Nâng cao chất lượng xã hội hóa dịch vụ công năm 2024

Xã hội hóa dịch vụ công là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta từ lâu. Mới đây, Bộ Công Thương đã chuyển thủ tục đăng ký, chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan (GSP) của doanh nghiệp sang cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện.

Nâng cao chất lượng xã hội hóa dịch vụ công năm 2024

Nhiều dịch vụ công có thể xã hội hóa chứ không chỉ ở một số lĩnh vực như giáo dục, y tế...

Hơn một tuần - kể từ hôm 01/3 tới nay, nghĩa là thời điểm Bộ Công Thương gửi thông báo tới các doanh nghiệp về việc chuyển thủ tục đăng ký, chứng nhận xuất xứ hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan (GSP) sang cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện - khi các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa sang thị trường Liên minh châu Âu, thị trường Na Uy, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ - sự kiện ít được công luận quan tâm. Điều mà lẽ ra phải được thông tin mạnh mẽ, với nhiều chiều cạnh.

Nói thế là bởi, thể chế hoá chủ trương của Đảng về “xã hội hóa dịch vụ công”, suốt 20 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa các dịch vụ công.

Đáng kể như Nghị quyết số 90 (ban hành ngày 21/8/1997) về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế và văn hoá; Nghị định số 73 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… Đặc biệt, trong các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng nhấn mạnh đến công tác xã hội hóa các dịch vụ công nhằm phát huy cao nhất sự tham gia của các thành phần cũng như nguồn lực trong xã hội.

Thế nhưng, có thể thấy, việc xã hội hóa dịch vụ công mới chỉ được bắt đầu ở một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao… trong khi tiềm năng được chỉ ra trong các ngành kinh tế, khoa học công nghệ, môi trường… là rất lớn. Và, nếu làm tốt, sẽ không chỉ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho xã hội mà còn giảm chi ngân sách cho cơ quan Nhà nước, giúp doanh nghiệp và người dân tham gia bình đẳng vào môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Quay trở lại việc chuyển giao thẩm quyền “đăng ký, chứng nhận cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan” mà Liên minh châu Âu và một số thị trường dành cho doanh nghiệp Việt Nam từ Bộ Công Thương - là bộ quản lý ngành sang cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - là một tổ chức phi chính phủ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp (hôm 01 tháng 3 vừa qua) - có thể được nhìn nhận như là một bước chuyển trong tư duy “xã hội hóa các dịch vụ công”. Từ đây, doanh nghiệp không còn tâm lý “xin - cho” bởi ngành chức năng, mà là sự đồng hành, đi cùng với hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều dịch vụ của các Bộ, ngành nếu “chia sẻ” bớt cho các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ sẽ rút ngắn được rất nhiều thủ tục, thời gian vốn bị coi là “phiền hà” cho doanh nghiệp.

Một khi có sự tham gia của các tổ chức ngoài công lập và doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có điều kiện để tập trung nguồn lực và vật lực cho các lĩnh vực quản lý chuyên ngành, tập trung làm tốt cơ chế, chính sách, hoàn thiện thể chế…

Điều này còn giúp giảm chi tiêu công từ ngân sách Nhà nước; Cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, tham gia vào các hiệp định tiêu chuẩn chất lượng cao như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)...

http://dic.gov.vn/vi/news/tin-tuc-tong-hop/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-dich-vu-cong-truc-tuyen-tren-dia-ban-tinh-5652.html /themes/default/images/no_image.gif

DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên http://dic.gov.vn/assets/images/logo.png

Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) là dịch vụ hành chính công của cơ quan Nhà nước cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Cung cấp các DVCTT được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính (CCHC) và triển khai Chính phủ điện tử tiến tới chuyển đổi số; là nội dung quan trọng trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan Nhà nước với các tổ chức và công dân. Đến nay, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Điện Biên (sau đây gọi tắt là hệ thống) đã rà soát và cung cấp 762 TTHC mức độ 3 và mức độ 4 trong tổng số 1.782 TTHC được đồng bộ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC. Năm 2022, tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến của các cơ quan chức năng đạt 53%. Tính đến trung tuần tháng 3 năm 2023, đạt gần 90% hồ sơ được giải quyết trước hạn. Hệ thống đã cung cấp các tiện ích, như: Tra cứu hồ sơ, thống kê, khảo sát, đánh giá cán bộ, hỏi đáp, hướng dẫn,… tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các TTHC trực tuyến. Bên cạnh kết quả quan trọng bước đầu, việc giải quyết TTHC trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn đôi chút bất cập. Công tác xã hội hóa dịch vụ hành chính công còn chậm, thiếu tổng thể; tỷ lệ người dân, tổ chức đăng ký tài khoản trên hệ thống giải quyết TTHC của tỉnh, Cổng dịch vụ công Quốc gia thấp; tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến và thanh toán trực tuyến vẫn còn hạn chế; Hệ thống chưa được đồng bộ dữ liệu với một số Hệ thống của các Bộ, ngành Trung ương, nên rất khó khăn cho việc quản lý, thống kê số lượng hồ sơ TTHC. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại nêu trên là do nhận thức của một số cán bộ, công chức về CCHC, xây dựng Chính phủ điện tử còn hạn chế; trình độ nhân lực CNTT, hạ tầng cơ sở chưa theo kịp sự phát triển chung. Công tác tuyên truyền về CCHC, xây dựng Chính phủ điện tử chưa thường xuyên, kịp thời; thói quen dùng tiền mặt của người dân chưa thay đổi và ngại tiếp cận các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Tỷ lệ người dân có chữ ký số còn thấp không đảm bảo điều kiện nộp hồ sơ điện tử. Cổng DVCTT có chức năng chưa thuận lợi cho người sử dụng; chưa có ứng dụng trên điện thoại thông minh; chưa có chatbox hỗ trợ người dân sử dụng… Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc đưa các TTHC trên môi trường mạng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, các cơ quan, đơn vị cần tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau: Một là, xây dựng quy trình chuẩn về cung cấp DVCTT; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; ưu tiên đầu tư xây dựng những dịch vụ công thiết yếu, có số lượng người dùng nhiều. Trong xây dựng quy trình chuẩn, trong thực hiện DVCTT cần đảm bảo tính minh bạch, thuận lợi; người dùng DVCTT có thể thấy được hồ sơ của mình ở từng khâu, từng bước khi các cấp có thẩm quyền đang xử lý hoặc hiện đang ở đâu hay ai đang giải quyết. Và đi cùng với đó là sự liên thông, thông suốt giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC trên môi trường mạng. Qua đó, các cơ quan, đơn vị cung ứng DVCTT của tỉnh sẽ biết được những vấn đề người dân và doanh nghiệp đang quan tâm; biết được những thiếu sót trong từng khâu, từng bước thực hiện DVCTT, để từ đó giúp các cơ quan chức năng rà soát, phân loại TTHC xây dựng kế hoạch và công khai các quy trình giải quyết TTHC trên môi trường mạng cho phù hợp. Hai là, xây dựng hệ thống cung cấp DVCTT đồng bộ, hiện đại, thuận tiện, thân thiện đi đôi với triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; hệ thống thông tin điện tử theo hướng liên kết, tích hợp, thống nhất, đồng bộ, hiện đại và lấy Cổng dịch vụ công Quốc gia làm trung tâm. Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn dân về DVCTT. Các cơ quan, đơn vị cần chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về việc thực hiện các TTHC trên môi trường mạng, công tác xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số trên địa bàn tỉnh. Quá trình thực hiện cần hướng dẫn trình tự, các bước cụ thể trong thực hiện DVCTT và hỗ trợ cho những người chưa một lần tiếp xúc hoặc chưa làm việc trên môi trường mạng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích, hiệu quả khi người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT. Đa dạng hóa các phương tiện, hình thức cung cấp DVCTT qua điện thoại thông minh, máy tính và qua nền tảng mạng xã hội facebook, zalo,.... Bốn là, công khai quá trình giải quyết TTHC của các cơ quan chức năng. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn tại các cơ quan, đơn vị, kết hợp với nhà trường để trang bị kiến thức, hình thành kỹ năng về xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới chuyển đổi số và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm và giải quyết kịp thời những tồn tại, hạn chế. Đặc biệt là có chính sách khen thưởng, nhân rộng cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện DVCTT. Nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT trên môi trường mạng là xu thế tất yếu, một nội dung quan trọng trong CCHC và xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Theo đó, việc ứng dụng CNTT để giải quyết các TTHC, sử dụng DVCTT góp phần rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giảm chi phí hoạt động; tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan, đơn vị cần tích cực nghiên cứu, triển khai, vận dụng linh hoạt phù hợp, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của DVCTT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.