Nguyên nhân khi nói bị hụt hơi

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nặng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một số chất gây dị ứng nhất định. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất gây sốc phản vệ bao gồm:

  • Dị ứng thuốc, đặc biệt là dị ứng penicillin.
  • Dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như đậu phộng, hạt cây (quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân, hạt điều), lúa mì (ở trẻ em), cá, động vật có vỏ, sữa và trứng, đôi khi một số người bị sốc phản vệ do hành tây (tuy rất hiếm xảy ra).
  • Bị côn trùng đốt (ong mật, ong vàng, ong bắp cày và kiến lửa).

Khi bị sốc phản vệ, cổ họng của bạn sẽ sưng lên và đóng chặt nắp thanh môn, ngăn chặn nguồn cung cấp không khí. Điều này khiến bạn có triệu chứng khó thở hụt hơi nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ngứa, thở khò khè, nôn mửa và tiêu chảy.

Biện pháp khắc phục nhanh nhất cho sốc phản vệ là tiêm epinephrine. Do đó, các bác sĩ thường khuyên những người có nguy cơ bị dị ứng nghiêm trọng thường mang theo EpiPens. Nếu bạn không có sẵn EpiPen, hãy đến bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi cấp cứu.

6. Hóc dị vật

Hầu hết những người bị hóc thức ăn hoặc bất cứ thứ gì khác trong cổ họng sẽ gặp phải triệu chứng khó thở hụt hơi ngay lập tức và có thể dẫn đến tử vong nếu tình trạng nghiêm trọng và không được cấp cứu kịp thời.

Thông thường, khi bị hóc, người bệnh sẽ có phản ứng ho để cố gắng đẩy dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, đôi khi cơn ho không đủ mạnh để loại bỏ dị vật hoàn toàn. Lúc này, cần thực hiện nghiệm pháp Heimlich bằng cách đứng sau người đang bị hóc dị vật, vòng tay quanh eo họ, đẩy mạnh vào phần trên bụng cho đến khi dị vật được lấy ra. Trường hợp bị hóc khi chỉ có một mình, bạn có thể thực hiện thao tác Heimlich trị hóc dị vật cho chính mình bằng cách tay này đặt lên tay kia rồi đẩy ấn mạnh vào bụng.

7. Triệu chứng khó thở hụt hơi do viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trong đó, triệu chứng thở hụt hơi thường gặp ở người bị viêm phổi do virus, xuất hiện 1 – 3 tuần sau khi bạn nhiễm virus.

Bệnh viêm phổi làm cho đường thở của bạn sưng lên. Đồng thời, các túi khí trong phổi của bạn sẽ bị lấp đầy bởi các chất nhờn, dẫn đến khó thở, hụt hơi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị sốt, mệt mỏi, ho, ớn lạnh, đau đầu, chán ăn, buồn nôn.

Viêm phổi do vi khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bạn có thể tiêm vắc-xin phế cầu nhằm chống lại vi khuẩn streptococcus pneumoniae. Đây là một loại vi khuẩn thường tấn công người già, trẻ em và người có thể trạng suy yếu.

8. Huyết áp thấp gây ra triệu chứng khó thở hụt hơi

Nguyên nhân khi nói bị hụt hơi

Mặc dù ít phổ biến hơn huyết áp cao nhưng huyết áp thấp vẫn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe đáng chú ý. Điển hình trong đó là triệu chứng khó thở hụt hơi. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây chóng mặt và thậm chí khiến bạn ngất xỉu.

Huyết áp thấp (thường là 90/60 hoặc thấp hơn) có thể do mất nước, nhiễm trùng, mang thai hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh lý gây ra. Để kiểm soát tình trạng bệnh, bạn có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho người mắc chứng huyết áp thấp. Bên cạnh đó, bạn có thể ngăn ngừa hạ nguy cơ bị huyết áp bằng cách uống đủ nước, ăn đủ muối, tránh uống rượu. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ hoặc dùng thuốc để góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh.

9. Gặp vấn đề về tim mạch

Tim và phổi là 2 cơ quan có liên kết chặt chẽ với nhau. Bất cứ điều gì làm giảm khả năng bơm máu của tim cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở, thở hụt hơi. Các vấn đề có thể gây hụt hơi bao gồm tim to, nhịp tim bất thường hoặc đau tim. Đặc biệt, thở hụt hơi là một triệu chứng phổ biến ở những người bị suy tim sung huyết.

Nếu có các vấn đề về tim mạch, bạn cần đi khám, trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng để nhanh chóng tìm phương án điều trị. Bên cạnh đó, nếu thở hụt hơi đột ngột kèm theo đau ngực hoặc các dấu hiệu nghiêm trọng khác của một cơn đau tim, bạn cần gọi cấp cứu ngay.

10. Thở hụt hơi do béo phì

Nguyên nhân khi nói bị hụt hơi

Tình trạng thừa cân hoặc béo phì có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Ngoài ra, những người thừa cân cũng có nguy cơ gặp phải triệu chứng khó thở hụt hơi, bất kể họ có bị hen suyễn hay không. Nguyên nhân là do sự gia tăng áp lực lên thành ngực hoặc áp lực lên cơ hoành khi chất béo dư thừa đè lên vùng ngực.

Thở hụt hơi cũng là một triệu chứng của hội chứng giảm thông khí do béo phì (obesity hypoventilation syndrome – OHS). Đây là tình trạng rối loạn thông khí làm giảm mức độ oxy trong khi tăng lượng carbon dioxide trong máu.

Khi gặp các triệu chứng thở hụt hơi do hội chứng giảm thông khí do béo phì, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ đau tim và tử vong.

11. Hút thuốc lá

Nguyên nhân khi nói bị hụt hơi

Người hút thuốc lá có thể không nhận ra rằng thói quen này gây ra triệu chứng khó thở hụt hơi trong thời gian dài. Bạn hút thuốc càng lâu thì những triệu chứng này càng trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng, nó có thể dẫn đến COPD, ung thư phổi và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Nếu bạn không hút thuốc lá, đừng thử hút. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. Bạn sẽ cảm thấy sức khỏe được cải thiện theo thời gian nếu cai được thuốc lá.

12. Ung thư phổi gây hụt hơi

Không có gì ngạc nhiên khi bạn cảm thấy khó thở, thở hụt hơi khi mắc các bệnh về phổi. Đặc biệt, ung thư phổi là một trường hợp nguy hiểm mà bạn cần nâng cao cảnh giác. Nguyên nhân là do ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng. Chỉ khi khối u phát triển lớn chặn đường hô hấp, lúc này các biểu hiện như khó thở mới xuất hiện. Khi các triệu chứng rõ ràng, bệnh sẽ khó điều trị hơn.

Ngoài ra, các bệnh phổi khác gây thở hụt hơi bao gồm bệnh lao, viêm thanh khí phế quản, tăng áp phổi và xơ hóa phổi.

13. Do gãy xương sườn

Nguyên nhân khi nói bị hụt hơi

Xương sườn bị gãy có thể gây thở hụt hơi, khó thở cùng cảm giác đau đớn. Chấn thương ở xương sườn cũng có thể đâm thủng phổi và dẫn đến tràn khí màng phổi. Khi bị tràn khí màng phổi, người bệnh sẽ có triệu chứng đau và khó thở. Vì vậy, nếu bạn đột nhiên bị hụt hơi và đau dữ dội, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Không có cách điều trị cụ thể cho tình trạng gãy xương sườn. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra cách xử lý tốt nhất. Nếu chấn thương gây tràn khí màng phổi, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể đề nghị điều trị bằng liệu pháp oxy, chọc dịch hút hoặc phẫu thuật.

14.Triệu chứng khó thở hụt hơi do lo âu

Nguyên nhân khi nói bị hụt hơi

Hay bị hụt hơi mệt mỏi là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, một trong những triệu chứng thường gặp của lo âu là cảm giác không thể thở được. Triệu chứng thở gấp, cảm thấy khó thở, thở hụt hơi là những biểu hiện rất phổ biến khi bạn cảm thấy lo lắng tột độ.

Tình trạng thở hụt hơi có thể làm cho bạn cảm thấy lo lắng hơn. Điều này thiết lập một vòng lẩn quẩn khiến bạn rơi vào tình trạng hoảng loạn. Các triệu chứng thường gặp khác là tim đập nhanh, đổ mồ hôi và có cảm giác có điều gì đó đáng sợ sắp xảy ra.

Bạn nên cố gắng kiểm soát sự lo lắng của mình bằng việc thực hành các kỹ thuật thư giãn và thở sâu. Đồng thời, tránh đối diện với những điều khiến bạn lo lắng. Bạn cũng có thể gặp các nhà trị liệu tâm lý để cải thiện tình hình. Ngoài ra, bạn nên hạn chế thức uống có caffeine, đồ uống có cồn cũng như tránh hút thuốc lá.

15. Thiếu máu

Khó thở hụt hơi là bệnh gì? Câu trả lời là rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Thiếu máu là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra. Khi thiếu máu, bạn sẽ không có đủ tế bào hồng cầu mang oxy cho cơ thể. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó thở, thở hụt hơi, yếu người, mệt mỏi và chóng mặt.

Phương án điều trị tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Việc bổ sung khoáng chất sắt có thể giúp tăng cường các tế bào hồng cầu. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhiều thức ăn giàu sắt như thịt bò, đậu, rau lá xanh đậm, trái cây sấy khô và ngũ cốc.

Một số trường hợp khác có thể cần điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc truyền máu. Thiếu máu cũng có thể do các bệnh lý khác như ung thư, viêm khớp dạng thấp hoặc HIV/AIDS gây ra.

Triệu chứng khó thở hụt hơi có thể bắt nguồn từ thói quen xấu hoặc do bạn đang mắc một số bệnh nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Trong trường hợp cảm thấy khó thở, thở hụt hơi nghiêm trọng, bạn cần gọi cho cấp cứu ngay lập tức.