Nỏ có chi mô tiếng miền trung là gì năm 2024

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” là câu ca dao lột tả chân thực về sự phong phú của ngôn ngữ Việt. Mỗi một vùng miền khác nhau sẽ có những ngôn ngữ khác nhau khiến người địa phương khác “xoắn não” khi gặp phải, trong đó , trốc tru là gì là thắc mắc của khá nhiều bạn. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về ý nghĩa của từ này, ngay sau đây mời bạn cùng tham khảo bài viết của VietnamWorks nhé!

Khu mấn là gì?

“Khu mấn” là từ ngữ địa phương của người dân tỉnh Nghệ An. Theo tiếng địa phương thì “khu” nghĩa là cái mông, còn “mấn” nghĩa là váy, kết hợp hai từ này lại thì “khu mấn” ý chỉ cái mông quần bẩn và nghĩa bóng có ý nghĩa chỉ thái độ và giá trị làm việc không tốt với đối tượng mà người nói không thích.

Để giải thích ý nghĩa của từ này, cần quay ngược thời gian về những năm 60 đến 70 của thế kỷ 20. Khi đó, người dân khu vực tỉnh Nghệ Tĩnh (tức Nghệ An và Hà Tĩnh) thường gọi phần mông mặc váy đen thô khi lao động của các chị em bằng từ “khu mấn”. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là trong ngày lao động vất vả, chị em thường cùng nhau ngồi tâm sự bên những bãi cỏ, bãi đất, ven đường khiến cho phần mông bị dính bẩn. Họ đang rất mệt mỏi sau buổi làm ruộng, đồng áng nên có thể “bạ đâu ngồi đấy”.

Nỏ có chi mô tiếng miền trung là gì năm 2024

Định nghĩa cụm từ khu mấn tiếng Nghệ An là gì

Những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này:

  • Ví dụ 1:

A: Cậu nhìn tớ mua đôi dép này có đẹp không?

B: Không nha! Nhìn như cái khu mấn ấy.

Và trong trường hợp này, bạn B đang có thái độ chê bạn A mua dép không đẹp.

  • Ví dụ 2:

A: Năm nay chắc kiếm được nhiều tiền lắm B nhỉ?

B: Có cái khu mấn ấy! Có đi ăn cướp đâu bây.

Trong ví dụ này, khu mấn được hiểu là “nghèo”, “không có tiền”, “chả có gì”,…

Nhìn chung, “khu mấn” có nghĩa thế nào còn phụ thuộc vào từng ngữ cảnh khác nhau. Vì vậy nếu bạn có đi du lịch tới khu vực miền Trung, hoặc giao tiếp với người miền Trung thì cũng nên xét thêm ngữ cảnh để ứng dụng hoặc dịch nghĩa sao cho đúng nhé.

Trốc tru là gì?

Trong tiếng Nghệ An, “trốc” chính là một từ ngữ chỉ phần đầu và “tru” chính là một từ ngữ mà người dân địa phương dùng để gọi con trâu (con tru). Khi kết hợp lại, cụm từ “trốc tru” để chỉ những người có tính cách ngang bướng, cứng đầu, không có sự lắng nghe hay tiếp thu ý kiến đóng góp một cách tích cực.

Nỏ có chi mô tiếng miền trung là gì năm 2024

Tróc tru ý ám chỉ người cứng đầu

Để giúp bạn dễ hình dung hơn, VietnamWorks sẽ lấy ví dụ cho bạn như sau:

  • Mi là cái đồ trốc tru hết sức
  • Mi trốc tru thực sự

Cả hai câu đều có ý nghĩa nói người nghe đầu óc không sáng dạ hoặc ngu ngốc.

Ngoài ra, bên cạnh câu hỏi “trốc tru tiếng miền trung là gì” thì cũng có không ít người thắc mắc “trốc cúi là gì?”. Theo tiếng miền Trung, “trốc cúi” sẽ được hiểu là “cái đầu gối”.

Nỏ có chi mô tiếng miền trung là gì năm 2024

Định nghĩa trốc cúi tiếng miền Trung là gì?

Hiện nay, những từ ngữ địa phương với sự độc đáo và phong phú đang được giới trẻ quan tâm rất nhiều. Điển hình trong số đó là một số cụm từ đến từ tỉnh Nghệ An đang được giới trẻ lan truyền rần rần trên các trang mạng xã hội.

Nỏ có chi mô tiếng miền trung là gì năm 2024

Về cơ bản nó chỉ mang ý nghĩa vui vẻ, đùa cợt

Tuy nhiên đa số khi ứng dụng cụm từ này trọng thực tế thì nó lại không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực như vậy. Về cơ bản nó chỉ mang ý nghĩa vui vẻ, đùa cợt chứ hoàn toàn không có ý xấu. Cụm từ này được người dân Nghệ An sử dụng khá phổ biến, được sử dụng rộng rãi ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.

Một số phương ngữ phổ biến ở miền Trung

Ngoài những từ như “trốc tru”, “khu mấn” theo tiếng Nghệ An kể trên. Người Nghệ An nói riêng và miền Trung nói chung còn sử dụng rất nhiều những từ địa phương khác khiến người nghe có phần hơi “xoắn não”. Nếu sắp tới bạn có ý định đi du lịch miền Trung, hoặc có vợ chồng, bạn bè là người miền Trung thì hãy tham khảo ngay để tiện hơn cho việc giao tiếp nhé!

“Cái cươi” = “cái sân” “Choa” = “chúng tao” “Trấp vả” = “đùi” “Mi” = “mày” “Gưởi” = “gửi” “Cấy” = “cái” “Hun” = “hôn” “Ngẩn” = “ngốc” “Chưởi” = “chửi” “Cái vung” = “nắp nồi” “Chi rứa hầy” = “cái gì đó” “Trửa” = “Giữa, trên” “Cái chủi” = “cái chổi” “Cái đàng” = “con đường” “Mần” = “làm” “Nác” = “nước” “Cái đọi” = “cái chén” “Trù” = “trầu” “Tau” = “tao” “Bọn bây” = “chúng mày” “Hấn” = “hắn, nó” “Cái nớ” = “cái đó, cái kia” “Bổ” = “ngã”

Dưới đây là một vài ví dụ thú vị về những câu giao tiếp thông thường của người Nghệ An:

Ví dụ 1:

A: Bựa chừ mi gặp chuyện chi chi rứa hầy?

B: Bựa qua tau đi ra nơi cươi bấp cục đá, bổ trợt trốc cúi mi ơi.

Dịch nghĩa là:

A: Dạo này mày gặp chuyện gì vậy?

B: Bữa qua tao đi ra sân vấp phải cục đá, ngã trầy đầu gối mày ơi.

Ví dụ 2:

A: Răng hôm bựa bác nói xuống nhà tui uống nác chè mà nỏ chộ xuống?

B: Xin lội o mi, khi túi tui cũng định xuống rồi mà hai cấy trốc cúi đau quá nỏ đi được.

A: Rứa à. Mà bác mần chi mà bị đau trốc cúi?

B: Tại bữa hỗm chẻ mấy lẻ củi bơ rứa đó.

Dịch nghĩa là:

A: Sao hôm trước bác nói xuống nhà tôi uống nước chè mà không thấy xuống?

B: Xin lỗi o, khi tối tôi cũng định xuống rồi mà hai cái đầu gối đau quá, không đi được.

A: Vậy hả. Mà bác làm gì mà bị đau đầu gối?

B: Tại hôm trước chặt mấy cây củi nên vậy đó.

Ví dụ 3: Thơ tiếng Nghệ An

Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội

Nỏ khi mô tui quên được quê nhà

Nhớ mần răng mà hắn nhớ diết da

Sèm được nghe “ri, tê” cho sướng rọt!

Đang tự nhiên, ai kêu: “Cho đọi nác…”

Rứa là rọt gan tui hấn rành cuộn cả lên

Tui nhớ nhà, nhớ mệ, nhớ các em

Nhớ cả cấy cươi tui nhởi trò đánh sớ

Tui nhớ ông tui suốt một đời rành khổ

Có trấy xoài rớt xuống nỏ đành ăn

Để triều về cho cháu nhỏ quây quần

Ông dạy, dộ rồi chia đều từng đứa

Chưa có khi mô tui chộ ông đi dép nợ!

Rành chưn không, phủi bộp bộp – lên giường

Ông buồn chi mà rành thở dài luôn

Giừ tui tra rồi, hiểu rọt gan ông nội

Ông đã góa vô vô cùng sớm túi

Tui cụng sắp về với ông tui đây

Trong rọt, trong gan cứ nhớ tháng, nhớ ngày

Nhớ quê Nghệ! Rành sèm nghe tiếng Nghệ!

Tiếng Nghệ choa ơi! Răng mi hay rứa thế!

Nhờ có mi hình – mà choa góa thi nhân

Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần…

Nhưng nỏ có khi mô choa quên tình – Tiếng Nghệ!

(Nguồn: Sưu tầm)

Nỏ có chi mô tiếng miền trung là gì năm 2024

Một số phương ngữ phổ biến khác ở miền Trung

Trên đây đều là những gì từ được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp đời thường của người dân miền Trung. Tuy nhiên khi người miền Trung đến các địa phương khác, họ sẽ hạn chế hoặc ít dùng hơn, thay vào đó là sử dụng các ngôn ngữ phổ thông của người Việt. Chính vì vậy giới trẻ thường tỏ ra vô cùng thích thú khi biết được ý nghĩa thực sự của khu mấn là gì, trốc tru là gì, con tru là con gì,…

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về phương ngữ miền Trung

Quả khu mấn là gì?

Quả khu mấn thực chất hoàn toàn không có thật. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay nghe được những câu hỏi đại loại như “Có ăn quả khu mấn không?”. Về cơ bản thì đây chỉ là một câu nói bông đùa, ý là có ăn quả cái mông không đó.

Có nên sử dụng phương ngữ khi đi xin việc hay không?

Theo quan điểm của VietnamWork, bạn chỉ nên sử dụng tiếng Nghệ An xin việc trong trường hợp nhà tuyển dụng cũng người miền Trung. Nếu không thì bạn hãy sử dụng tiếng phổ thông để đảm bảo cuộc phỏng vấn diễn ra một cách dễ hiểu, dễ thỏa thuận nhất cho cả 2 bên.