Nhu cầu thị trường hiện nay là gì năm 2024

Nhu cầu thị trường (tiếng Anh: Market Demand) trong marketing cần được hiểu một cách biện chứng theo ba mức độ nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.

Nhu cầu thị trường hiện nay là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: Twitter)

Nhu cầu thị trường (Market Demand)

Khái niệm

Nhu cầu thị trường trong tiếng Anh gọi là Market Demand.

Nhu cầu thị trường là một khái niệm cần được hiểu một cách biện chứng theo ba mức độ nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.

Ở đây, người làm marketing phải nhận thức được sự khác biệt giữa 3 mức độ của nhu cầu thị trường này để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu thị trường thực chất là gì? Mỗi mức độ của nhu cầu thị trường sẽ có ý nghĩa định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Các mức độ nhu cầu

Nhu cầu tự nhiên (need)

Trước hết, nhu cầu thị trường cần được hiểu ở mức độ nhu cầu tự nhiên, nó xuất hiện khi con người hoặc tổ chức nhận thấy một trạng thái thiếu hụt cần được đáp ứng bởi một hàng hóa hay dịch vụ nào đó.

Nhu cầu tự nhiên là bản chất vốn có của con người, tổ chức, nó tồn tại vĩnh viễn. Người kinh doanh không tạo ra được nhu cầu tự nhiên mà chỉ có thể phát hiện ra nó để tìm cách đáp ứng.

Các doanh nghiệp cần phân loại nhu cầu tự nhiên theo những tiêu thức nhất định để thấy được họ đang kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tự nhiên nào. Nhu cầu tự nhiên có thể phân loại theo tầm quan trọng của nó đối với người tiêu dùng để thấy trình tự người tiêu dùng thỏa mãn các nhu cầu của họ như thế nào?

Sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho những lớp nhu cầu tự nhiên khác nhau đòi hỏi phương thức marketing khác nhau. Như vậy, mỗi loại sản phẩm trên thị trường đều phải thỏa mãn một nhu cầu tự nhiên nào đó.

Mong muốn (want)

Mong muốn là cấp độ thứ hai, hình thành khi nhu cầu tự nhiên đã được gắn với kiến thức, văn hóa và cá tính của mỗi cá nhân con người tổ chức tiêu dùng. Nói cách khác, mong muốn mua và dùng một loại hàng hoá nào đó hình thành khi người tiêu dùng đã hưởng nhu cầu tự nhiên của họ vào một hàng hóa cụ thể.

Như vậy, người kinh doanh phải tạo ra mong muốn của khách hàng về mặt hàng cụ thể của họ. Nghĩa là các sản phẩm và dịch vụ cụ thể trên thị trường là do các nhà kinh doanh sáng tạo ra chứ không phải có sẵn trên thị trường để thoả mãn nhu cầu tự nhiên của con người.

Mặt khác, cùng một nhu cầu tự nhiên, nhưng nhóm người tiêu dùng khác nhau thường có những mong muốn khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu cụ thể đặc điểm và hành vì người tiêu dùng mới có thể xác định được chính xác họ có thể sản xuất và bán những sản phẩm, dịch vụ gì cho khách hàng.

Nhu cầu có khả năng thanh toán (demand)

Nhu cầu có khả năng thanh toán hình thành khi những người có mong muốn về một loại sản phẩm lại có khả năng mua được nó. Vì vậy, để có được khách hàng thực sự, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng.

Đây chính là khái niệm cầu trong kinh tế học. Cầu bị chi phối bởi các lực lượng kinh tế (economic forces) bao gồm: Thu nhập, chi phí và các nguồn lực của một xã hội ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp và chi phí sinh sống cuả các hộ gia đình.

Đồng thời cầu cũng phụ thuộc vào nền tảng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế bao gồm hệ thống thông tin, hệ thống vận tải, hệ thống tài chính và mạng lưới phân phối.

Muốn bán được sản phẩm, các doanh nghiệp làm marketing phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mà họ có thể mua được, nghĩa là với giá cả phù hợp với sức mua và có sẵn tại nơi họ có thể mua.

Marketing không chỉ dừng lại với những ý tưởng kinh doanh nảy sinh từ phát hiện nhu cầu thị trường. Bởi vì, doanh nghiệp tất nhiên không thể thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu của tất cả mọi người tiêu dùng, họ phải tập trung nỗ lực vào những nhu cầu nhất định của một hoặc một số nhóm khách hàng tiềm năng cụ thể.

Đó chính là những khách hàng mục tiêu hay thị trường mục tiêu của doanh nghiệp - những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có thể phục vụ một cách hiệu quả nhất. Các chiến lược và chương trình marketing của doanh nghiệp sẽ trực tiếp nhằm vào các thị trường mục tiêu cụ thể đã chọn.

Phân tích nhu cầu thị trường là một trong những bước quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ và đưa ra chiến lược phù hợp nhằm thu hút khách hàng. Vậy phân tích nhu cầu thị trường là gì? Có nền tảng nào hỗ trợ việc này không?

1. Phân tích nhu cầu thị trường là gì?

Phân tích nhu cầu thị trường là khi doanh nghiệp có một đánh giá tổng quan (cả về định lượng và định tính) về thị trường. Bản phân tích sẽ xem xét, đánh giá cả về quy mô và giá trị của thị trường, các phân khúc khách hàng cũng như mô hình mua khác nhau, các đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh tế với rất nhiều những quy định và rào cản khi muốn thâm nhập thị trường.

Ngày càng có nhiều lĩnh vực, mặt hàng sản phẩm gia nhập thị trường. Biết được những khó khăn của doanh nghiệp khi phân tích thị trường, Clever Group đã ra mắt ShopMetric.vn – Giải pháp Phân tích và Hỗ trợ bán hàng trên sàn Thương mại điện tử. Khi trở thành khách hàng của ShopMetric.vn, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ theo dõi, cập nhật thông tin của thị trường, đối thủ cạnh tranh để đưa ra quyết định kinh doanh nhanh và chính xác nhất.

2. Tại sao phải phân tích nhu cầu thị trường?

Một trong những lý do để kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp thành công chính là bởi vì doanh nghiệp đó đã thực hiện một phân tích thị trường tối ưu. Phân tích thị trường toàn diện tạo cơ sở cho việc phát triển chiến lược và các biện pháp tiếp thị cụ thể.

Vậy tại sao phải tiến hành phân tích nhu cầu thị trường:

  • Khi phân tích nhu cầu thị trường, những ý tưởng kinh doanh sẽ được minh họa bằng các con số, dữ liệu và các thông tin thực tế để từ đó đưa ra một kế hoạch kinh doanh thuyết phục. Với ShopMetric.vn, doanh nghiệp sẽ được cung cấp những thông tin và nguồn dữ liệu nhanh nhất, sớm nhất về thị trường cũng như đối thủ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được thời gian.
  • Phân tích nhu cầu thị trường còn giúp doanh nghiệp có thể nhận ra tiềm năng thị trường ở giai đoạn đầu và tránh đưa ra quyết định sai lầm. Không những thế, doanh nghiệp còn có thể xác định được những lỗ hổng về thông tin thị trường mà họ đang có để bổ sung chúng kịp thời. Đó cũng là một trong những lý do ShopMetric.vn ra đời nhằm giúp doanh nghiệp có được những phân tích đầy đủ trên nhiều khía cạnh của thị trường.
  • Doanh nghiệp còn có thể biết được những sản phẩm cạnh tranh nào đã có trên thị trường và xác định được những rào cản, mức độ thu hút của sản phẩm đối với khách hàng thông qua phân tích nhu cầu thị trường
  • ShopMetric.vn sinh ra là để gỡ rối cho các doanh nghiệp dù dành nhiều thời gian phân tích nhu cầu thị trường nhưng vẫn không đạt được kết quả tốt. Đây là giải pháp giúp cho các chủ shop có thể cập nhật những biến động của thị trường và khách hàng trên các sàn Thương Mại Điện Tử một cách nhanh chóng nhất, từ đó, đưa ra các quyết định kinh doanh và ứng xử hợp lý.

3. Cách thức phân tích nhu cầu thị trường

3.1. Bước 1: Xác định mục đích phân tích

Phân tích nhu cầu thị trường là một quá trình phức tạp cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Đôi lúc, doanh nghiệp cũng có thể bị lầm đường và đi chệch hướng. Chính vì thế việc xác định mục tiêu ngay từ đầu sẽ giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng hơn khi phân tích và đưa ra quyết định chính xác cho doanh nghiệp của mình.

Cùng với ShopMetric, doanh nghiệp sẽ không còn quá lo lắng về việc mình sẽ đi chệch hướng nữa bởi ShopMetric sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp cập nhật được tình hình thị trường của các sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam như Shopee, Sendo,…. vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.

3.2. Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Có một thực tế là không phải ai cũng có thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Đó là lý do khi phân tích thị trường, doanh nghiệp cần phải xác định được khách hàng tiềm năng của mình là ai. Đây là bước phân tích thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp cần hiểu đầy đủ khách hàng của mình là ai và họ đến từ đâu. Có một số yếu tố để xác định như:

  • Độ tuổi
  • Mức thu nhập
  • Giới tính
  • Địa chỉ
  • Nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Tình trạng hôn nhân hoặc gia đình

Khi doanh nghiệp thu nhỏ được tệp khách hàng và xác định thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể phục vụ tốt hơn cho khách hàng trong tương lai và tiếp thị hiệu quả hơn. Khi doanh nghiệp phát triển và mở rộng hơn, khách hàng tiềm năng cũng sẽ theo đó mà thay đổi. Chính vì thế ShopMetric.vn đã cung cấp dịch vụ theo dõi thị trường, cập nhật thông tin khách hàng trên cùng một trang web để doanh nghiệp có thể dễ dàng biết được những biến động, dù chỉ là nhỏ nhất, của thị trường, đối thủ cạnh tranh và của cả khách hàng.

3.3. Bước 3: So sánh với đối thủ cạnh tranh

Để phân tích sâu hơn về thị trường, doanh nghiệp cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai và tệp khách hàng mục tiêu của đối thủ. Lập danh sách tất cả các đối thủ cạnh tranh chính, xem qua từng người trong danh sách và xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ (phân tích SWOT). Doanh nghiệp của họ có gì mà mình chưa có? Tại sao khách hàng lại chọn doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh hơn doanh nghiệp của bạn? Họ có gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho doanh nghiệp của bạn không? Xem thêm về cách phân tích đối thủ cạnh tranh.

Hiện tại, ShopMetric.vn cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ theo dõi đối thủ rất tiện lợi và nhanh chóng. Từ đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ sản phẩm và giá của đối thủ nhằm có chiến lược tốt hơn cho sản phẩm của mình.

3.4. Bước 4: Thu thập thêm nhiều nguồn dữ liệu

Thông tin là vũ khí lớn nhất của doanh nghiệp khi tiến hành phân tích thị trường. Càng thu thập và có nhiều thông tin, công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng tốt hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng dữ liệu thu thập được phải khách quan và thực tế. Doanh nghiệp có thể tận dụng các tài nguyên khác nhau, chẳng hạn như:

  • Cục thống kê lao động
  • Cục điều tra dân số
  • Các trang web của địa phương
  • Các bài báo trên các trang đáng tin cậy như Báo Dân Trí, Vietnamnet, VTC News,….
  • Các bảng khảo sát, thông tin từ các câu hỏi phỏng vấn dành cho nhóm thị trường mục tiêu

Khi phân tích nhu cầu thị trường, nguồn thông tin là vô cùng quan trọng. Với ShopMetric.vn, mọi thông tin đều được thu thập nhanh chóng. Đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm hot, các sản phẩm bán chạy trên các sàn, phản hồi của khách hàng,…. đều được bám sát và cập nhật đều đặn, tiện lợi. Doanh nghiệp sẽ không còn lo lắng liệu mình có bị tụt lại sau các đối thủ khác hay là chưa tìm được nguồn thông tin chính thống vì đã có ShopMetric hỗ trợ bạn!

3.5. Bước 5: Phân tích những thông tin mà doanh nghiệp đã thu thập được

Sau khi phân tích nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cần xem xét, sắp xếp và phân bổ lại những thông tin mình đã thu thập được theo một thứ tự hợp lý. Từ mục đích, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh đến những thông khác mà doanh nghiệp cũng cần xem xét như:

  • Tổng quan về quy mô và tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hướng đến
  • Phần trăm thị phần dự kiến ​​và dự báo về sự tăng trưởng của doanh nghiệp
  • Triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong ngành
  • Giá của sản phẩm/dịch vụ và mức ưu đãi mà doanh nghiệp có thể cung cấp
  • Xu hướng mua hàng và mức giá mà khách hàng sẵn sàng trả
  • Các phân khúc khách hàng
  • Kết quả từ các phân tích khác của doanh nghiệp

Trở thành khách hàng của ShopMetric.vn, doanh nghiệp không chỉ được cung cấp đầy đủ thông tin mà còn có cả những bản báo cáo phân tích đầy đủ từ nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh,… đến cả việc dự báo về thói quen mua hàng của khách hàng, phản hồi của họ,… Tất cả đều được tích hợp trên ShopMetric.vn!

3.6. Bước 6: Áp dụng những phân tích đó vào thực tế doanh nghiệp

Phân tích thị trường là một nhiệm vụ khó khăn. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu phân tích nhu cầu thị trường. Nhưng, những thông tin đó rất hữu ích cho doanh nghiệp để đưa ra những quyết định sáng suốt. Doanh nghiệp có thể sử dụng báo cáo phân tích để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, xem xét xem có quy trình kinh doanh nào có thể tối ưu để hiệu quả hơn không.

Như đã đề cập ở trên, ShopMetric.vn là giải pháp cung cấp tất cả những thông tin từ đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường đến những phản hồi khách hàng, cập nhật những xu hướng mới và tích hợp chúng trên cùng 1 trang web giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và tiết kiệm được một nguồn chi phí cũng như thời gian bỏ ra cho việc phân tích này.