Sau sinh bao lâu có thể đeo đai nịt bụng

Sinh thường là mong muốn của đa số các mẹ bầu. Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề xung quanh sinh thường khiến chị em phụ nữ băn khoăn và nịt bụng sau sinh là một trong số đó. Sinh thường bao lâu thì nịt bụng được? Mời chị em phụ nữ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Sinh thường bao lâu thì nịt bụng được?

Nịt bụng là gì?

Nịt bụng là phương pháp sử dụng vải hoặc dụng cụ có tính co giãn quấn chặt quanh bụng trong một khoảng thời gian nhằm định hình vòng bụng, thu nhỏ số đo, lấy lại đường eo. Hiện nay đai nịt bụng là dụng cụ được sử dụng phổ biến với mục đích thon gọn vòng eo, định hình cho người mặc dáng vẻ cân đối. Ngoài tác dụng giảm vòng eo, nịt bụng còn có thể định hình thẳng lưng, giúp người sử dụng có tư thế tốt cho cột sống.  

Sinh thường bao lâu thì nịt bụng được là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu và các mẹ sau sinh.

Theo các Chuyên gia Sản phụ khoa tại BVĐK Phương Đông, sau khi sinh con, bụng mẹ từ trạng thái căng tức sẽ chuyển sang trạng thái xệ, chùng nhão. Vì vậy việc giảm mỡ, lấy lại vóc dáng là mong muốn của đa số các mẹ. Tuy nhiên việc sử dụng đai nịt bụng sớm là không được khuyến khích. Mẹ bầu không nên vì mong muốn lấy lại vóc dáng nhanh chóng mà sử dụng nịt bụng ngay sau sinh. Lúc này, tử cung cùng hệ cơ quan sinh sản đang trong quá trình hồi phục. Nếu tác động vào hệ cơ quan này quá sớm không chỉ làm kéo dài thời gian phục hồi mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Khoảng thời gian thích hợp nhất để mẹ sử dụng nịt bụng là 4-6 tháng sau sinh. Đây là thời điểm mà cơ thể mẹ gần như hồi phục hoàn toàn. Việc nịt bụng sẽ an toàn hơn và không gây đau đớn, khó chịu cho mẹ và giúp lấy lại vóc dáng nhanh hơn.

Nịt bụng sau sinh thường có thật sự giúp eo thon?

Nịt bụng là một trong những phương pháp giúp thon gọn vòng 2 nhanh và hiệu quả sau sinh. Sử dụng đai nịt bụng quấn chặt vùng bụng nhằm tạo ra áp lực nhất định lên vùng bụng giúp vùng da bụng co dần và giảm bớt mỡ sau sinh. Hơn nữa, muốn giảm vòng 2 hiệu quả, mẹ sau sinh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ luyện tập. Ngoài ra, hiệu quả còn phụ thuộc vào cách nịt bụng cũng như thời gian áp dụng nịt bụng của mẹ. Vì vậy không thể khẳng định chắc chắn việc nịt bụng giúp eo thon mà đây được coi là phương pháp hỗ trợ giúp vòng eo thon gọn nhanh hơn..

Để đạt hiệu quả, mẹ cần kết hợp nịt bụng cùng luyện tập và dinh dưỡng hợp lý

Hướng dẫn nịt bụng sau sinh đúng cách

Thời gian nịt bụng

Đối với những mẹ sinh thường, thời gian thích hợp nhất để áp dụng phương pháp nịt bụng đó là khoảng 20-30 ngày sau sinh. Đây là thời gian đủ để mẹ ổn định về sức khỏe cũng như tâm lý sau sinh.

Tần suất nịt bụng

Tần suất nịt bụng có thể tăng dần khi cơ thể mẹ đã thích nghi. Mẹ có thể tham khảo lộ trình dưới đây:

Bắt đầu nịt bụng: nên nịt 1 giờ/ ngày.

Sau 8 tuần: nịt 2 giờ/ngày

Sau 5 tháng: nịt 4-6 giờ/ngày

Bên cạnh việc áp dụng nịt bụng, các mẹ cần chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao đồng thời có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Gợi ý chế độ dinh dưỡng lợi sữa nhưng giúp mẹ giảm cân nhanh chóng

Theo khuyến cáo, lượng calorie cần thiết cho mẹ sau sinh đang cho con bú là 1800-2700 calorie. Và khi áp dụng chế độ ăn giảm cân, mẹ nên giảm 300-500 calorie. Đặc biệt mẹ cần lưu ý chia nhỏ bữa ăn, thay vì 3 bữa chính mẹ có thể chia nhỏ thành 5-6 bữa trong ngày.

Giảm tinh bột

Thay vì dùng cơm trắng, mẹ sau sinh có thể thay thế bằng các thực phẩm như gạo lứt, yến mạch, gạo nâu, nui…

Cung cấp đủ protein

Protein là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Mỗi ngày mẹ cần 60-70g protein.

Không nhất thiết phải ăn các thực phẩm như móng, giò heo, mà mẹ có thể bổ sung từ các loại đậu, hạt sen, thịt gà, cá, tôm, nấm, trứng…

Chất xơ

Mỗi bữa mẹ cần khoảng 300 – 400g rau xanh như cải ngọt, mồng tơi, rau ngót, rau đay… và nhiều trái cây tươi như cam, bưởi, dưa hấu…

Mẹ sau sinh nên tăng cường rau xanh

Chất béo

Hạn chế dầu mỡ, chất béo bão hòa, tăng các món hấp, luộc

Tăng cường bổ sung các chất béo tốt như omega-3 từ cá hồi, hạt bí, hạnh nhân, quả bơ…

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc "Sinh thường bao lâu thì nịt bụng được?". Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc có nhu cầu thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 19001806 để được giải đáp.

Giai đoạn này kéo dài trong 4 tuần lễ đầu tiên sau khi sinh gọi là giai đoan ở cữ. Trong thơi gian này cơ quan sinh dục của người mẹ thay đổi nhiều, phục hồi cũng nhanh nhất. Chị em phụ nữ cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Giữ cho cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh âm hộ sạch sẽ bằng cách dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như Lactacyd FH, Gynoformin… pha loãng trong nước đun sôi để nguội dùng để rửa vùng âm hộ và tầng sinh môn ở bên ngoài, luôn giữ khô thoáng, đề phòng viêm nhiễm sau khi sinh. Nên tắm vào buổi sáng hay buổi chiều, tránh tắm tối và đêm, không nên ngâm mình trong nước, tắm nước ấm, tránh tắm nước lạnh.

- Nhiệt độ trong phòng phải thích hợp, vì có em bé nên nhiệt độ phòng trung bình 26 - 28oC, tốt nhât nên dùng khí trời nên mở rộng các cửa sổ để thoáng khí.

- Chăm sóc tốt bầu vú, mỗi khi cho bé bú cần lau sạch bầu vú và nặn bỏ giọt sữa đầu, cố gắng cho bé bú hết bầu vú bên này rồi sang bầu vú bên đối diện, không nên cho be bu lưng chưn g vì tuyến vú sẽ không tiết ra sữa nhiều mà còn làm tăng nguy cơ cương sữa, dễ dưa đến tắc tuyến sữa. Vệ sinh bầu vú sau mỗi lần cho bé bú bằng nước ấm, luôn giữ sạch và khô bầu vú.

- Nghỉ ngơi hoàn toàn không làm việc để phục hồi cơ thể.

- Ăn uống: trải qua quá trình vượt cạn thành công, sức lực cơ thể có phần bị hao hụt do mất máu trong lúc sinh, do mệt và mất sức trong lúc chuyển dạ, việc bồi bổ sức khỏe là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn này. Cần cung cấp nhiều chất đạm như thịt nạc heo, thịt bò, trứng sữa, thức ăn nấu chín và ăn nhiều thức ăn có rau xanh và trái cây chín. Không ăn thức ăn sống, lạnh và tanh.

- Tinh thần vui vẻ, tránh kích thích thần kinh. Ở giai đoạn này rất cần sự hỗ trợ của người chồng và gia đình, cần quan tâm và chăm sóc ân cần.

- Đối với chị em sinh thường hay sinh mổ có thể giữ dáng, tránh xệ bụng bằng cách nịt bụng bằng vải thun hay cotton vào tuần lễ thứ 2 sau sinh. Băng nịt bụng có chiều ngang khoảng 15 - 20cm, chú ý khi nịt bụng không nên quá chặt vì gây tức bụng và khó thở, băng vừa phải cảm giác dễ chịu thoải mái.

- Giải trí: nghe nhạc, xem phim hài rất tốt, tránh xem phim hành động hay những bộ phim tình cảm nhiều tâp vì nó khiến chị em phụ nữ những lo lắng ở mỗi bộ phim, điều này không tốt cho bà mẹ đang cho con bú.

- Tập luyện cơ thể: có thể đi bộ nhẹ nhàng vào tuần lễ thứ 2 trở đi, tránh nằm nhiều vì có thể gây bế sản dịch, tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng vào buổi sáng khi mặt trời mọc, nên kết hợp tắm nắng cho bé, khoảng thời gian 30 phút.

Giai đoạn này không nên quan hê tình dục .Vì con sản dịch, tử cung còn lớn, cổ tử cung còn hé mở, tầng sinh môn chỗ vết may chưa lành hẳn.

Giai đoạn 2:

Giai đoạn này kéo dài khoảng 4 - 6 tuần sau khi sinh. Những thay đổi về mặt giải phẫu và sinh lý trong thời kỳ mang thai và sinh nở cũng như sự thay đổi toàn bộ các bộ phận trong cơ thể cơ bản sẽ phục hồi trở lại bình thường trong giai đoạn này. Vì vậy, ở giai đoạn này chị em phụ nữ cần chú ý vấn đề sau:

- Vệ sinh toàn thân và bộ phận sinh dục luôn sạch sẽ, băng khô ráo.

- Duy trì cho con bú ngày đêm, giai đoạn này bé bú nhiều hơn so với giai đoạn đầu, trung bình mỗi 2 giờ bé bú một lần, lượng sữa 80 - 100ml. Để có đủ sưã me cho be bu, me cân ăn uôn g đây đủ dinh dưỡng, ngoài ba bữa chính là sáng, trưa và chiều, cần ăn xen kẽ giữa cách bữa chính, như ăn phở, hủ tíu, bánh canh hay uống 1 ly sữa, trái cây chín…

- Ở giai đoạn này cần được nghỉ ngơi, làm việc nhẹ. Cần ngủ đủ giấc trung bình mỗi ngày 8 - 10 tiếng, buổi trưa khoảng 2 tiếng, đêm 8 tiếng, để cơ thể lấy lại sức khỏe cũng như thay đổi giải phẫu và sinh lý được trở lại ban đầu.

- Hoạt động rèn luyện thân thể, có thể đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút. Cần tạm ngưng chơi các môn bơi, cầu lông, môn chạy, thể dục nhịp điệu… vì cơ thể đang trở về trạng thái ban đầu, nếu hoạt động quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Vẫn duy trì băng nịt bụng hàng ngày, ban đêm nên tháo nịt để cho cơ thể điều hòa nhịp thở cũng như nằm nghỉ được thoải mái.

- Sau 4 tuần lễ, chị em phụ nữ cần đi tái khám về sản phụ khoa, đánh giá vết may tầng sinh môn hay vết mổ sinh cũng như siêu âm tổng quát. Để có kế hoạch ngừa thai sau sinh theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời bé cũng được đi khám để đánh giá sức khỏe về cân nặng và chiều dài, chuẩn bị tiêm ngừa theo lịch quy định.

Giai đoạn thứ 3:

Giai đoạn từ 6 tuần trở đi đến 1 năm sau khi sinh. Sau khi sinh 8 tuần cơ thể người phụ nữ đã hoàn toàn phục hồi, người phụ nữ có thể lao động sinh hoạt, làm việc bình thường, vợ chồng có thể quan hệ tình dục trở lại. Tuy nhiên, đây vẫn là thời kỳ người mẹ cho con bú nên trong mọi hoạt động, ăn uống người mẹ cần giữ gìn sức khỏe và bảo vệ nguồn sữa và một số điểm cần lưu ý.

- Duy trì chế độ nghỉ ngơi, thời gian làm việc trung bình 6 - 8 tiếng. Tránh thức khuya và làm việc trong môi trường độc hại, công việc nặng nhọc, đòi hỏi phải gắng sức.

- Giai đoạn này bắt đầu có kinh trở lại, việc ngừa thai là điều cần thiết vì để có thời gian chăm sóc cho bé và phuc hôi sưc khoẻ . Tuỳ theo điêu kiên kinh tế, thời gian và sự phù hợp của cơ thể mà chị em lựa chọn phương pháp ngừa thai như đặt vòng tránh thai, uống thuốc ngừa thai…

- Vẫn duy trì băng nịt bụng trong thời gian trung bình 3 tháng, giúp cho cơ thể phần bụng được vững chắc, không bị xệ. Chỉ nên duy trì vào ban ngaỳ khi hoạt động làm việc , ban đêm nên tháo ra giúp cho hô hấp và tuần hoàn được lưu thông tốt.

- Tập luyện và thể dục thể thao: giai đoạn này trở đi, cơ thể đã hoàn toàn hồi phục, vóc dáng thân hình đã trở về như xưa. Chị em phụ nữ có thể tham gia các môn thể dục, thể thao mà mình yêu thích. Chú ý tránh các môn thê thao mạọ hiêm, môn thê thao gắng sức vì nó có ảnh hưởng đến sức khỏe và việc cho bé bú mẹ.

- Cần tiêm ngừa cho bé đầy đủ đúng theo lịch đã quy định trong sổ sức khỏe của bé.


Video liên quan

Chủ Đề