So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Mùa na chín cũng là cực điểm nhọc nhằn của người dân Đồng Bành (Chi Lăng, Lạng Sơn) trên những lối mòn dọc núi đá.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Na Lạng Sơn vào vụ thu hoạch cũng là lúc người dân Đồng Bành (Chi Lăng) phải lên núi thu hoạch. Đều đặn ngày hai lần vào lúc sáng sớm và đầu buổi chiều, từng nhóm người quang gánh trên vai băng qua những lối mòn dẫn tới chân núi đá.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Phần lớn na Lạng Sơn được trồng trên núi. Những nương na xanh ngắt xen giữa núi đá trùng điệp giăng khắp vùng Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc - nơi được ví là "vương quốc na" của vùng sơn cước Đồng Đăng.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Sau hơn một giờ đi bộ từ nhà ở thị trấn Chi Lăng lên nương na trên núi, chị Hà Thị Hiên (36 tuổi) nhanh chóng bắt tay vào việc. Giỏ nhựa trên tay, chị len lỏi qua những cây na trồng trên hốc đá lởm chởm.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Trên những cành na trĩu quả, chị Hiên tìm những trái đã mở mắt sáng trắng rồi dùng kìm cắt cuống. Lách mũi kìm giữa cành và quả, chị cố cắt cả lá. Trái na có thêm một vài lá xanh trông sẽ tươi và đẹp mắt hơn.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Vừa cắt, chị Hiên vừa nhận na từ người hái trên những mỏm đá cao hơn. Quả na tuy vẫn cứng, chắc nhưng được các chị cẩn thận chuyền tay nhau và xếp vào giỏ.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Cành na tương đối dẻo, có thể vít xuống để cắt quả mà không lo bị gãy, nhưng cũng có nhiều quả nằm trên cành cao khiến chị Hiên gặp khó...

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

... phải chọn thế đứng trênh vênh để hái quả.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Chị Hiên và các "đồng nghiệp" lặp lại công việc trong hàng giờ đồng hồ và chỉ dừng lại khi mỗi người đã thu hoạch đầy hai sọt na và mặt trời xế bóng.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Lên núi hái na đã cực nhọc, việc gánh na xuống núi còn khó khăn hơn. Không có đường đi, người dân phải lần theo các lối mòn trên hốc đá để xuống núi. Gánh hai sọt na nặng hơn 40 kg, chị Đỗ Thị Nuôi (41 tuổi, ở thôn Minh Hóa, Chi Lăng) cố giữ thăng bằng, lần từng bước trên những hốc đá trơn trượt.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Hơn một km dốc đá đã qua, chị Nuôi tựa tay vào mỏm đá để dừng nghỉ lấy hơi, nhưng vẫn phải gánh na trên vai vì không thể tìm được chỗ nào bằng phẳng để xuống. Sau ít phút nghỉ lấy hơi, chị lại tiếp tục lần từng bước trên quãng đường hơn một km còn lại khi trời đã bắt đầu sẩm tối.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

May mắn hơn chị Nuôi, một số gia đình nhờ địa hình thuận lợi đã tự chế cáp treo để chuyển na từ trên núi xuống.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Sự khéo léo, cần mẫn và mềm mại của phụ nữ khiến họ đặc biệt thích hợp với việc thu hoạch na cho dù đấy là công việc vất vả. Những trái na căng, chắc như sự đền đáp cho tháng ngày dài chăm cây, tỉa cành của người trồng na.

Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) được coi là "vựa na" lớn nhất cả nước, nơi này có 2 khu vực trồng na nổi tiếng: na bở ở khu vực thị trấn Đồng Mỏ và na dai khu vực Đồng Bành.

Thông thường, cây na sau khi trồng được khoảng 3 năm sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên. Mùa thu hoạch na bắt đầu từ đầu tháng Sáu đến hết tháng Chín Dương lịch. Sau khi thụ phấn khoảng 2 tháng là na đã được thu hoạch. Người trồng na dùng một ống nhựa nhỏ chấm phấn hoa vào từng bông một, nếu cành nào nhiều hoa quá sẽ phải bỏ bớt để quả đậu sẽ được to và tròn đều.

Khi thu hoạch, nông dân dùng kéo to cắt cuống từng quả và hoàn toàn không phải dấm hay ủ. Quả na vừa hái rất cứng nhưng rất nhanh chín, chỉ sau vài giờ là chín mềm.

Phân biệt na Bắc, na Nam, na dai, na bở

Ở miền Bắc, dựa vào sự liên kết giữa các múi với vỏ và giữa các múi với nhau, quả na được phân thành hai loại là na dai và na bở. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Loại na này có ưu điểm là ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và khi ăn có cảm giác các múi cũng dai hơn. Trong khi đó, na bở thường mềm, dễ vớ, nát, nhiều hạt và cũng không ngọt thơm như na dai. Do đó, na dai thường được người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với na bở.

Ở miền Nam, quả na được gọi là mãng cầu dai hay còn gọi là mãng cầu Cấp (mãng cầu Vũng Tàu). Mãng cầu dai chắc, nhiều thịt, ít hột, vỏ mỏng và ngọt hơn các loại mãng cầu khác. Những quả mãng cầu Cấp có vỏ xù xì, múi không đều, không mọng, nhưng có vị thơm và ngọt sắc.

So sánh na đông chiều và na đồng bành năm 2024

Chủ cửa hàng hoa quả sạch tư vấn cách chọn na ngon, không hóa chất

Theo anh Đinh Công Chí (32 tuổi, chủ cửa hàng hoa quả sạch ở Hà Nội) cho biết: "Nên lựa quả na có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống, đó là na chín cây, ăn ngọt và thơm. Tránh chọn những quả na quá mềm, có vết thâm bên ngoài, đó là na non, bị ép chín, ủ hóa chất độc hại.

Với những quả na có nhiều vết nứt nẻ, va chạm và ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước, tuyệt đối không chọn bởi na ăn sẽ không ngon, vị ủng, có thể bị ủ hóa chất kích chín.

Về mùi vị, với những quả na chín tự nhiên không ngâm thuốc thì có mùi thơm dịu, ăn có vị ngọt mát. Trong khi đó, na ngâm hóa chất để chín ép rất nhạt, ăn bị sượng và không có mùi vị đặc trưng của na.

Về hình dáng, màu sắc, mùi vị na ủ hóa chất, kích chín, sẽ có màu sắc không tự nhiên, tuy nhiên quả nào cũng đều tăm tắp, không có vết nứt, cuống bị gẫy, vỏ khó bóc".

Anh Chí cũng khuyên người tiêu dùng nên chọn na dai, vì bảo quản được lâu hơn, không dễ nát, ăn ngọt và vỏ dễ bóc. Những quả na dai luôn đem lại chất lượng cũng như sự hài lòng hơn hẳn so với na bở. Không dễ dàng bị ủ thuốc.