Phân chia tế bào tên tiếng anh là gì

có tên gọi tiếng Anh là Adult Stem Cells – ASC và được tìm thấy trong các loài động vật có vú, cụ thể chính là con người. Tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy ở khắp nơi trên cơ thể. Đặc điểm của tế bào gốc trưởng thành chính là có tiềm năng biệt hóa thành các loại tế bào khác. Nhiệm vụ của chúng là nhân lên, phân chia tạo các tế bào mới thay thế các tế bào chết tự nhiên hoặc bị hư hại do bệnh tật hoặc chấn thương. (1)

Tuy nhiên, như một hệ quả tự nhiên của quá trình lão hóa, số lượng và chất lượng của các tế bào gốc trưởng thành trong cơ thể con người giảm dần theo tuổi tác. Sự lão hóa của các tế bào gốc ở người trưởng thành ảnh hưởng đến khả năng tái tạo, tăng trưởng và phân lập của chúng, làm giảm khả năng duy trì và sửa chữa mô.

Tuy tế bào gốc trưởng thành có tiềm năng biệt hóa thấp hơn tế bào gốc phôi nhưng lại được nghiên cứu và ứng dụng nhiều hơn. Nghiên cứu về loại tế bào gốc này vẫn là một lĩnh vực được đầu tư mạnh mẽ, do không vướng phải những tranh cãi xoay quanh vấn đề đạo đức và tôn giáo.

Tế bào gốc trưởng thành tìm thấy ở đâu?

Khi nghiên cứu tế bào gốc trên cơ thể con người, có thể thấy các tế bào gốc trưởng thành lấy từ các nguồn sau:

  • Tủy xương: Tế bào gốc tủy xương có thể được thu thập bằng cách chọc hút từ mào xương chậu. Tế bào gốc tủy xương bao gồm cả tế bào gốc tạo máu và một số ít tế bào gốc trung mô.
  • Mô mỡ: Phương pháp hút mỡ giúp lấy các mô mỡ, bao gồm cả tế bào mỡ và bên trong chúng có chứa một số lượng tế bào gốc trưởng thành là các tế bào gốc trung mô.
  • Máu ngoại vi: Tế bào gốc tạo máu có thể được thu từ máu ngoại vi huy động qua máy tách chiết.
  • Máu dây rốn: Chứa nhiều tế bào gốc tạo máu với nhiều đặc tính quý báu.
  • Mô dây rốn: Mô dây rốn chứa nhiều loại tế bào gốc, được biết đến nhiều nhất là tế bào gốc trung mô.
    Phân chia tế bào tên tiếng anh là gì
    Nhiều loại tế bào gốc trưởng thành có khả năng tăng sinh tốt

Các loại tế bào gốc trưởng thành

Có rất nhiều loại tế bào gốc trưởng thành khác nhau. Trong đó, tiêu biểu nhất chính là: (2)

Tế bào gốc tạo máu

Các nhà khoa học đã phát hiện ra tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cells) trong tủy xương hơn 50 năm trước. Những tế bào gốc trưởng thành này đã được sử dụng trong cấy ghép cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu và một số bệnh khác trong nhiều thập kỷ qua.

Tế bào gốc tạo máu có khả năng tự làm mới chính mình hoặc biệt hóa để sản xuất các loại tế bào máu chuyên biệt như tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tiểu cầu,…

Hiện nay, tế bào gốc tạo máu được ghép để điều trị nhiều bệnh liên quan đến hệ tạo máu như u lympho, đa u tủy xương hoặc thiếu máu tan máu di truyền… và các bệnh liên quan đến tính miễn dịch như bệnh tự miễn hoặc suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Tế bào gốc trung mô

Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells MSCs) là nhóm tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy ở tủy xương, mô mỡ, răng, dây rốn,… và nhiều bộ phận khác của con người. Trong đó, tế bào gốc trung mô được tìm thấy tại 3 bộ phận tủy xương, mô mỡ và dây rốn thường được nghiên cứu trong rất nhiều thử nghiệm lâm sàng.

MSCs có hai tác dụng quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, bao gồm cả phản ứng chống viêm và tăng cường miễn dịch. Tế bào gốc trung mô có khả năng điều chỉnh các phản ứng miễn dịch như thay đổi quá trình sản xuất kháng thể của tế bào lympho B, thay đổi các phân nhóm tế bào lympho T. Khả năng chống viêm của tế bào gốc trung mô giúp thúc đẩy quá trình lành các mô bị viêm hoặc tổn thương.

Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trung mô ở người trưởng thành từ dây rốn, tủy xương hay mô mỡ để hỗ trợ điều trị bệnh lý khớp gối, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tiểu đường, bại não, loạn sản phế quản phổi,…

Tế bào gốc thần kinh

Tế bào gốc thần kinh (Neural stem cells) là các tế bào đa năng có trong não, có thể phân chia tạo thành các tế bào thần kinh, tế bào hình sao và tế bào thần kinh đệm.

Tế bào gốc biểu mô

Hầu hết các mô biểu mô (Epithelial stem cells) có chứa tế bào gốc. Tế bào gốc biểu mô có trong lớp lót của đường tiêu hóa, đường hô hấp, giác mạc, nang lông … Chúng có thể biệt hóa thành các tế bào hấp thụ, tế bào tiết chất nhờn, tế bào ruột và tế bào Paneth có vai trò quan trọng trong miễn dịch đường ruột.

Tế bào gốc da

Tế bào gốc da (Skin stem cells) có vai trò tích cực trong việc tái tạo da diễn ra trong suốt cuộc đời và phục hồi, sửa chữa da sau tổn thương.

Tế bào gốc biểu bì

Tế bào gốc biểu bì (Epidermal stem cells) có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tế bào sừng có vai trò quan trọng trọng trong việc tạo ra lớp bảo vệ cho cơ thể

Phân chia tế bào tên tiếng anh là gì
Có nhiều nhóm tế bào gốc trưởng thành khác nhau

Ứng dụng của tế bào gốc trưởng thành

Điều trị các loại bệnh lý

Với tiềm năng tự đổi mới và biệt hóa, các tế bào gốc trưởng thành được ứng dụng trong việc sửa chữa, thay thế các tế bào bị tổn thương.

Do đó, tế bào gốc trưởng thành nói riêng và tế bào gốc nói chung được kỳ vọng cao trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh lý, chẳng hạn như: mất trí nhớ, bệnh Parkinson, chấn thương sọ não, bệnh chàm viêm da cơ địa, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch ngoại biên gây thiếu máu chi, bệnh tiểu đường tự miễn type 1 và type 2,…

Hỗ trợ tìm hiểu cơ chế bệnh lý

Vai trò của tế bào gốc trưởng thành được biết đến giúp các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế thực hiện nghiên cứu cách tế bào gốc biệt hóa thành các tế bào khác trong cơ thể. Nhờ đó giúp tìm hiểu chi tiết hơn về cơ chế gây bệnh và nguyên nhân, tiến triển bệnh.

Phân chia tế bào tên tiếng anh là gì
Tế bào gốc trưởng thành giúp hỗ trợ tìm hiểu cơ chế các loại bệnh lý

Thử nghiệm các loại thuốc mới

Ứng dụng của tế bào gốc trưởng thành còn xuất hiện trong việc nghiên cứu, thử nghiệm các loại thuốc mới. Từ đó mang đến nhiều hy vọng hơn cho người bệnh đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

So với tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành thuộc nhóm nguồn tế bào gốc được chấp nhận về mặt đạo đức. Vì thế, tế bào gốc trưởng thành đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu và hy vọng trong tương lai gần, có thể ứng dụng tiềm năng của tế bào gốc để điều trị các bệnh lý nguy hiểm, chưa có phương pháp hỗ trợ điều trị.

Sự phân chia của tế bào gọi là gì?

Hầu hết khi mọi người đề cập đến "phân chia tế bào", thường nghĩa là nguyên phân, quá trình tạo ra các tế bào cơ thể mới. Meiosis là kiểu phân chia tế bào tạo ra tế bào trứng và tinh trùng. Nguyên phân là một quá trình cơ bản cho sự sống.

Khi nào một tế bào bình thường bắt đầu quá trình phân chia?

Tế bào bắt đầu phân chia khi nhận biết được tín hiệu kích thích phân bào từ bên trong và bên ngoài tế bào. Ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào: Chu kỳ tế bào được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Tại sao tế bào thần kinh không bao giờ phân chia?

Người ta ước tính rằng có khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh trong não. Để đạt được con số khổng lồ này, một bào thai đang phát triển phải tạo ra khoảng 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Đây là loại tế bào dài nhất cơ thể và được biệt hóa cao. Vì vậy chúng không có khả năng phân chia.

Pha G2 là gì?

+ Pha G2: Tổng hợp các chất cho tế bào. - Thời gian ngắn. - Gồm 2 giai đoạn: + Phân chia nhân gồm 4 kì. + Phân chia tế bào chất.