráp xe thương mại. Mitsubishi có lượng bán xe CKD khá thấp (423 chiếc) bởi nhà máy ở Bình Dương chỉ còn lắp Outlander. Mẫu Xpander đã tạm ngưng lắp ráp, chỉ bán xe nhập khẩu.

Những hãng như Ford, Honda dựa nhiều vào các sản phẩm lắp ráp nhưng doanh số không quá 18.000 xe. Ranger (bản lắp ráp bán từ tháng 7/2021) là dòng xe chủ lực của liên doanh Mỹ, còn Honda có City và CR-V là hai sản phẩm lắp ráp bán chạy.

Đầu tiên mình xin chúc tất cả các bác tài một ngày mới vui vẻ, vững tay lái trên mọi nẻo đường của tổ quốc. Hiện trên thị trường có rất nhiều dòng xe vừa nhập nguyên con từ nhà sản xuất hoặc lắp ráp ở một nước thứ 3 rồi nhập khẩu về Việt Nam. Nhưng cũng có một số dòng sản phẩm nhập máy móc linh kiện về Việt Nam lắp ráp. Về dòng xe thương mại, tôi xin liệt kê vài dòng xe cơ bản như: Xe Huynhdai, Xe Isuzu, suzuki, xe howo sino truck của Trung Quốc... và con nhiều dòng xe khác nữa.

Chủ đề hôm nay mình đề cập đến ngày hôm nay là chất lượng của xe nhập nguyên con và xe nhâp máy, linh kiện phụ tùng nhà sản xuất về lắp ráp.

1. Dòng xe Huynhdai:

So sánh trường hải và thành thành công

Hiện tại Huynh dai đang hợp tác với công ty ô tô Thành công và công ty ô tô Đô Thành, trước kia có thêm Thaco Trường Hải. Đến thời điểm hiện tại chỉ còn có 2 công ty lớn lắp ráp các sản phẩm của Huynhdai là công ty ô tô Thành công và công ty ô tô Đô Thành năm 2018 công ty Trường Hải Ô tô và Huynhdai đã chấm dứt hợp đồng để chuyển qua lắp ráp dòng FUSO của Misubisi của Nhật Bản. 2. Dòng ISUZU:

So sánh trường hải và thành thành công

Hiện có nhiều công ty lắp ráp Tiêu biểu như Vĩnh Phát ô tô và một số công ty khác.. 3. Howo Sino Truck: Hiện tại chỉ có công ty Ô tô TMT láp ráp các dòng xe thương mại của Howo Sino truck tại Việt Nam. Bây giờ mình hãy bàn tới chất lượng của các dòng xe lắp ráp và xe nhập nguyên con ở Việt Nam. Thứ nhất về xe nhập:

So sánh trường hải và thành thành công

về cơ bản xe nhập là nhập từ nhà sản xuất trực tiếp hay qua một đơn vị thứ 2. ví dụ xe SUZUKI nhập nguyên con từ Nhật Bản hay từ INDONESIA về Việt Nam thì chất lượng các loại xe cũng khá là tương đương nhau vì cũng được điều hành và kiểm soát chất lượng từ các kỹ sư hàng đầu của tập đoàn SUZUKI. Ngoài ra cồn có dòng Howo Sino Truck nổi tiếng và du nhập vào thị trường của Việt Nam cũng được khoảng 10 năm nay. chất lượng được đạm bảo, với lợi thế thiết kế kết cấu chịu được tại trọng cao, nhíp lá, khung gầm được thiết kế chắc chắn để phù hợp với địa hình đồi núi của Việt Nam. Thứ Hai về dòng xe lắp ráp ở Việt Nam: Về cơ bản các dòng xe lắp ráp ở Việt Nam các nguyên liệu máy móc, thiết bị đều được nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài ví dụ dòng xe howo được nhà máy tmt lắp ráp nhập khẩu tất cả các linh kiện từ tập đoàn Sino Truck, chỉ nội địa hóa một số linh kiện như bình ác quy, có thể là lốp và một số chi tiết đơn giản khác như đèn pha chẳng hạn. Tất cả các sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như kiểm định xuất xưởng đều được đều được kiểm định nghiêm ngặt từ các chuyên gia đến từ tập đoàn Sino Truck Howo vì vậy chất lượng luôn được đạm bảo, ngang bằng với các loại xe nhập nguyên con. Thứ ba về giá cả: Giá một số dòng xe lắp ráp rẻ hơn các dòng xe nhập nguyên con nguyên nhân là do đâu: + Thuế nhập khẩu máy móc nguyên phụ kiện rẻ hơn so với nhập nguyên con xe từ nước ngoài về Việt Nam. + Thứ 2 lắp ráp trong nước tận dụng lợi thế nhân công rẻ của Việt Nam + Thứ 3 được nhà nước hỗ trợ về thuế cung như các ưu đãi khác. \=> Tóm lại - Về chuyên đề chất lượng dòng nhập nguyên con và dòng xe lắp ráp trong nước về cơ bản các dòng xe này đều có chất lượng khá là tương đương nhau. Nhưng xe nhập giá cao hơn không phải vì chất lượng tốt hơn mà vì phải chịu các loại thuế phí cao hơn. Hơn nữa các dòng xe lắp ráp trong nước được nhà nước hỗ trợ tốt về các chính sách thuế nhập khẩu và các loại thuế suất khác cũng như giá công nhân rẻ hơn tại các nước sợ tại. vì vậy các dòng xe nhập có giá cao hơn các dòng lắp ráp trong nước.