Nhảy múa đóng vai trò quan trọng trong văn hóa

Từ thuở sơ khai, múa đã luôn gắn liền với âm nhạc, từ những tiếng gõ đập thời nguyên thủy cho đến những bài dân ca, dân vũ có giai điệu rõ ràng, từ những bản giao hưởng hoành tráng cho đến âm nhạc hiện đại, đương đại. Múa và nhạc luôn gắn bó với nhau trong cùng một dòng chảy, cùng hòa quyện với nhau để làm nên một thứ tiếng nói của tâm hồn, vượt qua mọi rào cản biên giới, ngôn ngữ.

Nhảy múa đóng vai trò quan trọng trong văn hóa
Âm nhạc cổ điển đã đóng góp vai trò vô cùng to lớn trong sự ra đời và phát triển của nghệ thuật Múa. Các nhạc sĩ thiên tài của trường phái âm nhạc cổ điển: Henden, Bach, Beethoven đã sáng tác rất nhiều tác phẩm âm nhạc gắn liền với các thể loại nhảy múa thời đó. Những điệu nhảy tập thể và nhảy đơn được sắp xếp cân đối trong tác phẩm âm nhạc, ví dụ như chương đầu và chương cuối của tác phẩm thường được viết cho những điệu nhảy múa tập thể, còn những chương giữa là các điệu nhảy múa đơn, nhảy múa đôi. Đây chính là nền móng cho sự ra đời và phát triển của bộ môn nghệ thuật múa Ballet, hay còn gọi là kịch múa sau này. Cùng với sự phát triển của nền nghệ thuật múa cổ điển châu Âu, chúng ta không thể không nhắc tới các nhạc sĩ như Tchikovsky, Prokophiev, Soxtacovich, Minkus, Bizet v.v… Các ông đã để lại cho kho tàng nghệ thuật thế giới những tác phẩm âm nhạc bất hủ viết riêng cho múa, đó là Hồ Thiên Nga, Kẹp Hạt Dẻ, Romeo và Juliet, Don Quixote, Carmen,… Song hành cùng nền âm nhạc bác học, nền âm nhạc dân gian và nghệ thuật múa Dân gian cũng giữ một vị trí vô cùng to lớn và quan trọng, là tài sản to lớn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Có thể nói múa dân gian và âm nhạc dân gian là một sự sóng đôi tất yếu. Mỗi dân tộc, khi có múa dân gian thì luôn có âm nhạc dân gian kèm theo như bóng với hình. Khi xem một điệu múa dân gian cùng với sự vang lên của âm nhạc, không cần giới thiệu, người xem cũng có thể đoán ra được đó là điệu múa của nước nào, dân tộc nào. Âm nhạc và múa là sự kết hợp hài hòa giữa nghe và nhìn, mang đến cho người xem sự thông hiểu và cảm xúc, âm nhạc và múa không dùng ngôn từ nhưng vẫn truyền đạt được nội dung, tư tưởng, tình cảm mà tác giả cũng như tác phẩm muốn nói. Chính vì vậy, ta có thể nói âm nhạc và múa là nghệ thuật không biên giới. Ngày nay, song hành cùng âm nhạc hiện đại, múa đương đại cũng là một thể loại đang rất phát triển và được ưa chuộng trên khắp thế giới. Với phong cách tự do, phóng khoáng, diễn tả chân thực cuộc sống, múa đương đại đã mang đến cho chúng ta một hơi thở mới, một nhịp sống sôi động và tràn đầy sinh lực. Âm nhạc dành cho múa đương đại cũng được các nhà biên đạo sử dụng rất phong phú và đa dạng. Những tác phẩm âm nhạc đặc chất cổ điển của Bach, Mozart được kết hợp với những ca khúc trữ tình hiện đại tạo nên những cảm xúc rất tinh tế cho người xem, đồng thời múa cũng giúp cho người xem được hiểu và cảm nhận rõ hơn về nền âm nhạc bác học mà xưa nay vẫn được coi là khó nghe. Trong thế giới âm nhạc rộng lớn ấy, âm nhạc dành cho múa là một không gian riêng, không kém phần lộng lẫy, giàu có và phong phú. Nhạc tìm thấy ở múa như là một người bạn thân thiết, cũng như múa tìm thấy ở nhạc một nguồn cảm hứng không bao giờ cạn. Không thể tìm thấy một điệu múa nào thiếu vắng đi âm nhạc, ngay cả trong những khoảng lặng rất dài trong các tác phẩm đương đại, khi không có một âm thanh của bất cứ một nhạc cụ nào vang lên. Múa vẫn tìm thấy âm nhạc khi đang trong nguồn cảm hứng thinh lặng. Và người thưởng thức cũng có thể cảm nhận rõ ràng âm nhạc đang lấy chính múa làm thành một nhạc cụ độc đáo cho mình để cất lên những âm thanh huyền diệu trong tuyệt đối vô thanh. Đặt chân đến vùng đất Tây Bắc, du khách không chỉ được ngắm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, trữ tình của non ngàn; thăm lại chiến trường xưa để sống lại một thời “hoa lửa” của thế hệ ông cha mà còn được hòa mình trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc Thái với những món ăn hấp dẫn, những vòng xòe ấm áp hoặc như lời chào, lời mời gọi, níu bước chân du khách gần xa.

“Nếu không có âm nhạc, cuộc sống sẽ là một sai lầm” – Nietzsche. Và ông ấy không hề sai một chút nào vì chúng ta có bản năng bẩm sinh dẫn chúng ta theo nhịp điệu âm nhạc. Thực tế là, hầu hết trẻ em sẽ chuyển động và vỗ tay khi chúng nghe được bài hát yêu thích. Đó là phản xạ không điều kiện liên quan đến nhu cầu của con người được giao tiếp và thể hiện cảm xúc thông qua chuyển động và cơ thể.

Nhảy múa đóng vai trò quan trọng trong văn hóa

Âm nhạc được coi là một ngôn ngữ phổ quát và tất cả mọi người, có thể đánh giá và thưởng thức nó. Trên thực tế, người ta đã phát hiện ra rằng những người thuộc các nền văn hóa khác nhau sẽ có phản ứng cảm xúc giống nhau khi nghe các loại nhạc khác nhau. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà các nghiên cứu nhân học chỉ ra rằng các nhóm người có khả năng sống sót cao hơn là những người đã phát triển một điệu nhảy cụ thể và có thể chia sẻ cảm xúc của họ khi nhảy múa.

Tất nhiên, âm nhạc và nhảy múa không chỉ đóng vai trò kết nối xã hội mà còn rất hữu ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Các nghiên cứu gần đây tiết lộ rằng một trong những chìa khóa của hạnh phúc và sự hài lòng nằm trên sàn nhảy.

Bước nhảy sẽ chữa lành, chuyển động khiến chúng ta hạnh phúc Năm 2013, các nhà tâm lý học tại Đại học Örebro đã tiến hành một thí nghiệm với một nhóm thanh thiếu niên bị chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng, ngoài ra còn có các triệu chứng tâm lý như đau cổ và đau lưng. Một nửa trong số này được yêu cầu tham gia hai lớp nhảy mỗi tuần, số người còn lại duy trì cuộc sống thường ngày. Sau hai năm, những người tham gia các lớp nhảy (tập trung vào niềm vui khi nhảy múa hơn là để biểu diễn), không chỉ có sự cải thiện đáng kể về các triệu chứng tâm lý mà còn cảm thấy hạnh phúc hơn.

Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Đại học Derby, các nhà tâm lý học đã làm việc với những người đang bị trầm cảm. Những người này tham gia lớp “Salsa” trong vòng 9 tuần. Sau 4 tuần, đã có những sự tiến bộ, và sau khi kết thúc lớp, những người tham gia cho biết họ có ít suy nghĩ tiêu cực hơn, tập trung hơn và cảm giác yên bình và tĩnh lặng hơn.

Nhảy múa đóng vai trò quan trọng trong văn hóa

Nhảy múa đóng vai trò quan trọng trong văn hóa

Nhưng sự thật là nhảy múa không chỉ có tác dụng trong việc trị liệu. Một nghiên cứu tại Đại học Deakin tiết lộ rằng nhảy múa có ảnh hưởng rất tích cực đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các nhà nghiên cứu Úc đã phỏng vấn 1.000 người và nhận thấy rằng thường những người nhảy múa không chỉ cảm thấy hạnh phúc hơn mà còn hài lòng hơn với cuộc sống của họ, đặc biệt là trong các mối quan hệ, sức khỏe và các mục tiêu đạt được.

Thú vị thay, cũng các nhà tâm lý học tại Đại học New York đã phát hiện ra một hiệu ứng tương tự ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu này đã làm việc với 120 trẻ em, từ 2 đến 5 tuổi, và cho các em tiếp xúc với các loại âm thanh khác nhau, một số em đã nhịp theo và bắt chước nhịp điệu của âm nhạc, một số khác thì hoàn toàn loạn nhịp. Họ có thể đánh giá rằng những đứa trẻ di chuyển theo các chuyển động nhịp nhàng cho thấy cảm xúc tích cực hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn. Do đó, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng chúng ta có xu hướng di chuyển theo nhịp điệu của âm nhạc và hơn thế nữa, nhảy múa giúp cải thiện tâm trạng.

Tại sao nhảy múa khiến chúng ta hạnh phúc? Khi chúng ta nhảy múa, não sẽ giải phóng endorphin, hormone có thể kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, vui vẻ và mạnh mẽ. Âm nhạc và nhảy múa không chỉ kích hoạt cảm giác và vận động trong não của chúng ta mà còn cả các trung tâm khoái cảm.

Thật vậy, các nhà thần kinh học tại Đại học Columbia nói rằng khi chúng ta di chuyển theo nhịp điệu, những tác động tích cực của âm nhạc được khuếch đại. Do đó, bí quyết để tận dụng tối đa âm nhạc là đồng bộ hóa các chuyển động với nhịp điệu, vì vậy chúng ta có thể nhân đôi niềm vui.

Tuy nhiên, sự kỳ diệu của nhảy múa không thể được chuyển thành tương tác não một cách đơn giản. Nhảy múa cũng là một hoạt động xã hội cho phép chúng ta kết nối với những người khác, chia sẻ kinh nghiệm và gặp gỡ những người bạn mới, điều này có ảnh hưởng rất tích cực đến sức khỏe tinh thần.

Hơn nữa, khi chúng ta di chuyển, cơ bắp thư giãn theo âm nhạc và cho phép chúng ta giải phóng sự căng thẳng tích tụ, đặc biệt là sự tích lũy ở phần sâu nhất của cơ bắp.