Nội dung của phim chiến tranh giữa các vì sao

“Từ xưa, rất xưa, tại một thiên hà xa, rất xa…” là câu mở đầu ấn tượng trong mỗi tập phim “Star Wars” - tác phẩm khoa học viễn tưởng dài kỳ ăn khách và nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Ra mắt năm 1977, tập phim Chiến tranh giữa các vì sao mang tên A New Hope của đạo diễn kiêm biên kịch George Lucas trở thành hiện tượng trên toàn thế giới, đạt doanh thu lên tới hơn 775 triệu USD nhờ tính đột phá về nội dung và hiệu ứng kỹ xảo điện ảnh.

Star Wars đến nay là một trong những thương hiệu giải trí thành công nhất mọi thời đại. Ảnh: Disney

Từ niềm đam mê samurai đến cuộc chiến tại thiên hà xa thật xa

Song, nhiều người hẳn sẽ cảm thấy bất ngờ khi biết bom tấn chịu ảnh hưởng và lấy cảm hứng từ nền văn hóa của đất nước Nhật Bản. George Lucas từng thừa nhận ông là một người hâm mộ cuồng nhiệt vị đạo diễn Akira Kurosawa, cũng như tinh thần võ sĩ đạo của những samurai thời xưa, đến từ xứ sở hoa anh đào.

Do đó, người ta có thể nhận thấy nhiều nét tương đồng trong cảnh quay, tình tiết và các nhân vật của Star Wars với The Hidden Fortress [1958] - một tác phẩm do Kurosawa thực hiện.

Đoạn R2-D2 và C-3PO lang thang giữa sa mạc trùng khớp với đoạn đầu của The Hidden Fortress, và sự tương đồng về hình ảnh không chỉ dừng lại ở đó. Ảnh: Outnow

Đối với người phương Tây, nền phong kiến Nhật Bản cũng xa lạ như những câu chuyện xảy ra bên ngoài vũ trụ. The Hidden Fortress kể về chuyến hành trình của hai người nông dân phải hộ tống công chúa cùng vị đại tướng đến vùng đất mới và chống lại kẻ thù. Đó cũng là một phần nội dung của Star Wars - Episode IV: A New Hope, với hai nhân vật nông dân được thay bởi hai chú robot.

Có một điều bất ngờ khác rằng nhân vật “Chúa tể bóng tối” Darth Vader hay Obi-Wan Kenobi được nhắm giao cho Toshiro Mifune - người sắm vai chính trong The Hidden Fortress. Song, tài tử người Nhật Bản lập tức từ chối bởi ông nghĩ Star Wars là tác phẩm dành cho thiếu nhi, có thể làm giảm giá trị hình ảnh samurai trong mắt cộng đồng quốc tế.

Không chỉ dừng lại ở đó, cụm từ Jedi được sử dụng xuyên suốt các phần phim, dùng để chỉ những chiến binh sử dụng Thần lực cho mục đích tốt đẹp, vốn lấy cảm hứng từ cụm từ “Jidaigeki” trong tiếng Nhật.

Jidaigeki là thể loại phim lấy bối cảnh trước thời Edo, thời kỳ vàng son của xứ sở hoa anh đào với những thành tựu nổi bật về văn hóa, nghệ thuật và các samurai lừng danh. Những bộ phim đó thường lấy chủ đề về cuộc đấu tranh của các samurai dưới ách cai trị của nhóm lãnh chúa phong kiến.

Star Wars chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa của Nhật Bản. Ảnh: Outnow

Và nếu theo dõi các phần phim Star Wars, người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các Jedi cũng mang những đức tính cao quý, tinh thần kỷ luật tương tự như samurai. Họ phải tuân thủ những điều luật riêng để có thể sử dụng Thần lực và chống lại cái ác. Thanh kiếm Lightsaber [gươm ánh sáng], cũng như cách chiến đấu, là một dạng mô phỏng của môn đấu kiếm katana tại Nhật Bản.

Thương hiệu điện ảnh góp phần định hình nền văn hóa giải trí

có là fan của Star Wars hay không, người ta cũng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng toàn cầu của bộ phim đối với ngành điện ảnh nói riêng, cũng như nền văn hóa đại chúng nói chung. Với loạt phim để đời, đạo diễn George Lucas đã tạo ra khái niệm “blockbuster” [phim bom tấn] từ cuối thập niên 1970.

Không tính đến thành công về doanh thu phòng vé, các tập phim Star Wars đều nhận được đề cử Oscar [chủ yếu mảng kỹ thuật]. Riêng tập mới nhất, Star Wars - Episode VII: The Force Awakens ra mắt hồi cuối năm 2015, thu hơn 2 tỷ USD và lập tức lọt vào danh sách những tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đợi.

Star Wars: The Force Awakens mới xô đổ hàng loạt kỷ lục phòng vé hồi cuối năm 2015. Ảnh: Disney

George Lucas còn có công đi tiên phong trong việc nâng cấp thể loại phim giả tưởng thành dòng phim chính thống với phần đồ họa, kỹ xảo đẹp mắt. Cấu trúc chia cốt truyện thành ba phần [trilogy] của Star Wars về sau cũng được rất nhiều bom tấn khác áp dụng như The Lord of the Rings, The Hobbit hay The Dark Knight.

Ngay từ khi ra mắt, phần đầu tiên Star Wars: A New Hope đã được đánh giá cao về kịch bản. Phim không chỉ thu hút trẻ em mà còn khiến người lớn suy ngẫm bởi những triết lý sâu xa về chính trị, nhân quyền…

Tác phẩm đồng thời đề cao nữ quyền khi xây dựng hình ảnh công chúa Leia, nữ hoàng Padmé, Rey hay sắp tới đây là Jyn Reso như những người phụ nữ thông minh, mạnh mẽ và độc lập.

Công chúa Leia [Carrie Fisher] có thể được coi là một trong những nhân vật đả nữ đầu tiên trên màn ảnh. Ảnh: Lucasfilm

Cho đến ngày nay, Star Wars trở thành chủ đề thường xuyên được nhắc đến trong những các tác phẩm khác của Hollywood, từ truyền hình, phim hoạt hình cho tới phim điện ảnh hay tài liệu.

Sức ảnh hưởng của nó lớn đến nỗi câu thoại “May the Force be with you” [Cầu cho Thần lực ở bên người] giờ được sử dụng trong đời sống hàng ngày tại Mỹ. Và cũng câu nói đó khiến 4/5 hàng năm là ngày truyền thống của Star Wars.

Chiến tranh giữa các vì sao cũng được kỷ lục Guinness xác nhận là “Thương hiệu thương mại thành công nhất” khi tất cả các sản phẩm ăn theo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, dịch vụ, đồ chơi, tiểu thuyết, truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi điện tử… đều được công chúng ưa chuộng. Cho đến tháng 1/2016, Star Wars đã thu tổng cộng hơn 30.000 tỷ USD từ toàn bộ những sản phẩm thuộc thương hiệu.

Star Wars đến giờ là một phần không thể thiếu của văn hóa đương đại quốc tế. Hàng năm, các nhà sản xuất luôn tổ chức sự kiện Star Wars Celebration Day cho người hâm mộ. Ảnh: Disney

Thương hiệu văn hóa nổi tiếng nhất thế giới hiện ngày một được phát triển sau khi xưởng Lucasfilm về tay Disney. Thời gian tới, khán giả sẽ được thưởng thức Rogue One: A Star Wars Story [phần ngoại truyện diễn ra trước A New Hope] vào tháng 12, Star Wars: Episode VIII vào tháng 12/2017 và sau đó là một tập phim riêng về viên phi công Han Solo thời trẻ tuổi do Alden Ehrenreich thể hiện.

Đa số các các bộ phim nổi tiếng đều bị đuối dần khi phát triển lâu dài, nhưng điều đó không hề xảy đến với Star Wars. Không chỉ thế, phần 8 Jedi Cuối Cùng còn được cho là phần xuất sắc nhất từ trước tới nay của series này. Quả thật, thời lượng 152 phút là rất dài so với những bộ phim bình thường khác, thế nhưng nó hấp dẫn người xem cho đến phút cuối cùng.

Nhìn chung, Jedi Cuối Cùng hoàn chỉnh từ nội dung, kĩ xảo, hiệu ứng hình ảnh – âm thanh, cho đến câu chuyện về từng nhân vật và diễn xuất của các diễn viên góp mặt. Riêng phần nội dung có khá nhiều chi tiết liên quan đến các phần cũ, nếu bạn chưa từng xem bất cứ phần nào của Star Wars, bạn đừng nên đến rạp, vì sẽ rất khó khăn để bạn có thể bắt kịp chuyện gì đang xảy ra, và tại sao nó lại như vậy. Nếu bạn đã từng xem phần 7, Thần Lực Thức Tỉnh, bạn sẽ hơi hoang mang khi đề cập đến một số tình tiết cũ, nhưng bạn sẽ theo kịp tốc độ của bộ phim.

Nội dung với hai tuyến câu chuyện riêng biệt đã cho người xem thấy được những mặt khác nhau hoàn toàn mới trong vũ trụ Star Wars. Và khác với những phần trước, các nhân vật mới của chúng ta như Finn, Rey, và Kylo Ren, không chỉ đơn thuần là anh hùng hay kẻ ác, họ đều là những người với nội tâm rối rắm, cố tìm thấy con người thật của mình giữa cái vũ trụ đầy những nhiễu nhương đó. Khá nhiều bất ngờ liên quan đến cuộc đời của các nhân vật sẽ lần lượt được khai thác xuyên suốt bộ phim.

Nhận thức được sức mạnh và trọng trách của bản thân, Rey đã cố gắng và phát triển hơn phần trước rất nhiều. Nhưng không biết có phải vì thời lượng giới hạn nên bộ phim đã cắt bớt giai đoạn trưởng thành của Rey hay không, sự phát triển Thần lực của Rey quá là nhanh chóng. Người xem có cảm giác cô “vô tình lượm được bí kíp”, từ một người bình thuờng vất vưởng khu chợ trời, trong chớp mắt cô đã trở thành một thành viên không thể thiếu của Quân Kháng Chiến, người sẽ tiếp tục con đường của Luke Skywalker.

Video liên quan

Chủ Đề