Ôn đới lục địa phân bố ở đâu

Môi trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa được phân bố ở đâu?

các môi trường sau đc phân bố ở đâu:

-Môi trường ôn đới hải dương

-Môi trường ôn đới lục địa

-Môi trường núi cao

-Môi trường địa trung hải

GIÚP VỚI Ạ!!!!!!!!!!!

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất, nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng cách từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. Phần lớn diện tích đất nổi của đới nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có phần nhỏ ở bán cầu Nam. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền nhiệt đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.

Phân chia các khu vực khí hậu thế giới khi xét theo đường đẳng nhiệt

 

Ôn đới định nghĩa theo vĩ độ

Khí hậu ôn đới mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng & khí hậu đới lạnh.

Đới Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm Lượng mưa trung bình năm
Hàn đới Arkhangelsk [65°B] -1 °C 539mm
Ôn đới London [51°B] 11 °C 601mm
Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh [10°47'B] 27 °C 1931mm

Do vị trí trung gian nên thời tiết ôn đới thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp & sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng sâu ở trong nội địa. Ở phía đông của Hoa Kỳ, mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10 °C - 15 °C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm & ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết ôn đới luôn biến động, rất khó dự báo trước.

 

Phân chia của ôn đới, phần màu xanh lục là ôn đới ấm, phần hồng tím là ôn đới lạnh

Thiên nhiên ôn đới thay đổi theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Môi trường ôn đới cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh & tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng. Thảm thực vật thay đổi dần từ tây sang đông:rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn, mưa nhiều. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng & khô, mùa đông ấm áp, mưa nhiều vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

  • Khí hậu ôn đới lạnh
  • Khí hậu hải dương
  • Khí hậu lục địa
  • Hàn đới
  • Nhiệt đới
  • Cận nhiệt đới
  • Các đới khí hậu

  • SGK Địa lý 7 [tái bản lần 17], Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ôn_đới&oldid=66466182”

Khí hậu lục địa là kiểu khí hậu có sự dao động về thời tiết hàng năm do thiếu nguồn nước gần kề. Mùa đông thường lạnh và có tuyết trong một thời gian cố định, giáng thủy [mưa, sương] thường xuất hiện phần lớn trong mùa hè, cũng có một vài trường hợp cá biệt như khu vực bờ biển phía đông Bắc Mỹ, nơi có lượng mưa phân bố đều trong năm, dạng này được phân vào kiểu khí hậu lục địa ẩm. Kiểu khí hậu này có ở các khu vực ở bắc bán cầu [đặc biệt là ở châu Á và Bắc Mỹ[1]] và một vài nơi có độ cao so với mực nước biển.

Khí hậu lục địa không xuất hiện ở nam bán cầu.

Chỉ một vài khu vực ở Iran, bắc Iraq, khu vực gần Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Pakistan và Trung Á là có lượng giáng thủy cực đại vào mùa đông, lượng tuyết này thường tan chảy vào đầu mùa xuân thường gây ra lũ sau đó.

Các khu vực có khí hậu lục địaSửa đổi

Những khu vực có khí hậu lục địa bao gồm phần Trung Tây Hoa Kỳ, những phần đông bắc của Hoa Kỳ, nam Canada, vùng nội địa và đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, phía bắc Nhật Bản, phần lớn Nga và Bosnia, vài phần ở Na Uy và Thụy Điển, đông Ba Lan, Cộng hòa Séc, Áo, một vài phần ở Đức, Slovakia, Slovenia, Hungary, România, Moldova, Ukraina, Armenia, Belarus, Litva, Latvia, Estonia và Phần Lan. Khí hậu lục địa cũng có thể nằm ở các thung lũng quanh những dãy núi ở khu vực bắc bán cầu có khí hậu ôn đới, ví như dãy Anpơ [thuộc Pháp, Ý, Thụy Sĩ và Áo], dãy Pyrenees [ở Tây Ban Nha, Andorra và Pháp] và dãy Himalaya [ở Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Myanma và Bhutan].

Khu vực Nam bán cầu không có khí hậu lục địa vì có vĩ độ thấp và không có những vùng đất rộng lớn trải dài.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Continental Climate”. Encyclopedia of the Atmospheric Environment. Manchester Metropolitan University. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.

Liên kếtSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Khí hậu lục địa.
  • //www.nationsencyclopedia.com/Europe/France-CLIMATE.html#Comments_form

Video liên quan

Chủ Đề