Nguồn nước mặt là gì

Con người sử dụng nước cho tất cả các hoạt động của mình trên Trái đất như sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, giải trí… Bất kỳ một sinh vật nào cũng cần nước để tồn tại. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau giữa nguồn nước ngầm và nước mặt.

Nước ngầm là gì?

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó có thể là các túi nước liên thông nhau hoặc là mạch nước chảy sát với tầng đá mẹ.

Nước ngầm được hình thành do nước trên bề mặt ngấm xuống, do không thể ngấm qua tầng đá mẹ nên nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa chất mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch nước ngầm lớn nhỏ.

Ở nước ta, việc khai thác nước ngầm có thể thông qua các hình thức như giếng đào, giếng khoan… Đây cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các đô thị như Hà Nội.

Nguồn nước mặt là gì

Nước mặt là gì?

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt ở các vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung bởi giáng thủy và mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Mặc dù chúng ta không trực tiếp sử dụng nguồn nước mặt để ăn uống nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

Nước mặt có thể được chứa trong các sông, ao, hồ hoặc các đập chứa nước do con người xây dựng.

So sánh nước ngầm và nước mặt

Nước ngầm và nước mặt đều là những nguồn cung cấp nước chủ yếu cho con người. Giữa 2 loại nước này cũng có những sự khác nhau:Nước ngầm và nước mặt đều là những nguồn cung cấp nước chủ yếu cho con người. Giữa 2 loại nước này cũng có những sự khác nhau:

Chỉ tiêu Nước ngầm Nước mặt
Nhiệt độ Tương đối ổn định – Mạch nước ngầm ở sâu dưới lòng đất nên ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi không khí trên mặt đất Nhiệt độ của nước mặt chịu nhiều ảnh hưởng của sự thay đổi không khí nên nó cũng thay đổi theo mùa
Chất rắn lơ lửng Rất thấp, hầu như không có Cao và thay đổi theo mùa
Các khoáng chất hòa tan trong nước như canxi, magie Ít thay đổi và chứa nhiều khoáng chất hơn so với nước mặt Thay đổi phụ thuộc vào chất lượng đất và lượng mưa
Hàm lượng Fe2+, Mn2+ Thường xuyên có trong nước Chỉ có ở nước sát đáy sông, hồ
Khí CO2 hòa tan Nồng độ cao Hầu như không có
Khí O2 hòa tan Không có Gần như bão hòa
Khí NH3 Thường có Chỉ có khi nguồn nước ô nhiễm
Khí H2S Thường có Không có
Vi sinh vật Chủ yếu là các vi sinh vật do sắt gây Hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nước ngầm nên vi sinh vật phong phú hơn

Nước mặt và nước ngầm là các nguồn cấp nước sinh hoạt chính hiện nay. Nước phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt của con người được sản xuất từ 2 nguồn nước chính trên. Tuy nhiên do chất lượng nguồn đầu vào ngày càng đi xuống; sự xuống cấp của các nhà máy xử lý nước làm cho chất lượng nước máy – nguồn nước chính cho sinh hoạt không ổn định và không đảm bảo để sử dụng. Vì vậy mỗi gia đình nên đầu tư một chiếc máy lọc nước gia đình để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn sử dụng cho cả gia đình.

Máy lọc nước sẽ giúp loại bỏ những chất độc như tạp chất, chất bẩn, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, clo, vi khuẩn, virus… trong nước. Hãy bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay bằng việc lựa chọn nguồn nước sạch cho gia đình bạn.

Nguồn nước mặt là gì? cùng đi tìm hiểu về khái niệm nguồn nước mặt cũng như so sánh đặc điểm với nguồn nước nguồn ở bài viết dưới đây.

Xem thêm: Cách khử Canxi trong nước

Theo Khoản 3, điều 2 Luật Tài Nguyên Nướcnăm 2012 đã định nghĩa rõ: Nước mặt là những nguồn nước tồn tại trên bề mặt đất liền, hoặc hải đảo.

Hiểu một cách đơn giản, bất kỳ nguồn nước nào mà bạn nhìn thấy trên mặt đất mà không phải qua quá trình đào bới đều được gọi là nước mặt.

Nguồn nước mặt là gì
Nguồn nước mặt

Từ định nghĩa trên, có thẻ kết luận rằng: Nước mặt sẽ bao gồm cả nguồn nước chứa trên bề mặt lục địa và nước lưu thông. Theo đó, nước từ trong sông, hồ, đầm lầy, đại dương hoặc nước ngọt ở các đập chứa nước đều là nước mặt. Nước mặt sẽ không có muối, được bổ sung từ lượng nước mưa và lấy thêm từ nước ngầm.

Nước mặt sẽ bị mất đi, do hiện tượng bay hơi hoặc thẩm thấu vào mặt đất và trở thành nguồn nước ngầm. Nước mặt cũng là một trong những nguồn nước được cây cối hấp thụ trong quá trình thoát hơi, được con người sử dụng phục vụ cho mục đích sinh tồn, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,… hay thải ra biển và trở thành nước muối.

Theo định nghĩa trong một quy định của EU về phân loại nước bề mặt, nó sẽ được phân biệt giữa sông, hồ, vùng nước ven biển và nước chuyển tiếp.

Đặc điểm của nguồn nước mặt:

Đặc điểm của nguồn nước mặt như sau:

Nguồn nước mặt là gì
Đặc điểm của nguồn nước mặt
  • Trong nước mặt thường xuyên tồn tại các khí hòa tan.
  • Nước mặt có nồng độ lớn các chất lơ lửng đặc biệt là ở trong dòng chảy.
  • Trong nước mặt có các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, do sự phân hủy các chất hữu cơ thực vật và động vật sống trên bề mặt bể chứa nước hoặc trong các sông và các vi sinh vật tự phân hủy sau khi chết.
  • Nước mặt là nơi cư trú và phát triển quan trọng của thực vật nổi và động vật nổi. Trong điều kiện nhất định, cuộc sống dưới nước có thể được phát triển mạnh, bao gồm cả phát triển của thực vật, động vật, cá.
  • Nước mặt có sự thay đổi hằng ngày (sự chênh lệch nhiệt độ, ánh sáng mặt trời) thay đổi theo mùa, khí hậu và của thực vật. Chúng có thể xay ra ngẫu nhiên như mưa, giông, ô nhiễm mạnh.
  • Ô nhiễm hữu có thường sẽ dẫn đến phú dường nguồn nước.

Phân loại nguồn nước mặt:

Nước mặt được phân loại thành 3 loại chính như sau:

Nguồn nước mặt là gì
Phân loại nguồn nước mặt
  • Nước mặt vĩnh viễn: là loại nước có quanh năm. Bao gồm nước sông, nước đầm và nước trong hồ.
  • Nước mặt bán vĩnh cửu: là các vùng nước chỉ xuất hiện tại một số thời điểm nhất định trong năm, gồm các khu vực như lạch, đầm phá và hồ nước.
  • Nước mặt nhân tạo: Đây là nguồn nước do con người tạo ra, được chứa trong các hệ thống mà con người xây dựng, tạo ra. Đây sẽ là hồ, đập và đầm lầy nhân tạo. Nguồn nước mặt được lấy sông, suối, hồ rồi chứa vào đập để sử dụng dưới dạng thủy điện. Thủy điện là việc sử dụng nước mặt để sản xuất năng lượng phục vụ đời sống con người.

So sánh đặc điểm nguồn nước mặt và nước ngầm

Nước mặt và nước ngầm đều là những nguồn cung cấp nước chủ yếu, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, ăn uống, sản xuất kinh doanh… của con người. Tuy nhiên giữa hai loại nước này lại có đặc trưng tính chất tương đối khác biệt, dưới đây là bảng so sánh chi tiết:

Chỉ Tiêu Nước mặt Nước ngầm
Nhiệt độ Nhiệt độ của nước chịu ảnh hưởng của sự thay đổi không khí nên nó cũng thay đổi theo mùa Tương đối ổn đinh, mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất nên ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi không khí trong mặt đất.
Chất rắn lơ lỏng Cao và thay đổi theo mùa Rất thấp và hầu như không có
Các khoáng chất hòa tan trong nước như canxi, magie Thay đổi phụ thuộc theo chất lượng đất và lượng mưa ít thay đổi và chứa nhiều khoáng chất hơn so với nước mặt
Hàm lượng Fe2+, Mn2+ Chỉ có nước sát đáy sông, hồ thường xuyên có trong nước
Khí H2S không có thường có
Khí NH3 Chỉ có khi nguồn nước ô nhiễm thường có
Khí O2 hòa tan Gần như bão hòa Không có
Khí CO2 hòa tan Hầu như không có Nồng độ cao
Vi sinh vật Hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nước ngầm nên vi sinh vật phong phú hơn. Chủ yếu là các vi sinh vật do sắt gây.

Tài nguyên nước mặt tại Việt Nam:

Theo WB (ngân hàng thế giới), tài nguyên nước Việt Nam được đánh là nguồn tài nguyên phong phú nhưng không phải vô tận. Điều này được minh chứng bằng con số cụ thể:

Việt Nam có 11 lưu vực sông chính và gần 3500 con sông, lượng mưa trung bình năm lớn khoảng 2000mm. Nước mặt và nguồn dữ trữ nước dưới đất phong phú cung cấp nguồn tài nguyên nước đáng kể và phần lớn các tài nguyên này có thể khai thác vào sử dụng

Nguồn nước mặt là gì
Tài nguyên nước mặt tại Việt Nam

Sông Mê Công, Hồng – Thái Bình và Đồng Nai chiếm khoảng 80% tổng lượng tài nguyên nước Việt Nam. Sông Mê Công có diện tích lưu vực là 800.000 km2, bằng diện tích nước Pháp, chảy xuyên 6 quốc gia.

Việt Nam chỉ chiếm 8% diện tích của toàn lưu vực sông Mê Công. Lượng nước chảy về Việt Nam khoảng hơn 5 tỷ m3, chiếm 57% tổng lượng nước mặt của Việt Nam và nhiều hơn tổng lượng nước của Philipin và Úc.

Thực trạng nguồn nước mặt tại Việt Nam:

Nước mặt là nguồn nước chính phục vụ cho hoạt động sinh tồn của con người. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước tại Việt Nam đang gặp phải tình trạng ô nhiễm nặng nề, báo động vượt khỏi tầm kiểm soát của người dân và chính phủ.

Thực trạng ô nhiễm thể hiện rõ nét qua những con số khá “đau lòng”.  Tuy mức độ ô nhiễm khác nhau, nhưng điểm chung tất cả nguồn nước mặt này đang ngày càng bị suy thoái và bị phá hủy nghiêm trọng. Tồi tệ hơn, nhiều con sông, ao hồ đang chết dần.

Nguồn nước mặt là gì
Thực trạng nguồn nước mặt tại Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ Tài Nguyên và Mội Trường, chất lượng sông Kỳ cùng với các con sông nhánh ở vùng núi Đông Bắc đang giảm sút xuống loại A2, Sông Hiển và sông Bằng Giang còn ở mức B1. Sông Hồng đoạn qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc các chỉ số đều vượt quy chuẩn QCVN 08:2008 – A1, nhiều khu vực gần nhà máy thậm chí chỉ xấp xỉ B1.

Không dừng lại đó, nhiều đoạn sông Cầu cũng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là các đoạn sông chảy qua các khu đô thi, khu công nghiệp, làng nghề. Lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy bị ô nhiễm ở mức đáng báo động, các giá trị BOD5, COD, TSS,… vượt ngưỡng cho phép nhiều lần, nhất là vào mùa hè.

Tại miền Trung và Tây Nguyên chất lượng nước ở một số khu vực cũng giảm. Sông Đồng Nai vốn được biết tới với chất lượng nước mặt tốt nhất cả nước, nhưng tại vùng hạ lưu đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm ở hệ thống sông Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Vàm, sông ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vấn đề gây nhức nhối.

Hậu quả của thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt:

Hậu quả của thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt là ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của các loài động, thực vật. Không những thế, sức khỏe và tính mạng con người bị đe dọa, có tới 40 – 50% phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, 9.000 người tử vong và 20.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính đó là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Để ngăn chặn và khắc phục vấn đề này, chính phủ Việt Nam cần phải khẩn trương xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh mà hiệu quả để kiểm soát tình trạng chất thải, rác thải, nước thải xảy ra môi trường.

Song song theo đó, người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước, đó là cách đơn giản nhất để chúng ta tự bảo vệ sự sống còn của chính mình.

Xem thêm: Bật mí cách xử lý mùi hôi của cống rãnh